Dự phịng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 62 - 63)

6. Đóng góp của nghiên cứu

3.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

3.1.2 Dự phịng rủi ro tín dụng

Có nhiều quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa dự phịng rủi ro tín dụng và nợ xấu. Boudriga (2009) kết luận rằng, dự phòng rủi ro tín dụng là cơ chế để kiểm soát nợ xấu. Một ngân hàng thực hiện tốt cơ chế trích lập dự phịng có thể đảm bảo khả năng thanh khoản đồng thời kiểm soát được nợ xấu. Kết quả của Halling (2006), tỉ lệ dự phòng nợ xấu của năm trước nghịch biến với rủi ro. Ngân

hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng dự phịng, những ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính sẽ giảm dự phịng đến mức thấp nhất

Quan điểm của Hasan và Wall (2004) cho rằng, dự phòng phát sinh từ những khoản nợ có vấn đề vì vậy tỷ lệ dự phịng cao đồng nghĩa với cấp độ cao hơn của nợ xấu. Theo Eng, L và Nabar, S (2007), trích lập dự phịng có mối quan hệ tích cực với dư nợ tín dụng và cũng có mối quan hệ tích cực với những thay đổi trong nợ xấu. Theo kết quả nghiên cứu của Whalen (1988), tỉ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đồng biến với rủi ro, nợ xấu càng tăng thì dự phịng tăng. Abou, H (2011) cũng tìm thấy mối tương quan tích cực giữa trích lập dự phịng và những thay đổi về nợ xấu.

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên, nghiên cứu đặt giả thuyết kiểm định tác động của việc trích lập dự phịng đến nợ xấu trong các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam như sau:

Giả thuyết H2: Có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro với

tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)