Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 79 - 87)

6. Đóng góp của nghiên cứu

4.1 Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 3 luận văn đưa ra một số đề xuất đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm giảm thiểu nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng.

- Tăng tổng cầu, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong các năm qua tình trạng thừa tiền trong ngân hàng đã diễn ra trên diện rộng do các doanh nghiệp có tốt khơng dám vay để mở rộng sản xuất kinh doanh vì tổng cầu yếu, doanh nghiệp yếu kém thì khơng đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tiếp; người dân cũng khơng dám vay tiêu dùng vì họ cũng khơng có nhu cầu chi tiêu trong bối cảnh lãi suất cho vay cao mà thu nhập vẫn khơng tăng. Vì vậy, giải pháp trước mắt là phải gia tăng tổng cầu vì tổng cầu tăng các doanh nghiệp có đầu ra mới gia tăng sản xuất kinh doanh, tín dụng tăng trưởng, kinh tế phục hồi, nợ xấu giảm xuống. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, nhất là các chính sách giãn, hỗn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng..

- Tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ thích hợp trên cơ sở đảm bảo kiểm soát được lạm phát

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Như vậy để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu Chính phủ, NHNN Việt Nam cần đưa ra chủ trương chính sách tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng, tạo nguồn cung tiền ổn định cho nên kinh tế. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến của biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chỉ ra rằng tín dụng tăng quá mức sẽ làm gia tăng nợ xấu. Vì vậy việc tính tốn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hợp lý thúc đẩy kinh tế phát triển kiểm soát nợ xấu là việc làm hết sức cần thiết. Kinh tế tăng trưởng và phát triển các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình mới có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, sẽ phát sinh nhu cầu vốn tín dụng

tài trợ cho các dự án và như vậy các ngân hàng mới có khả năng tăng trưởng hoạt động tín dụng, và như vậy các doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình tăng khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng sẽ tác động tích cực giúp giảm nợ xấu. Đây cũng có thể là kết quả của việc tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng thời điểm làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống, luận văn chưa đi sâu nghiên cứu tác động lâu dài của tăng trưởng tín dụng đến tỷ lệ nợ xấu cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

- Thực hiện chính sách tài khóa và Chính sách Tiền tệ thích hợp tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, kiểm soát nợ xấu, đảm bảo an sinh xã hội

Kinh tế tăng trưởng, hoạt động tín dụng tăng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng. Để kinh tế tăng trưởng Chính phủ cần đưa ra các chính sách thích hợp trong đó có việc mở rộng cung tiền cho nền kinh tế, tuy nhiên điều này lại mâu thuẩn với mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Vì vậy trong từng thời kỳ Chính phủ cần có những chính sách phù hợp nhằm hài hịa các mục tiêu. Chính sách của Chính phủ trong mọi thời kỳ đều tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ điều hành nền kinh tế và hệ thống tài chính thơng qua cơng cụ là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp Chính phủ đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; nhưng ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ mơ bất ổn. Vì vậy, tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này ln được chính phủ, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thơng qua những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa khác với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và

nguồn cung tiền. Hai cơng cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của Chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số của nền kinh tế như: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểu phân bổ nguồn lực; phân phối thu nhập, hay nói cách khác chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Trong khi đó, chính sách tiền tệ chủ yếu tập trung vào ổn định tiền tệ (kiểm soát lạm phát); tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm và cân bằng cán cân thanh toán. Tùy theo từng giai đoạn và diễn biến của kinh tế vĩ mơ mà chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ưu tiên nào là chủ yếu, chẳng hạn trong giai đoạn lạm phát cao, tăng, chính sách tiền tệ thường tập trung ưu tiên vào mục tiêu kiểm soát lạm phát và khi ổn định được lạm phát, mục tiêu của chính sách này lại thường kết hợp với mục tiêu tăng trưởng. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ như chính sách lãi suất tái chiết khấu, chính sách dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và hạn mức tín dụng... có tác động nhanh chóng trong việc kiểm sốt lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến lạm phát.

Theo Đào Văn Hùng và Ts Nguyễn Thạc Hoát lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ nhân quả, đặc biệt theo đồ thị hình chữ U ngược. Đỉnh là ngưỡng của tỷ lệ lạm phát tối ưu. Khi lạm phát dưới ngưỡng tỷ lệ tối ưu, quan hệ lạm phát và tăng trưởng dương: lạm phát tác động tích cực đến nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát vượt trên ngưỡng tỷ lệ tối ưu, quan hệ lạm phát và tăng trưởng âm: lạm phát tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và giảm tăng trưởng kinh tế. Đã kiểm định lý thuyết trên đúng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một “ ngưỡng lạm phát tối ưu” phù hợp trong từng giai đoạn khác nhau.

Như vậy, nền kinh tế muốn tăng trưởng cần có cung tiền, Chính phủ, NHNN Việt Nam cung tiền cho nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là

hoạt động tín dụng. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các ngân hàng mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các ngân hàng khơng có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Theo nghiên cứu các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2013 tăng trưởng tín dụng sẽ làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên cần phải thận trọng vì khi tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc hy sinh một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Chính điều này địi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc và tính tốn mức tăng trưởng phù hợp trong từng thời kỳ để nền kinh tế phát triển ổn định. Để làm được điều này cần sự phối hợp, trao đổi thơng tin tài chính đầy đủ, cập nhật và chính xác trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai bộ phận trọng yếu trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đặc biệt trong kiểm soát lạm phát. Hai chính sách này trên thực tế được hoạch định và thực thi khá riêng biệt bởi hai cơ quan khác nhau của Chính phủ, nhưng lại cùng một mục tiêu vĩ mô là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, và vì vậy, hoạt động của hai chính sách này có mối quan hệ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Để tăng cường hiệu quả của hai chính sách này cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng và hoạch định chính sách, nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ tới các chỉ tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ là tổng phương tiện thanh tốn và tăng tưởng tín dụng.

NHNN Việt Nam cần chủ động và linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ: Căn cứ vào thực tế và dự báo tình hình kinh tế xã hội, hoạt động tài chính ngân hàng ở trong và ngoài nước, NHNN Việt Nam cần chủ động và linh hoạt việc sử dụng cơng cụ của chính sách tiền tệ để điều hành hành chính sách tiền

tệ theo hướng ổn định thanh khoản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá; thường xuyên theo dõi kiểm tra kiểm sốt việc tăng trưởng tín dụng, các khoản bảo lãnh; kiên quyết chỉ đạo các NHTM thực hiện hạch toán đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro theo đúng quy định; bám sát vào diễn biến trên thị trường ngoại hối, NHNN Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu; từng bước đưa lãi suất thực hiện theo đúng nguyên tắc thị trường. - Phát huy vai trị của Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) trong q trình minh bạch hóa thơng tin.

NHNN cần phải quy định cụ thể và chi tiết cách cơng bố thơng tin, cách trình bày báo cáo tài chính của các NHTMCP một cách nhất quán. Trong đó, các NHTMCP phải thể hiện tỷ lệ nợ xấu một cách rõ ràng và chi tiết qua bản thuyết minh báo cáo tài chính. Việc trình bày báo cáo tài chính này khơng chỉ mục đích cung cấp cho NHNN với chức năng thanh tra, giám sát mà còn cần phổ biến đại chúng trên các website của chính các NHTMCP đó để cung cấp cho các nhà đầu tư, các cổ đông và các khách hàng gởi tiền cũng như đi vay nhằm tăng cường tính minh bạch trong hệ thống ngân hàng. Việc công bố thông tin như ở trên không những phải rõ ràng mà còn phải được cập nhật định để NHNN chủ động trong việc giám sát các hoạt động của các NHTMCP. Các ngân hàng muốn phát triển bền vững, kiểm soát nợ xấu cần xây dựng cho mình hệ thống thơng tin tín dụng chính xác, kịp thời. Cần phát huy vai trị của Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thơng tin tín dụng phục vụ cho u cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động phịng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách thực hiện tốt hơn cơng tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, NHNN chỉ đạo các Vụ, Cục có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Tăng quy mô tài sản ngân hàng bằng cách hợp nhất sáp nhập các ngân hàng yếu kém.

Trên thực tế, thị trường tài chính Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng gây sức ép trong công tác quản lý đối với Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng các ngân hàng cạnh tranh để giành thị phần gây ra nhiều bất cập, các ngân hàng nhỏ khó khăn trong cơng tác huy động buộc phải gia tăng lãi suất bằng nhiều cách thức khác nhau. Các nhà đầu tư, khách hàng bị lôi kéo của của nhiều ngân hàng gây tâm lý hoang mang thiếu tin tưởng hơn vào thị trường tài chính chính điều này xảy ra tình trạng khi một ngân hàng gặp một sự cố hay chỉ đơn giản là nghe tin đồn bất lợi về tổ chức tín dụng thì người gửi tiền xếp hàng chờ rút tiền gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong khí đó các tổ chức tín dụng khác tranh thủ tranh giành lượng khách hàng này. Chính điều này, việc sáp nhập, hợp nhất, phá sản các tổ chức tín dụng yếu kém là cần thiết nhằm lành mạnh hóa thị trường tài chính đồng thời cơng tác quản lý cũng thuận lợi hơn, áp lực cạnh tranh giảm xuống từ đó các ngân hàng tập trung nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, quản lý chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường tài chính đồng thời có đủ sức mạnh và nguồn lực cạnh tranh với thị trường quốc tế. Để thực hiện được điều này Chính phủ, NHNN Việt Nam cần đưa ra các biện pháp cứng rắn buộc các tồ chức tín dụng có tình hình nợ xấu cao, thanh khoản yếu kém và tình hình tài chính yếu thì chỉ đạo cho sáp nhập và mạnh dạn cho phá sản những ngân hàng yếu kém; trước khi sáp nhập hoặc phá sản, nhà nước cần thận

trọng để xử lý các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng, như th một cơng ty kiểm tốn độc lập để định giá đưa vào vốn góp (đối với ngân hàng sáp nhập), hoặc thanh lý tài sản của NHTM để có cơ sở để giải quyết những khoản nợ mà NHTM huy động và vay của các tổ chức, cá nhân; song theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì các khoản gốc, lãi hợp pháp của các chủ nợ nước ngoài và người gửi tiền cá nhân phải được ưu tiên chi trả đầu tiên. Nếu việc sáp nhập, phá sản được thực hiện một cách bài bản thì sẽ giúp các NHTM hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

NHNN Việt Nam cần cơ cấu lại mạng lưới giao dịch của từng NHTM: Sau một thời gian NHNN Việt Nam cho phép các NHTM mở rộng mạng lưới giao dịch, một số NHTM tiến hành mở rộng nhanh mạng lưới mà chưa tính tốn kỹ đến khả năng quản trị điều hành, chất lượng nguồn nhân lực...nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn đã thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch (đặc biệt là trên các đô thị lớn như: Hà Nội và TP.HCM, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh nội bộ giữa các NHTM nhằm giành giật khách hàng làm cho thị trường tiền tệ đôi khi rất hỗn loạn. Do đó, NHNN tiếp tục yêu cầu các NHTM cơ cấu lại mạng lưới giao dịch sao cho trong nội bộ các NHTM không cạnh tranh chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, NHNN và bản thân các NHTM cũng cần cẩn trọng trong việc cơ cấu mạng lưới, xem xét cụ thể từng trường hợp, có những trường hợp cần sáp nhập, giải thể, nhưng có những trường hợp có thể thay đổi nhân sự chủ chốt của các chi nhánh để thực hiện điều hành cho có hiệu quả hơn, tránh xáo trộn trong khâu tổ chức cán bộ cũng như tâm lý hoang mang của khách hàng.

Chính phủ, NHNN Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý: thực tế cho thấy, hành lang pháp lý ở lĩnh vực ngân hàng còn nhiều bất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)