Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến vốn huy động tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 36 - 38)

2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Để nhận xét về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tác giả sẽ lấy số liệu về tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cƣ tại Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006 – 2013.

Bảng 2.1: Tiền gửi của TCKT, dân cư tại ACB theo năm 2006 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi của TCKT, dân

29,395 55,283 64,217 86,919 106,937 142,218 125,234 138,111

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB Đồ thị 2.1: : Tiền gửi của TCKT, dân cư tại ACB theo năm 2006 – 2013 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB

Hoạt động huy động vốn của ACB phát triển qua các năm, từ năm 2006 đến 2011, lƣợng tiền gửi của TCKT và dân cƣ đều tăng lên. Nguyên nhân là do ACB luôn nỗ lực thực hiện đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Hằng năm, hàng loạt các sản phẩm tiết kiệm mới đều ra đời, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về lãi suất, khuyến mại, quà tặng, kỳ hạn gửi... Đặc biệt, năm 2011, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cộng với sự cố gắng phát triển các sản phẩm, dịch vụ Marketing, lƣợng tiền gửi của TCKT và dân cƣ tại ACB tăng cao hơn những năm trƣớc đó. Các chỉ tiêu về quy mơ của ACB có bƣớc tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Nhƣ vậy, tổng tài sản của ACB đến 31/12/2011 đã tƣơng đƣơng 9,64% tổng phƣơng diện thanh toán, vị thế

29,395 55,283 64,217 86,919 106,937 142,218 125,234 138,111 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ đồng Năm Tiền gửi của TCKT, dân cƣ

Tiền gửi của TCKT, dân cƣ

tăng 1,4% so với đầu năm. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng.( Báo cáo thƣờng niên của ACB)

Cụ thể, năm 2011, lƣợng tiền gửi của khách hàng tăng nhiều hơn so với những năm trƣớc, tăng 35.281 tỷ, tỷ lệ tăng là 33% trong khi bình quân ngành tăng chỉ đạt 14,4%. Đạt đƣợc kết quả này là do ACB ngay từ đầu năm 2011 đã đặt mục tiêu tăng trƣởng là chính đồng thời tìm các giải pháp sáng tạo, linh hoạt để có thể đƣa ra các quyết định kinh doanh đảm bảo cả về an toàn và hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho Ngân hàng và nguồn thu dịch vụ.

Sự cố ngày 21 tháng 8 năm 2012 đã làm ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động năm 2012 ở ACB, dẫn đến lƣợng tiền gửi khách hàng sụt giảm mạnh trong quý 3 và trong cả năm so với 2011. Nhƣng nhờ sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, cụ thể là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các ngân hàng bạn, cùng với sự tin tƣởng của toàn thể cán bộ nhân viên ACB vào hệ thống đã tạo cho ACB sự bình tĩnh; từ đó đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố này nên số dƣ huy động VND đã khôi phục trở lại trong thời gian ngắn, thanh khoản đƣợc đảm bảo, tài sản khơng thất thốt. Năm 2013, tuy không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng nhƣng ACB vẫn có mức tăng trƣởng khả quan hơn, lƣợng tiền gửi từ TCKT, dân cƣ tăng 10,28% so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến vốn huy động tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)