Kết quả vốn huy động:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến vốn huy động tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 46)

2.3. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu gia

2.3.2. Kết quả vốn huy động:

Để đánh giá kết quả huy động vốn của ACB, tác giả sẽ sử dụng chỉ số lƣợng tiền gửi của khách hàng và phân tích theo 2 hình thức phân loại là theo loại tiền gửi và theo loại hình khách hàng. Vì ACB chỉ cơng bố bảng báo cáo hợp nhất từ năm 2008 đến 2013, nên tác giả sẽ sử dụng số liệu của những năm này để nghiên cứu. 2.3.2.1. Theo loại tiền gửi

Khi phân tích tình hình huy động vốn theo lƣợng tiền gửi của khách hàng phân theo loại tiền gửi thì có 5 loại tiền gửi. Đó là: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.

Bảng 2.5: Tiền gửi của TCKT, dân cư tại ACB theo loại tiền gửi từ năm 2008 – 2013 (tỷ đồng)

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi không kỳ hạn 7,157 10,355 10,391 15,070 13,450 17,972

Tiền gửi có kỳ hạn 3,598 7,779 8,550 23,637 7,422 12,302

Tiền gửi tiết kiệm 49,119 66,054 85,491 97,580 104,596 106,697

Tiền ký quỹ 4,297 2,561 2,420 6,424 1,069 1,173

Tiền gửi vốn chuyên dùng 46 169 86 117 143 525

Tổng cộng 64,217 86,919 106,938 142,828 126,680 138,669

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB

Đồ thị 2.5: Tiền gửi của TCKT, dân cư tại ACB theo loại tiền gửi từ năm 2008 – 2013 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rõ là lƣợng tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần qua các năm. Đây cũng chính là nguồn vốn ổn định và truyền thống của ACB, nguồn vốn này chủ yếu đƣợc ACB thực hiện những hoạt động nhƣ cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Tiếp theo đó là lƣợng tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi khơng kỳ hạn chú yếu là tiền gửi

7,157 10,355 10,391 15,070 13,450 17,972 3,598 7,779 8,550 23,637 7,422 12,302 49,119 66,054 85,491 97,580 104,596 106,697 4,297 2,561 2,420 6,424 1,069 1,173 46 169 86 117 143 525 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ đồng Năm

Tiền gửi khơng kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm Tiền ký quỹ Tiền gửi vốn chuyên dùng

doanh nghiệp. Do tính linh hoạt của loại tiền gửi thanh toán này, khách hàng sẽ chủ động trong việc kiểm sốt đƣợc dịng tiền và thực hiện các hoạt động giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt để đảm bảo sự an tồn, chính xác. Tiền gửi có kỳ hạn tập trung chủ yếu là ở doanh nghiệp. Đây là lƣợng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Khi gửi theo hình thức này doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn so với hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn. Còn tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng mức huy động của ACB.

2.3.2.2. Theo khách hàng

Đối với phân theo khách hàng thì có 7 nhóm khách hàng. Đó là: Doanh nghiệp nhà nƣớc; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân; công ty liên doanh; cơng ty 100% vốn nƣớc ngồi; hợp tác xã; cá nhân và các đối tƣợng khác.

Bảng 2.6: Tiền gửi của TCKT, dân cư tại ACB theo khách hàng từ năm 2008 – 2013 (tỷ đồng)

Loại hình DN/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

DNNN 581 1,406 849 460 429 527

CTCP, TNHH, DNTN 6,670 12,777 14,538 38,001 13,706 20,436

Cty liên doanh 217 494 568 404 481 668

Cty 100% vốn nƣớc ngoài 252 575 475 416 518 518

Hợp tác xã 12 36 21 23 18 25

Cá nhân 55,931 71,197 89,885 102,498 110,452 115,094

Khác 554 434 602 1,026 1,076 1,401

Đồ thị 2.6: Tiền gửi của TCKT, dân cư tại ACB theo khách hàng từ năm 2008 – 2013 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB

Bảng số liệu cho ta thấy rõ ràng sự khác biệt về lƣợng tiền gửi giữa các nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng cá nhân luôn chiếm ƣu thế về lƣợng tiền gửi hơn các nhóm khách hàng khác. Và đây cũng chính là nhóm khách hàng gửi tiết kiệm chính ở ACB. Nhƣ ta đã biết, đây là lƣợng khách hàng đầy tiềm năng nhất. Lƣợng tiền mà nhóm khách hàng này gửi vào chủ yếu là lƣợng tiền nhàn rỗi, chƣa có nhu cầu sử dụng. Cịn đối với những nhóm khách hàng khác, chủ yếu là công ty và doanh nghiệp, lƣợng tiền chủ yếu là để kinh doanh, chuyển tiền hàng cho đối tác, thanh toán hợp đồng, thanh toán lƣơng cho nhân viên... nên lƣợng tiền nhàn rỗi chƣa sử dụng phụ thuộc vào từng thời kỳ và hoạt động kinh doanh. Nên lƣợng tiền gửi của những nhóm khách hàng này ln chiếm tỷ lệ thấp hơn nhóm khách hàng cá nhân.

Ta thấy, lƣợng tiền gửi của khách hàng năm 2013 có tăng hơn năm 2012, nhƣng vẫn thấp hơn năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng dù ACB đã phục hồi sau sự cố năm 2012 nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, vẫn chƣa đạt đƣợc tốc độ phát triển của những năm trƣớc đó. Lƣợng vốn huy động đƣợc từ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với từ cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do

6,670 12,777 14,538 38,001 13,706 20,436 55,931 71,197 89,885 102,498 110,452 115,094 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ đồng Năm CTCP, TNHH, DNTN Cá nhân

các doanh nghiệp đa số mở tài khoản tại các ngân hàng nhà nƣớc nhƣ Agribank, VCB... Nên lƣợng tiền nhàn rỗi chủ yếu của họ tại các ngân hàng này khá lớn. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ; hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch của những ngân hàng mới đƣợc thành lập. Đặc biệt là sự xuất hiện của những ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Những ngân hàng này đến từ những quốc gia phát triển trên thế giới, nơi mà trình độ cơng nghệ cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ đều vƣợt trội hơn so với những ngân hàng trong nƣớc. Với tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì ACB cần phải tìm ra những giải pháp để tăng cƣờng hoạt động huy động vốn của mình. Từ đó, thúc đẩy những hoạt động khác của ACB phát triển hơn nữa.

2.4. Phân tích các nhân tố tác đơng đến huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu Á Châu

2.4.1. Nhóm nhân tố vĩ mơ

2.4.1.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ

Trong những năm qua, chính sách tiền tệ và hoạt động của ngân hàng Việt Nam đều bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngƣợc nhau. Một mặt phải thắt chặt tiền tệ để kéo lạm phát xuống một con số, giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng nóng, bảo đảm thanh khoản cho cả hệ thống và ngăn chặn đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu cao và ngày một tăng nhanh để tạo điều kiện cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng. Khắc phục hậu quả của mơ hình tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu là chính, vào tăng vốn đầu tƣ và nguồn lao động rẻ, vào sự ƣu ái nguồn lực cho khu vực kinh tế nhà nƣớc kém hiệu quả, dẫn đến sụt giảm mạnh tốc độ tăng trƣởng và lạm phát cao 2 chữ số.

Những biện pháp điều hành linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ theo hƣớng “ƣu tiên ổn định vĩ mô, tăng trƣởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội”. Nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tuy cịn chậm và chƣa đúng với tiềm năng, song khả năng bứt phá để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn là có thể nếu thi hành quyết liệt hơn những chủ trƣơng đúng đã xác định. Với những điều kiện thuận lợi đó,

cơng tác huy động vốn của ACB trong những năm qua đều hoạt động rất tốt, lƣợng tiền gửi tăng dần qua các năm, và luôn đạt mức tăng trƣởng ở mức cao.

2.4.1.2. Pháp lý

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc chia thành 2 cấp. Cấp cao nhất là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNNVN), thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ƣơng về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. (Luật ngân hàng nhà nƣớc 2010)

Cấp độ thứ hai là tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. (Luật các tổ chức tín dụng 2010) Trong đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Với vai trị là NHTM, hoạt động của ACB cũng chịu sự quản lý bởi các luật và quy định của nhà nƣớc.

2.4.1.3. Nhu cầu vốn của nền kinh tế

Nhƣ đã phân tích ở trên, vốn là nhân tố không thể thiếu để nền kinh tế đất nƣớc phát triển ổn định và bền vững trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhu cầu vốn của nền kinh tế thể hiện qua nhu cầu đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh của ngƣời dân, doanh nghiệp. Và nhu cầu này phụ thuộc vào sức mua của thị trƣờng. Nếu sức mua yếu, thì nhu cầu đầu tƣ, sản xuất sẽ khơng tăng, dẫn đến vốn tín dụng ngân hàng không đến đƣợc nền kinh tế. Điều đó gây khó khăn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Và ACB cũng khơng tránh khỏi trƣờng hợp này. Lƣợng vốn huy động vào quá nhiều với mức lãi suất phù hợp, nhƣng lại gặp khó khăn trong vấn đề cấp tín dụng đầu ra.

2.4.1.4. Hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của ngƣời dân

Từ năm 2006 Chính phủ đã ban hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Trong đó, Luật giao cho chính quyền địa phƣơng nhiệm vụ tạo đƣợc ý thức, chuẩn mực, nếp sống văn mình, lành mạnh, tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng

của ngƣời dân. Điều này giúp ngƣời dân hạn chế tiêu dùng, lãng phí; thay vào đó sẽ bắt đầu tiết kiệm, tích trữ. Hành vi tiết kiệm của ngƣời dân ngoài việc tiết kiệm những nguồn năng lƣợng, tài nguyên... còn thể hiện trong việc tiết kiệm chi tiêu, gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi để ACB có thể thu hút đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi của ngƣời dân, từ đó gia tăng lƣợng vốn huy động của Ngân hàng.

2.4.2. Nhóm nhân tố ngành

2.4.2.1. Cạnh tranh trong ngành

Trong vòng 20 năm qua, hoạt động ngành Ngân hàng Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hàng loạt những ngân hàng mới đƣợc thành lập, bao gồm ngân hàng trong nƣớc, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế lại có hạn. Chính điều này đã làm gia tăng cƣờng độ cạnh tranh trong ngành. Vì vậy ACB cần phải ln đa dạng các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng: tăng chất lƣợng dịch vụ, số lƣợng phòng giao dịch, đa dạng các sản phẩm gửi tiết kiệm...

2.4.2.2. Mức độ phát triển của ngành

Năm 2013, Việt nam hiện đang ở trong giai đoạn tăng trƣởng chậm. Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tƣ vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia cho hay, đây là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ đầu thập niên 1990: “Kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn từ năm 2008, và dù dần hồi phục vào cuối năm 2012 do những chính sách kích thích tổng cầu nhƣng bƣớc vào năm 2013, vẫn đối mặt với nhiều thách thức”. Theo ơng, lạm phát đƣợc kiểm sốt ở mức thấp nhƣng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn rình rập bởi những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế chƣa đƣợc giải quyết. Nợ xấu chƣa cải thiện, tình trạng thừa tiền thiếu vốn cịn kéo dài, những nỗ lực làm ấm thị trƣờng bất động sản cũng chƣa thể mang lại kết quả nên thanh khoản khó đƣợc cải thiện. Ngoại trừ ngành Sản xuất và Nông nghiệp, các ngành khác đang bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi tốc độ tăng trƣởng chậm và ngành Ngân hàng không phải là một ngoại lệ.

Với tăng trƣởng tín dụng thấp và tỷ lệ nợ xấu cao, rõ ràng các Ngân hàng Việt Nam đang phải gồng mình hoạt động trong mơi trƣờng đầy khó khăn thách thức. Tuy nhiên, tình hình khơng hồn tồn u ám mà lại nhận rất nhiều tín hiệu khả quan. Ngành Ngân hàng đang liên tục nhận đƣợc nhiều sự quan tâm mang tính chiến lƣợc từ các Ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới đƣợc nhìn nhận tích cực hơn so với năm 2012. Đây chính là cơ hội để ACB tận dụng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

2.4.3. Nhóm nhân tố vi mơ

2.4.3.1. Uy tín của ngân hàng

Năm 2012 đƣợc xem là một năm đáng nhớ của ACB cũng nhƣ ngành Ngân hàng. Từ sự kiện ngày 21/08/2012 thì uy tín của ngành Ngân hàng đóng một vai trị quan trọng đến hoạt động huy động vốn. Khơng khó để lý giải điều này, bởi lẽ Ngân hàng là nơi ngƣời dân tin tƣởng gửi gắm tài sản, là nơi cung cấp nguồn vốn, đầu tƣ, trung gian thanh toán... Trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự lựa chọn của ngƣời dân, doanh nghiệp đối với một ngân hàng thì vấn đề uy tín đƣợc đặt lên hàng đầu. Dù rằng lãi suất và chƣơng trình khuyến mại thƣờng thu hút đƣợc ngƣời gửi tiền nhƣng để lựa chọn một bên là ngân hàng có thƣơng hiệu tốt và một bên là lãi suất cao thì đa số ngƣời dân, doanh nghiệp vẫn chọn lựa nơi tin cậy để gửi gắm tiền và tài sản. Và năm 2012, đã đánh dấu sự sụt giảm uy tín của ACB trong mắt của ngƣời dân, doanh nghiệp. Vì vậy, để lấy lại đƣợc lòng tin của ngƣời dân thì ACB cùng tồn thể nhân viên cần phải cố gắng hết sức để có thể lấy lại đƣợc uy tín đã tạo dựng trƣớc đó. Có nhƣ vậy thì hoạt động huy động vốn mới có thể phát triển.

2.4.3.2. Sản phẩm huy động vốn

Sự cạnh tranh của ngành Ngân hàng ngày càng tăng cao thì các Ngân hàng càng tung ra nhiều sản phẩm và khuyến mại nhằm thu hút đƣợc sự chú ý, đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu nhằm làm hài lòng khách hàng. Đặc biệt, hiện nay các ngân hàng đều cung cấp sản phẩm bảo hiểm tiền gửi và mỗi ngân hàng đều có những quy định riêng về sản phẩm này. Ví dụ điển hình là sản phẩm “Lộc bảo tồn” của ACB: đối với sản phẩm ngoài lãi suất hấp dẫn, khách hàng còn đƣợc hỗ trợ trong trƣờng

hợp không may gặp rủi ro (tử vong hoặc thƣơng tật toàn bộ vĩnh viễn do mọi nguyên nhân), khách hàng sẽ đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm là 100% số tiền gửi

tiết kiệ ố tiền gửi tiết kiệ

ợc tặng thêm bảo hiểm hỗ trợ nằm viện với mức tiền mặt hỗ trợ cho mỗi ngày nằm việ

ặc biệt, trong trƣờng hợp khách hàng tất toán trƣớc hạn, giá trị bảo hiểm vẫn đƣợc giữ nguyên hiệu lực. Đây là sản phẩm đƣợc rất nhiều ngƣời có gia đình, ngƣời cao tuổi quan tâm. Do đó, ACB cần phải ln đổi mới sản phẩm tiền gửi của mình thì mới thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi vào của khách hàng.

2.4.3.3. Chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng

Trong suốt thời gian hoạt động của ACB từ khi thành lập cho đến nay, ACB luôn đạt rất nhiều tạp chí uy tín của quốc tế bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Để đạt đƣợc những thành tích này, ACB đã không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình. Điển hình là năm 2010, đây là năm đánh dấu sự thành công trong công tác nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ACB. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến ACB Online triển khai từ tháng 5/2010 đã nhận đƣợc sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến vốn huy động tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)