6. Đóng góp của nghiên cứu
2.1 Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến
chính, báo cáo thường niên của 30 ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 198 quan sát.
2.1 Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2013 2006 đến 2013
Giai đoạn 2006 đến 2013 là giai đoạn ngành ngân hàng tăng cả về số lượng và quy mơ tài sản. Thị phần tín dụng và huy động của khối ngân hàng TMCP ngày càng được nâng cao. Cơ cấu thu nhập chủ yếu của các ngân hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu cao ở cả khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng TMCP. Một số ngân hàng có quy mơ nhỏ nhưng lại có mức tăng trưởng tín dụng nóng, kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến trao đổi về nợ xấu tại các NHTM, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có tiếng nói thống nhất nợ xấu về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Vấn đề này có thể do một số ngun nhân như: ở Việt Nam cịn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro và việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn
toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mơ hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa là cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định mức độ rủi ro của từng ngân hàng; Hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các cơng ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch và giải trình cịn hạn chế; nợ xấu cịn có ngun nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Chính những vấn đề trên đã làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng ngày càng tăng. Nợ xấu tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đến việc lưu thơng dịng vốn vào nền kinh tế và tính an tồn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng.
Qua thống kê về số lượng nợ xấu của 30 ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 đến 2013, luận văn sẽ nêu ra thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu qua số liệu trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1 Tỷ lệ nợ xấu bình quân của 30 ngân hàng TMCP Việt Nam
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 NPL 1.67% 1.16% 2.14% 1.68% 1.88% 2.26% 3.25% 3.06%
(Nguồn: Bao gồm 198 số quan sát được thể hiện qua 30 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2006-2013)
Dựa trên những số liệu thu thập được thể hiện trên bảng 2.1 có thể thấy nợ xấu trung bình có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
Tuy nhiên số liệu về nợ xấu này chưa thật sự phản ánh đúng tổng thể ngành do ở giai đoạn này số lượng ngân hàng công bố về nợ xấu là không nhiều. Năm 2006 tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng duy trì ở mức thấp dưới 0.5% như ACB 0.2%, Seabank 0.23%, VPB 0.41% và SaigonBank 0.48%. Trong khi đó một số ngân hàng tỷ lệ nợ xấu cao lớn hơn 2% như MSB 3.76%, TechcomBank 3.11%, MB 2.78%, ABB và Vietcombank là 2.7%.
Năm 2007, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả khả quan và có những đóng góp quan trọng vào phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế. Nhiều cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và mạng lưới đã được triển khai, sự hợp tác, liên kết chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước đã được đẩy mạnh, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã ký kết hợp tác với nhiều tập đoàn kinh tế và ngân hàng trong và ngoài nước. Vốn pháp định của các NHTMNN và NHTMCP đã được tăng lên vượt bậc, nhiều NHTMCP đã gần đạt được mức vốn pháp định yêu cầu cho năm 2010. Nhiều loại hình dịch vụ tiền tệ, ngân hàng đã được phát triển. Đặc biệt trong năm 2007, công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng đã phát triển vượt bậc, thanh toán thẻ và thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã tăng mạnh. Tốc độ tăng tổng tài sản của các NHTMCP đã đạt trên 30%, lợi nhuận của các NHTM đạt cao hơn nhiều năm trước đó. Trong 2007, tỷ lệ nợ xấu trung bình tại NHTMCP giảm xuống còn 1.16%. Một số ngân hàng khác tỷ lệ nợ xấu không đáng kể như PGB 0.06%, Oceanbank 0.07%, ACB 0.08%.
Kể từ năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tồn cầu nên mơi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính khổng lồ trên thế giới sụp đỗ làm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế khủng hoảng theo. Bất động sản thì đóng băng, cầu nội địa của các nước suy giảm nghiệm trọng, kim ngạch xuất nhập
khẩu của các nước giảm rõ rệt. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh lên mức 2.14% . Trong đó một số ngân hàng nợ xấu có xu hướng nhảy vọt và duy trì ở mức cao như Eximbank đang từ 0.88% năm 2007 thì năm 2008 là 4.71%, Vietcombank 4.61%, ABB 4.2%, VPB 3.41%.
Trong năm 2009, để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng và ổn định thị trường, Chính phủ đã sử dụng chính sách kinh tế vĩ mơ để thích nghi với tình hình cụ thể, trong đó Chính phủ chủ yếu sử dụng hai nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết vĩ mơ, đặc biệt chính sách hỗ trợ lãi suất mang tính đặc thù của nền kinh tế. Nợ xấu giảm còn 1.68% so với năm 2008 là 2.14%. Tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng cũng đồng thời giảm xuống.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 nợ xấu hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Năm 2010 là 1.88%, năm 2011 là 2.26% đến 2012 nợ xấu tăng mạnh lên mức 3.25% cao hơn năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính tồn cầu. Năm 2010 hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chưa ổn định, yêu cầu của Thông tư 13 và tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3,000 tỷ đồng gây áp lực cho các ngân hàng thương mại nhỏ. Nợ xấu tăng vọt ở ngân hàng SCB lên mức 11.40% năm 2010 so với mức 1.28% năm 2009, và GDB là 4.07%.
Năm 2011 là năm hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Năm 2011 cũng là năm ngành ngân hàng liên tục có nhiều biến động, đặc biệt về lãi suất và tín dụng theo hướng khơng có lợi cho hoạt động của các ngân hàng. NHNN Việt Nam liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huy động VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ. Tín dụng tăng trưởng chậm trong 8 tháng đầu năm do vốn không được
điều hịa và lưu thơng hợp lý. Thơng tư 13 đã được điều chỉnh với việc dỡ bỏ hạn chế 80% đối với tỷ lệ cho vay từ huy động nhằm khắc phục vấn đề trên. Chạy đua lãi suất huy động và chênh lệch lớn giữa tăng trưởng tín dụng USD và VND là 2 điểm nổi bật trong giai đoạn này. Đây là năm lãi suất ngân hàng diễn biến phức tạp, nhiều ngân hàng đã phá trần lãi suất huy động gây khó khăn cho cơng tác quản lý. Thị trường vàng biến động liên tục thu hút lượng vốn lớn của nên kinh tế cho thị trường này. Nợ xấu ở SaigonBank là 4.75%, BVB là 4.56%.
Năm 2011 đến năm 2012, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong năm 2012 tiếp tục giảm xuống trong khi tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng.
Năm 2012 vẫn là năm khó khăn cho hoạt động ngân hàng, áp lực cạnh tranh lớn, nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng nhỏ hoạt động không hiệu quả tiến hành tái cơ cấu. Cú sốc xảy ra ở ACB gây hoang mang trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu tiếp tục tăng mạnh, mức trung bình là 3.25% trong đó các ngân hàng có nợ xấu cao như PGB 8.44%, WB 6.84%, BVB 5.94%, NVB 5.64%, NAB 4.65%.
Trong những năm qua, tuy Chính phủ, NHNN Việt Nam, các tổ chức tín dụng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát nợ xấu, giúp ổn định và phát triển thị trường tài chính tuy nhiên q trình thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn và nợ xấu chưa được cải thiện.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính năm 2013 là các ngân hàng hầu hết giảm rất mạnh về tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng Vietinbank đang dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu thấp với chỉ 1% trên tổng dư nợ, thấp hơn nhiều mức 1,47% thời điểm đầu năm 2013. Nợ xấu của Eximbank ở mức 1,98%. Tuy nhiên trường hợp đáng chú ý nhất là tại Techcombank, cuối năm 2013, nợ xấu của ngân hàng này chỉ còn chiếm
3,56% trên tổng dư nợ, trong khi trước đó vào cuối tháng 9 tỷ lệ nợ xấu tới 5,9%. Ngân hàng ACB vẫn neo nợ xấu ở mức 3% trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm 2013. Trong số các ngân hàng đã cơng bố báo cáo, duy có MB tăng tỷ lệ nợ xấu từ 1,85% cuối 2012 lên 2,45% vào cuối 2013. Tỷ lệ nợ xấu giảm một phần do các ngân hàng tự giải quyết bằng dự phòng, đẩy mạnh thu hồi nợ và một phần quan trọng khác là bán nợ cho VAMC.