rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trên thế giới, kể cả ở những nước có nền kinh tế phát triển, DNVVN vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xây dựng hệ thống
các quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN dưới nhiều hình thức thơng qua hệ thống NHTM.
Ở Thái Lan, thành lập Quỹ hỗ trợ DNVVN dưới hình thức cho vay vốn với
lãi suất ưu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath. Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc. DNVVN được vay khơng quá 500.000 bath, lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay khơng q 50.000 bath (2.000 USD) không phải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 2 năm phải trả cả gốc lẫn lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm.
Tại Indonesia bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN
chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thơng qua các NHTM. Các DNVVN thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ.
Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ là Chính phủ tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong q trình cho vay.
Tại Malaysia, Chính phủ đã thơng qua chương trình hỗ trợ phát triển DNVVN
như: các chương trình về thịtrường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình cơng nghệ thơng tin …. Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các DNVVN có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt .…
Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
cũng như trên thế giới vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hồn cảnh kinh tế nước nhà. Thơng qua việc hỗ trợ các DNVVN của các nước trên thế giới, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá nhằm thúc đẩy phát triển một loại hình doanh nghiệp đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta.
Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển các DNVVN: Để có những bước đi thành cơng cần một nền tảng cơ bản và chắc chắn, nền tảng cho phát triển các DNVVN là một Chính phủ mạnh, một mơi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả. Sau đổi mới, Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn thực sự đúng hướng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đến nay những hành động cụ thể và có hiệu quả thì chưa nhiều. Thêm vào đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các DNVVN nói riêng.
Thành lập các tổ chức hỗ trợ DNVVN vay vốn với lãi suất ưu đãi: Vốn quyết
định các hoạt động của doanh nghiệp về phát triển mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, khả năng cạnh tranh, tay nghề người lao động … vì vậy thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề gì, làm cho sản xuất ngưng trệ vì vậy hỗ trợ tài chính cho các DNVVN là việc làm đầu tiên cần được quan tâm đến. Chính phủ các nước đã thành lập các tổ chức nhằm hỗ trợ vốn cho các DNVVN. Các tổ chức này giúp các DNVVN dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, tổ chức còn tạo điều kiện cho các DNVVN vay với lãi suất ưu đãi hoặc các NHTM buộc phải dành một lượng vốn nhất định cho các DNVVN mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất.
Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN: DNVVN ra đời góp phần đa dạng
hố các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực. Ngay từ khi mới ra đời, các nước đã quan tâm thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN trên tất cả các mặt. Việc giúp cho các doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập cho đến việc hỗ trợ công nghệ thông tin và cả những sản phẩm tiêu thụ … đã giúp hoạt động kinh doanh của các DNVVN dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác trong việc tài trợ vốn cho DNVVN: Hầu hết các nước thành công trong việc giúp các DNVVN
mở rộng nguồn vốn đều phát triển các cơng ty cho th tài chính với chức năng cho thuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các DNVVN, hình thành các tổ chức bảo lãnh có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương. Hoạt động bảo lãnh khắc phục được khá nhiều khó khăn trong q trình huy động vốn của các DNVVN.
Thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, nghiệp đoàn doanh nghiệp và hội nghề nghiệp để hỗ trợ DNVVN: Do quy mô của của các DNVVN nhỏ bé nên việc liên
kết, liên doanh là cần thiết nhằm giúp các DNVVN đứng vững trước những biến động của thị trường. Vì thế các nước đã thành lập các hiệp hội, nghiệp đồn DNVVN, thơng qua các hiệp hội này, các DNVVN có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin… lẫn nhau tạo điều kiện cho việc phát triển các DNVVN.
Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách riêng cho các DNVVN: Để hoạt động của các DNVVN được thuận lợi thì một hành lang pháp lý
đồng bộ, thống nhất là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đặc biệt là các chính sách riêng cho các DNVVN như: xác định đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hố các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, ngoại thành…
Khi khung pháp lý cho DNVVN ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương khuyến khích phát triển DNVVN ở nước ta. Kèm theo đó là những chính sách thơng thống và cởi mở để DNVVN có thể tự mình tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ tài chính, tín dụng, thơng tin thị trường diễn ra trên thịtrường thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1 của luận văn , tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNVVN như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chuẩn DNVVN tại mốt số nước và tại Việt Nam.
- Nghiên cứu những lý luận chung, hệ thống hóa các hoạt động tín dụng của NHTM và cho thấy vai trị của tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN
- Cho thấy kinh nghiệm tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với DNVVN của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI