Các nhân tố tác động đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo Quận cầu Giấy

3.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

Một là, về các cơ quan quản lý việc chi thường xuyên NSNN cho giáo

dục và đào tạo ở Quận cầu Giấy.

NSNN khơng phải là vơ tận đó là tiền của, cơng sức lao động của nhân dân đóng góp nên khơng thể bị sử dụng thất thốt, lãng phí. Chi NSNN cho giáo dục - đào tạo là khoản chi lớn của NSNN. Để có thể kiểm sốt đầy đủ, toàn diện các khoản chi NSNN cho lĩnh vực này, Nhà nước đã tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý chi NSNN cho ngành ở cấp Quận với sự tham gia của nhiều cơ quan: UBND cấp Quận, Phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước Quận... Đây là các cơ quan được Nhà nước giao chức năng quản lý nhà nước theo ngành, quản lý về mặt tài chính. Thực tế hiện nay cho thấy sự lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cơ quan này đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo của Quận cầu Giấy. Những cơ quan này có tính quyết định đến chất lượng quản lý chi NSNN của Quận cũng như tác động đến chất lượng, sự phát triển của giáo dục và đào tạo Quận Cầu Giấy. Nhìn chung, bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN của Quận

cầu Giấy được tổ chức hợp lý với nhiều cấp bậc, phù hợp với quy định cúa Nhà nước và vận hành khá tốt. Điều này đã tạo nên nhiều thuận lợi cho công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn Quận.

Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền quản lý chi cũng là một yếu tố tác động mạnh đến công tác quản lý chi NSNN. Mục tiêu của phân cấp quân lý chi thường xuyên NSNN là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách, gắn các hoạt động ngân sách với các hoạt động kinh tế, xã hội. Hiện nay, quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo trên địa bàn Quận cầu Giấy được phân cấp mạnh cho chính quyền cấp dưới, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý cấp dưới chủ động trong điều hành kinh phí NSNN phục vụ mục tiêu phát triền giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, thực tế phân cấp cho thấy: càng phân cấp mạnh cho các

cơ quan quản lý tài chính cấp dưới, cho các đơn vị, cơ sở giáo dục thì việc tổng hợp số liệu, báo cáo cùa các cơ quan cấp trên lại rất khó khăn do phải tổng hợp từ các đơn vị cấp dưới nên mất nhiều thời gian, số liệu cũng thường thiếu chính xác.

Hai là, kinh nghiệm, kiến thức và khả năng nhận thức của cán bộ quản

lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo của Quận cầu Giấy.

Trình độ của cán bộ làm cơng tác quản lý ngân sách tác động trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên N SNN cho giáo dục và đào tạo của Quận cầu Giấy. Quan trọng nhất là kinh nghiệm, kiến thức và khả năng nhận thức của cán bộ tại cơ sở, đơn vị giáo dục là nơi trực tiếp sử dụng vốn NSNN chi cho giáo dục - đào tạo. Đối với đơn vị là nơi trực tiếp sử dụng nguồn tài chính thì người sử dụng ngân sách từ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho đến kế toán cần thiết phải có trình độ, chun mơn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân

sách. Trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cán bộ làm cơng tác tài chính trường học đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Khi trình độ của hiệu trưởng, kế tốn, thú quỹ tại các đơn vị, cơ sở giáo dục tốt sẽ giúp cho quàn lý chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu của quản lý tài chính. Ngược lại khi trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ làm cơng tác tài chính cịn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong nghiệp vụ tài chính kế tốn sẽ dễ dẫn đến những sai sót, thất thốt.

Một số ít lãnh đạo, cán bộ cơng chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách cũng cịn chưa có ý thức tiết kiệm cao trong việc chi tiêu ngân sách. Khơng ít lãnh đạo các cơ quan, đơn vị còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi. Tính chịu trách nhiệm của

các thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách cũng chưa cao. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị, thiếu chế tài xử lý vi phạm dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân.

Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong hoạt động quản lý

chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo Quận cầu Giấy. Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan giúp đảm bảo hoạt động quản lý chi NSNN diễn ra suôn sẻ. Sự phối, kết hợp trong hoạt động giữa các cơ quan tài chính với cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn Quận trong những năm qua diễn ra khá hiệu quả và đã tác động tích cực đến cơng tác quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo của Quận càu Giấy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phối hợp cũng cịn một số khúc mắc, tồn tại, làm ánh hưởng đến công tác chung. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này có lúc chưa gắn nhiệm vụ

chun mơn với nguồn kinh phí nên việc xây dựng dự tốn chi cho các nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất của ngành thường cao, dẫn tới cơ quan tài

chính khó khăn trong cân đơi ngn đáp ứng nhu câu của ngành giáo dục. Bên cạnh đó, cũng cịn tình trạng một số khoản tạm ứng, thanh tốn tại Kho bạc Nhà nước Quận cầu Giấy mất nhiều thời gian xét duyệt đã làm ành

hưởng không nhỏ tới hoạt động của các đơn vị, cơ sờ giáo dục.

Bon là, quy mô cùa ngành giáo dục và đào tạo. Quận cầu Giấy là một

Quận lớn của Hà Nội, chính vì vậy, quy mơ ngành giáo dục và đào tạo của Quận cũng lớn và đang trên đà phát triền. Hiện nay, trên tồn Quận có hàng chục trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cũng như nhiều trung tâm giáo dục và đào tạo công khác như các trung tâm giáo dục chính trị, giáo dục thường xuyên... với số lượng học sinh đông đảo. Yêu cầu nâng cao chất

lượng giáo dục và đào tạo cũng như quy mô ngày càng tăng của ngành đặt ra nhu cầu lớn về kinh phí nói chung và NSNN nói chung. Nhu cầu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ngày một tăng trong khi đó NSNN cịn hạn chế. Do vậy, việc đàm bảo chi đúng và đủ NSNN cho ngành giáo dục và đào tạo cũng gặp nhiều thách thức. Quy mô của ngành giáo dục và đào tạo Quận cầu Giấy trong tương lai cũng là nhân tố cần được chú ý và tính tốn đến đế đảm bảo

cho việc quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn Quận được diễn ra thuận lợi.

Năm là, môi trường làm việc. Môi trường làm việc là yếu tố tác động

lớn đến chất lượng công việc. Hiện nay, ở Quận cầu Giấy vẫn cịn tồn tại tình trạng mơi trường làm việc của cán bộ quản lý chi NSNN chưa được đảm bảo. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý chi cịn chưa đầy đủ. Cơng tác lưu trữ và bảo quản hồ sơ cũng có nhiều hạn chế như thiếu không gian, thiết bị bảo quản gây nên tình trạng thiếu sót, hư hịng hồ sơ. Điều này đã làm cho công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian.

3.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan

Một là, tình hình kinh tế của Quận cầu Giấy

Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo

vững chăc cùa nên tài chính. Trình độ phát triên kinh tê cùng với mức thu nhập bình quân trên địa bàn Quận cầu Giấy là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo.

Hai là, cơ chế, chính sách của Nhà nước

Giáo dục - đào tạo có tầm quan trọng lớn lao, sự phát triến của giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là việc phát triến kinh tế. Với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương, chính sách ấy mà Nhà nước dần có sự thay đối về phương thức quàn lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Hiện nay hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cũng như định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên đã được Chính Phủ, Bộ Tài chính, UBND Quận quan tâm sửa đổi, bố sung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chuẩn định mức chưa phù hợp với thực tế như định mức chi tiền ăn hội nghị, chi cơng tác phí, chi tiếp khách, định mức trang bị xe ơ tơ,... gây khó khăn trong cơng tác quản lý tài chính ngân sách. Hiện nay trên thực tế một số khoản chi phải linh động vượt định mức, tiêu chuẩn hoặc phải lái sang nội dung khác thì mới đảm bảo hồn thành nhiệm vụ chi. Sự linh động này làm cho việc quản lý chi thường xuyên ngân sách không phản ánh đúng diễn biến tình hình thực tế của đơn vị.

Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, qn triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ quản lý và sử dụng ngân sách cho giáo dục và đào tạo có lúc, có nơi cịn chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của một số đơn vị trên địa bàn Quận cầu Giấy và của cán bộ trực tiếp

hoặc gián tiêp tham gia vào công tác quản lý chi thường xuyên NSNN còn nhiều hạn chế. Điều này gây tác động lớn đến chất lượng quản lý chi NSNN

cho giáo dục và đào tạo của Quận.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)