Phương pháp so sánh là phương pháp chù yếu dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Đe tiến hành được cần xác định thông tin gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để
so sánh.
So sánh định lượng: So sánh số liệu năm trước và năm sau về chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo, cơ cấu chi cho giáo dục - đào
tạo Quận cầu Giấy theo nội dung và theo từng cấp học trong tổng chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo Quận cầu Giấy. Từ đó thấy được hiệu quả của việc quản lý chi thường xuyên.
So sánh định tính: Sử dụng những chì tiêu về điều kiện kinh tế xã hội của Quận và trình độ của người thực hiện công tác chi thường xuyên cho giáo dục đề đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo. Trong quá trình so sánh, cũng
có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính đồng nhất, giữa loại hình này với loại hình khác, dựa trên những vận động đề tìm ra sự phát triển khác nhau
của đối tượng đó.
CHƯƠNG 3
THỤC TRẠNG CÔNG TÁC QUẮN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA NGÂN SÁCH
QUẬN CẦU GIẨY, THÀNH PHÓ HÀ NỘI
3.1. Khái quát về Quận cầu Giấy và ngành giáo dục - đào tạo Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74 - CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997; phía Đơng giáp Quận Đống Đa và Quận Ba Đình, phía Tây giáp hai Quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp Quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp Quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm tồn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc Quận Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07 ha, với 82.900 người. Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chinh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay Quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hịa, phường Dịch Vọng
Hậu. Tính đến tháng 01/2018 dân số của Quận là 269.637 người.
Cầu Giấy được biết đến là vùng đất có truyền thống hiếu học, có nét văn hóa đặc trưng với nếp sống văn minh, thanh lịch. Đây chính là một trong “ Tứ danh hương ” Mỗ-La-Canh-Cót của đất kinh kỳ Thăng Long xưa, từng có nhiều Tiến sĩ và hàng trăm cử nhân tú tài. “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
để phát triển bền vững” - đây chính là phương châm đưa cái nơi giáo dục nơi đây ngày càng phát triến. Sự phát triến trong suốt chiều dài lịch sử 20 năm qua - cả một chặng đường chưa dài - song tên tuổi của của ngành giáo dục Quận Cầu Giấy đã đọng lại trong lòng nhân dân Thủ đơ u dấu là một hình ảnh đẹp, một thương hiệu giáo dục có chất lượng thuộc tốp đầu Thành phố.
Từ năm đầu thành lập, tồn Quận có 28 trường, 17.110 học sinh, có 06 trường ngồi cơng lập với 2.204 học sinh. Cơ sở vật chất ban đầu mới cơ bản đáp ứng yêu cầu về phòng học và đội ngũ giáo viên giảng dạy trong các nhà trường. Tổng số tồn Quận có 786 giáo viên, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt
chuẩn là 89,2%, trên chuẩn là 21,5%, có 13% giáo viên là Đảng viên.
Tuy nhiên 10 năm sau, Quận cầu Giấy được đánh giá là Quận mới có tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng, với tầm nhìn chiến lược, Quận đã hồn thành Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2015 tầm nhìn
2020. Với tốc độ tăng bình quân 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64%, hàng năm, Quận đã dành khoảng 30% ngân sách đế đầu tư cho giáo dục. Quận tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các ngành học, bậc học, từng bước sắp xếp lại mạng lưới trường học các cấp phù hợp với địa bàn dân cư và tình hình kinh tế- xã hội của Quận. Công tác đào tạo đội ngũ được quan tâm hàng đầu thông qua hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đánh giá đúng, kịp thời. Với những nồ lực không ngừng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, sau 10 năm thành lập Quận, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã
giảm từ 7,5% xuống 2,7%; tỷ lệ trẻ đạt Chuẩn phát triển tăng; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Tiểu học và THCS luôn đạt 100%, điểm thi vào lớp 10-THPT hai mơn Tốn học và Ngữ văn dẫn đầu Thành phố. Quận đã vươn lên vị trí dẫn đầu Thành phố về thành tích học sinh giỏi...
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp đổi mới mọi mặt nền kinh tế - xã hội...., Quận ủy, HĐND và UBND Quận,
luôn chủ trương đâu tư cho giáo dục. Ngành giáo dục - đào tạo Quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, Quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Tồn Quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường Nghĩa Tân đạt mơ hình trường chuấn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục Quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. 20 năm qua, tồn ngành có 125 học sinh đạt giải Quốc tế, 336 học sinh đạt giải Quốc gia, 2857 học sinh đạt giải cấp Thành phố. Năm 2017 là năm thứ 9, Quận dẫn đầu thành phổ về kết quả thi vào các trường THPT... Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo Quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố.
Bảng 3.1. Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo của Quận cầu Giấy giai đoạn 2016 - 2020
Năm Tổng chi thường xuyên NS Quận (triệu đồng) Chi thường xuyên NS Quận cho GD ĐT (triệu đồng) Chi thường xuyên cho lĩnh vưc khác• Tỷ lệ chi thường xuyên cho GDĐT/
tong chi thường xuyên của Quận
2016 752,399 281,783 470,616 37.45%
2017 609,098 291 909 317,189 47.92%
2018 597,646 314,399 283,247 52.61%
2019 630,891 338,653 292,238 53.68%
2020 682,972 340,295 342,677 49.83%
Cơ câu chi thường xuyên NSNN Quận cho giáo dục và đào tạo so với tồng chi thường xuyên NSNN của Quận như trên đã thể hiện rõ sự đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Quận là rất lớn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù tổng chi thường xuyên NSNN của Quận cầu Giấy có những biến động nhất định ( tăng giảm thất thường và giảm so với 2016)
nhưng tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo cua Quận vần tăng đều qua từng năm. Đặc biệt, tỷ lệ chi cho giáo dục và đào tạo chiếm tỷ lệ
lớn so với chi thường xuyên cho các lĩnh vực khác. Năm 2018 và năm 2019 tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục chiếm trên 50% so với tổng chi thường xuyên NSNN của cả Quận. Tỷ lệ chi cho giáo dục so với tổng chi ngân sách cả Quận cũng tăng dần theo từng năm. Năm 2017 tăng 10% so với 2016; năm 2018 và 2019 chiếm hơn 50%). Điều này cho thấy sự ưu tiên lớn của Quận cho giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục và đào tạo Quận Cầu Giấy vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Tình trạng thừa và thiếu giáo viên ở các cấp học vẫn còn tồn tại. Cơ cấu giáo dục - đào tạo ờ một số cấp học, ngành học chưa hợp lý, đặc biệt là đối với dạy nghề, quy mô phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Trên thực tế hiện nay Quận đã phải bỏ ra một khoản ngân sách khá lớn để duy trì hoạt động của hệ thống các trường mầm non và phổ thông được trải đều trên địa bàn, trong đó chủ yếu là kinh phí bảo đảm tiền lương cho giáo viên, nhân viên trường học. Cho nên để tăng chi ngân sách đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, bên cạnh việc khai thác thêm các nguồn lực thì vấn đề tổ chức sắp xếp lại mạng lưới trường lóp, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trường học cho họp lý cũng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đế nhằm tiết giảm chi bộ máy, tăng chi bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vốn đang bị thiếu thốn về nhiều mặt.
3.2. Công tác quán lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Quận cầu Giấy giai đoạn 2016 - 2020
3.2.1. Quản lý công tác lập dự toán
Lập dự toán là khâu mở đầu cho tồn bộ chu trình NSNN, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của các khâu sau đó. Đồng thời thơng qua việc
xây dựng dự toán NSNN các cơ quan chức năng cịn có thê kiêm tra lại tính chính xác, cân đối của hệ thong các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Khi lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo phải dựa vào nhũng căn cứ khoa học và tiến hành theo một trình tự nhất định. Quy trình lập dự toán chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở Quận cầu Giấy được thực hiện đúng theo quy trình lập dự tốn của một đơn vị dự toán.
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phũ về việc xây dựng kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm kế hoạch, căn cứ Thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự tốn, căn cứ chỉ thị của UBND thành phố về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN ờ địa phương, Sở tài chính Hà Nội hướng dần các Sở, ban, ngành, Quận, huyện xây dựng dự toán NSNN thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi về Sở Tài chính làm cơ sở cho việc lập dự tốn. Căn cứ cơng văn hướng dẫn xây
dựng dự tốn của Sở Tài chính Hà Nội, Phịng Tài chính kế hoạch Quận cầu Giấy tham mưu cho Lãnh đạo UBND Quận ra văn bản hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách trong Quận nói chung và các đơn vị trường học nói riêng xây dựng dự tốn ngân sách.
Các đơn vị dự toán lập dự toán ngân sách của năm tài chính tiếp theo gửi Phịng Tài chính kế hoạch thẩm tra. Phịng Tài chính kế hoạch Quận sau khi thẩm tra sẽ mời các đơn vị bảo vệ dự toán (thảo luận dự toán). Sau khi bảo vệ dự tốn, Phịng Tài chính kế hoạch Quận tồng hợp dự tốn của tồn Quận gừi Sở Tài chính Hà Nội. Sở Tài chính kiếm tra dự tốn của tồn Thành phố, có trách nhiệm giúp UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét và quyết định dự toán chi ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cho từng địa phương. Căn cứ Nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố
quyết định giao dự toán chi ngân sách cho từng địa phương (số tổng hợp).
Sau khi, Sở Tài chính phê duyệt và được HĐND Quận cầu Giấy thông qua, UBND Quận sẽ ra Quyết định giao dự tốn cho các đơn vị thơng qua
cuộc họp Triên khai kê hoạch phát triên kinh tê - xã hội và giao kê hoạch thu chi ngân sách trên địa bàn Quận cho từng đơn vị cụ thể.
Hiện nay, cầu Giấy cũng như các Quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc lập dự toán ở các đơn vị trường học thường chỉ căn cứ vào số
lượng học sinh thực đang theo học tại trường tại thời điềm lập dự toán. Dự toán mồi đơn vị trường học được cấp bằng số học sinh X định mức chi cho 1 học
sinh. Trong dự toán phái giao cụ thể tổng số dự toán được nhận, dự toán chi
thanh toán cá nhân, dự toán chi thường xuyên ( nguồn tự chủ TK 9523.13) và nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương
(không kể tiền lương và các khoản trích theo lương) và nguồn cải cách tiền lương ( nguồn không tự chủ TK 9527.14). Dự toán chi thanh toán cá nhân được cấp sẽ chỉ chi các khoản cho cá nhân như lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn. Dự tốn chi thường xun sẽ chi các khoản chi quản lý hành
chính ( điện, nước, vệ sinh mơi trường, văn phịng phẩm...), chi chuyên môn; chi mua sắm sửa chữa nhỏ tài sản cố định và chi khác.
Riêng kinh phí sách, đồ dùng và trang thiết bị dạy học hàng năm được bố trí chung cho toàn khối giáo dục, chưa tiến hành phân bổ cho từng đối tượng cụ thể trong quá trình lập và phân bổ dự tốn, kinh phí thi tốt nghiệp được bố trí cho tồn ngành, khi có nhu cầu chi Phòng giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phịng tài chính tính tốn, gừi dự tốn chi về Sở giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thống nhất với Sở Tài chính để tiến hành cấp phát cho đơn vị.
Toàn bộ NSNN cấp cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng được Phịng Tài chính kế hoạch duyệt cấp vào Tài khoản của từng đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy thông qua hệ thống Tabmis.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Quân cầu Giấy đã lập dự toán chi NSNN cho giáo dục và đào tạo theo đúng các quy định của Nhà nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Theo Nghị quyêt sô 13/NQ - HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội thì định mức chi cho giáo dục và đào tạo như sau:
Bảng 3.2. Định mức chi cho giáo dục và đào tạo các Quận, huyện của thành phố Hà Nội
TT Nội dung Đon vi tính•
Đinh mức• Đinh mức• Trong đó: Chi khác (tối thiêu) I Giáo due•
1 Khối Mầm non Đồng/học sinh /năm 7.500.000 1.800.000 2 Khối Tiểu hoe• Đồng/học sinh /năm 5.200.000 1.300.000 3 Khối THCS Đồng/học sinh /năm 7.200.000 1.700.000 4
Khối trường khuyết tât•
Đồng/học sinh /năm 14.500.000 5.500.000
II Đào tạo, dạy nghề
1 Trung tâm bồi
dưỡng chính trị Thưc hiên theo cơ chế• •
tự chủ tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phú
2
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên
3 Chi đào tao, bồi dưỡng cán bộ
Đồng/người
dân/năm 9.000
III
Chi sự nghiệp giáo due - đào tao• • chung
1,5% tổng chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo
Qua 5 năm triên khai, việc thực hiện hệ thơng định mức phân bơ dự tốn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo cùa tỉnh theo Nghị quyết số 13/NQ - HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội cũng đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc nhất định đó là:
Mặc dù đã phân bổ chi cho con người theo định mức, tuy nhiên định mức này lại chưa đưa ra được phương pháp tính tốn cụ thể đối với tiền lương của số giáo viên còn thiếu so với định mức.
Định mức phân bổ chi mặc dù có sự điều chỉnh và cải thiện nhưng nhìn chung vẫn thấp so với mặt bằng của đời sống, đặc biệt là ở cấp Tiều học.
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức về chi NSNN nói chung và chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng cũng như cơng tác quản lý chi vẫn còn