Rủi ro khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến duy trì khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử trên địa bàn TPHCM (Trang 26 - 39)

2.1 Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử

2.1.2.2 Rủi ro khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

Với tốc độ thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin thì khó có thể đưa ra được một danh sách đầy đủ tất cả các loại rủi ro. Tuy nhiên, về cơ bản các rủi ro này cũng không nằm ngồi rủi ro truyền thống. Do đó có thể chia các rủi ro của hoạt động của ngân hàng điện tử thành các nhóm như đối với rủi ro truyền thống theo cách phân loại của Ủy ban Basel. Trong số đó, rủi ro hoạt động, rủi ro uy tín và rủi ro pháp lý là những rủi ro thường gặp nhất.

 Rủi ro hoạt động.

Rủi ro hoạt động là rủi ro phát sinh từ khả năng xảy ra thiệt hại cho ngân hàng do hệ thống không đảm bảo sự thống nhất và đáng tin cậy cần thiết. Trong đó, đảm bảo an ninh là vấn đề được quan tâm nhất vì các ngân hàng thường là đối tượng tấn cơng của những kẻ đột nhập hệ thống điện tử từ bên ngoài hoặc bên trong.

 Rủi ro uy tín.

Rủi ro uy tín là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận các nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng. Nguyên nhân có thể là do những hành động nhằm tạo ra một hình ảnh xấu về ngân hàng đối với cơng chúng trong một thời gian dài, cũng có thể phát sinh từ cách mà ngân hàng phản ứng từ bên thứ ba. Rủi ro uy tín thường là hệ quả trực tiếp của trạng thái cao hoặc các rắc rối ở các nhóm rủi ro khác nhất là nhóm rủi ro hoạt động.

 Rủi ro pháp lý.

Rủi ro pháp lý phát sinh từ những vi phạm hoặc do không tuân thủ pháp luật, các quy định, các thông lệ đã được xác lập, hoặc quy định không rõ về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên đối với giao dịch. Ngoài ra các ngân hàng tham gia vào hoạt động ngân hàng điện tử có thể phải đối mặt với các rủi ro pháp lý liên quan đến việc bảo về quyền riêng tư và công bố về khách hàng. Những ngân hàng tăng cường dịch vụ khách hàng bằng cách liên kết website của mình với các trang khác cũng phải đối mặt với các loại rủi ro này do kẻ xấu đột nhập, sử dụng các trang web được liên kết để lừa gạt khách hàng và ngân hàng sẽ là đối tượng bị khách hàng kiện.

2.2 Tình hình cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM trên địa bàn

Tp.HCM

Ngân hàng điện tử diễn ra ở tất cả các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam, một số dịch vụ ngân hàng điện tử được các NHTM triển khai và phát triển như: dịch vụ máy rút tiền tự động ATM, ngân hàng qua

điện thoại (telephone banking), ngân hàng trên mạng máy tính tồn cầu (internet banking), ngân hàng tại nhà (home banking), ngân hàng qua mạng viễn thông không dây (mobile banking)…

Hầu hết các dịch vụ trên NHTM triển khai hiệu quả. Chẳng hạn, tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), các dịch vụ ngân hàng điện tử được áp dụng: Vietinbank ipay - thương hiệu internet banking riêng dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ hỗ trợ các tính năng: chuyển khoản, tiết kiệm trực tuyến, trả nợ khoản vay thông thường, nhận tiền kiều hối, mua bảo hiểm xe cơ giới…; SMS Banking – dịch vụ giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đối, thanh tốn hóa đơn, nhận tiền kiều hối, nhận thông báo biến động số dư tài khoản ... Ngồi ra, cịn phải kể đến ví điện tử MoMo - một loại ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch như: Nạp tiền điện thoại, thanh tốn hóa đơn như ADSL hoặc cước trả sau, mua hàng trực tuyến di động và nhiều tiện ích khác mọi lúc, mọi nơi…

Hay tại NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), các dịch vụ ngân hàng điện tử được áp dụng bao gồm: BIDV Business Online - dịch vụ giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính thơng qua Internet mà không phải tới quầy giao dịch; BIDV Mobile - dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng (vấn tin, chuyển khoản, thanh toán...); BSMS - dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động thông qua số tổng đài tin nhắn của BIDV…

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thơng tin, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) đã lắp đặt và triển khai phần mền Globus, giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại của hãng Temenos Hoiding Thụy Sĩ được triển khai tại các chi nhánh của ngân hàng này, các sản phẩm đang và sẽ được thiết lập là: tài khoản thấu chi, thẻ thanh tốn Fast access. Ngồi ra,

Techcombank đang cung ứng hai dịch vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Home banking. Telebank là hệ thống dịch vụ thanh toán trực tuyến từ xa cho phép khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Techcombank thực hiện thanh toán điện tử với ngân hàng ngay tại chỗ làm việc của mình. Telebank có độ bảo mật cao vì sử dụng cơng nghệ sinh mã ngẫu nhiêu của Microfit, được thiết kế theo dạng một phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy của khách hàng. Phần mềm này kết nối với ngân hàng qua đường truyền Dial-ap, làm việc được ở cả hai chế độ, chế dộ Offline cho phép xem thông tin để duyệt điện trước khi chuyển sang chế độ Online để chuyển đi. Còn với Techcombank Homebanking cho phép ngân hàng tiếp cận với khách hàng qua bộ sản phẩm.

 Techcombank Fast access: hệ thống truy vấn số dư tài khoản thông qua trang mạng của Techcombank.

 Techcombank mail access: dịch vụ theo dõi và gửi thông tin giao dịch tài khoản khách hàng tự động qua email mỗi khi tài khoản có giao dịch.

 Techcombank Mobile access: cung cấp thông tin số dư vào giao dịch của tài

khoản khách hàng tự động bằng tin nhắn SMS.

 Techcombank Voice access: mọi thông tin về số dư và giao dịch của tài khoản, thông tin tỷ giá, lãi suất… được cấp qua tổng đài tự động khi quay 1570.

Cùng với Á Châu, Vietcombank,Vietinbank, kỹ Thương, các ngân hàng thương mại cổ phần khác như Đông Á, Sacombank, Phương Nam, Eximbank, BIDV… cũng đã nỗ lực triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: internet banking, telephone banking, mobile banking, home banking… để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Có thể thấy rằng, thời gian gần đây, với ý thức về vấn đề cạnh tranh và hội nhập, nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước chuyển mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật, đa dạng hóa dịch vụ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử. Đến nay, có thể thống kê được các dịch vụ ngân hàng thương mại được được cung cấp như sau:

Với dịch vụ Internet banking, hiện tại, ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng đều có trang web riêng để khách hàng truy vấn thơng tin, một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, ACB.. đã cung cấp các dịch vụ xem số dư, theo dõi giao dịch tài khoản… qua Internet

Telephone banking – dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đã có một số ngân hàng cung cấp như Vietcombank, ACB, Sài Gịn thương tín, Techcombank, Eximbank.

Mobile banking – giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, hiện tại dịch vụ ngày được được triển khai ở một số ngân hàng như : ACB, Techcombank, Phương Nam, Công Thương… Riêng ACB là ngân hàng cung cấp dịch vụ này mạnh nhất với nhiều tiện ích được khách hàng ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền ve máy bay… qua điện thoại di động.

Home banking – ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngày đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: Đầu tư và phát triển Việt Nam, ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank…

Tóm lại có thể thấy rằng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiêu, so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trong nước mới chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin về tài khoản, các thơng tin về dịch vụ ngân hàng cịn các dịch vụ thực sự vẫn chưa được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng, hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục người sử dụng.

2.3 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thƣơng mại trên

địa bàn TPHCM.

Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời là một xu thế tất yếu, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng tiền mặt, nên

dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển mạnh, hình thức dịch vụ cịn tương đối đơn giản, song bước đầu cũng đã có như khả quan đáng kể. Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đã trải qua sự tăng tốc nhanh chóng. Trong quý 3/2012, theo nghiên cứu của IDG-BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụ Internet Banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng cho rằng họ có các dịch vụ Internet Banking và số lượng các ngân hàng tuyên bố cung cấp dịch vụ Mobile Banking cũng tăng lên đến 18 ngân hàng.

Tại ngân hàng TMCP Đông Á: Phát hành thêm gần 510 nghìn thẻ, nâng tổng số thẻ lên 6,2 triệu, chiếm 12,2% thị phần thẻ trong nước. Bên cạnh đó, số lượng ATM được nâng lên 1.016 máy và POS 1.145 máy. Hoạt động ngân hàng điện tử cũng có kết quả tốt với số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là 372.000 khách hàng, tăng 18% so 2012.

Theo đại diện VietinBank, đầu tư cho ngân hàng điện tử đã đem lại nhiều thành công cho ngân hàng thời gian qua. Báo cáo tháng 5/2014 – Dịch vụ ngân hàng điện tử VietinBank cho thấy, tổng số lượng giao dịch tài chính qua các kênh của ngân hàng điện tử đạt hơn 2,2 triệu lượt giao dịch, trong đó tỷ trọng của nhóm khách hàng cá nhân đạt 96%. Dịch vụ đem lại thành cơng của ngân hàng chính là VietinBank iPay. Tính đến hết tháng 5/2014, số lượng đăng ký mới của dịch vụ này đạt gần 100 ngàn lượt khách hàng, nâng tổng số lượng khách hàng lũy kế trên dịch vụ này đạt 443,943 lượt khách hàng.

Bên cạnh những kết quả khả quan về phát triển số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ iPay, sự phát triển theo chiều hướng tích cực của các sản phẩm dịch vụ NHĐT cũng đạt được hiệu quả ấn tượng: tổng số lượng giao dịch tài chính qua các kênh của NHĐT đạt hơn 2,2 triệu lượt giao dịch, tăng 383% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tỷ trọng của nhóm khách hàng cá nhân đạt 96%. Tổng giá trị giao dịch đạt 76,6 ngàn tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nhóm khách hàng doanh nghiệp là 88%, khách hàng cá nhân 12%, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Cơng ty Dịch vụ Thẻ Smartlink tồn thị trường hiện có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking với 14-15 triệu giao dịch được thực hiện hàng tháng, tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của dịch vụ này khoảng 20-30% mỗi tháng.

Giao dịch thẻ vượt một triệu tỷ đồng: chiếc thẻ nội địa đầu tiên ra đời vào năm 2002 và hiện có 43 ngân hàng tham gia phát hành, đến nay các dịch vụ đi kèm ngày càng phát triển giúp thu hút hơn 56 triệu tài khoản cá nhân với doanh số giao dịch vượt một triệu tỷ đồng. Đến cuối tháng 6/2014, cả nước đã có trên 72 triệu thẻ, gấp 3.600 lần năm 2002; lượng ATM (máy rút tiền tự động) và POS (máy chấp nhận thẻ) lên gần 165.000 chiếc. Doanh số thanh toán thẻ nội địa năm 2013 cũng lần đầu tiên vượt một triệu tỷ đồng.

Đồ thị 2.1 Số lượng thẻ và doanh số thanh toán thẻ nội địa ATM đến 6/2014

Hết tháng 5/2014, tổng số lượng giao dịch tài chính qua kênh ngân hàng điện tử của VietinBank đạt hơn 2,2 triệu giao dịch, tăng 383% so với cùng kỳ năm trước…

Các dịch vụ hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking lần lượt ra đời từ năm 2004 đi kèm với các tiện ích như thanh tốn hóa đơn điện, nước, cước viễn thơng, mua vé máy bay và mới đây là thu hộ ngân sách khiến tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng tăng, tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt giảm từ trên 20% năm 2004 về còn khoảng 12% hiện nay.

Ví điện tử - một chiếc "ví" mở trên mạng dùng cho thanh tốn trong thương mại điện tử xuất hiện tại Việt Nam năm 2008. Từ chỗ chỉ có khoảng 70.000 ví sau một năm phát triển, đến cuối năm 2013 lượng ví điện tử trên cả nước lên tới hơn 1,8 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch 23.300 tỷ đồng. Hiện đã có 9 tổ chức khơng phải là ngân hàng thí điểm dịch vụ ví điện tử thơng qua 33 tổ chức tín dụng.

Đồ thị 2.2 Số lượng POS, số lượng máy ATM và số lượng ví điện tử đến 6/2014

So với các nước khu vực và thế giới thì nhìn chung đa số các ngân hàng Việt Nam ở giai đoạn đầu của hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Thực tế, nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam vẫn chưa khai thác hết các tiện ích của từng cơng cụ và dịch vụ. Đầu tiên có thể kể đến yếu tố tâm lý. Tâm lý người Việt Nam, đặc biệt là một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè với các dịch vụ thanh tốn trên mơi trường internet, chưa có thói quen giao dịch qua internet, một số khách hàng vẫn còn lo ngại về sự an tồn trong giao dịch thanh tốn qua kênh ngân hàng điện tử. Thứ hai về yếu tố tuổi tác, nhiều khách hàng lớn tuổi bị hạn chế trong việc tiếp cận cơng nghệ trên máy tính cũng như trên điện thoại di động. Bên cạnh đó, như đã nói yếu tố tập quán, thói quen sử dụng tiền mặt cũng đang là trở ngại lớn.

Để xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phịng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới cơng nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà khơng phải ngân hàng thương mại nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư.

Một vấn đề khác là tính an tồn và bảo mật hệ thống ngân hàng điện tử. Chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động ngân hàng hàng điện tử của các ngân hàng thương mại còn đang ở những bước đi đầu tiên, khơng có hệ thống trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn. Thêm vào đó, qua ngân hàng điện tử khách hàng có thể nhận được thơng tin không thể đầy đủ như qua một các bộ phận chuyên trách của ngân hàng.

Có thể nói, những dịch vụ ngân hàng điện tử hầu hết đã được các NHTM áp dụng triển khai thực hiện và bước đầu cũng đạt được những kết quả khả quan, song nếu so với các nước khu vực và thuế giới thì lượng giao dịch cịn thấp. Ngun nhân là do

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến duy trì khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử trên địa bàn TPHCM (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)