Kiến nghị đốivới HDBank Chi nhánh Sở giao dịch Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HDBank chi nhánh sở giao dịch tỉnh đồng nai (Trang 73 - 78)

3.3 .Giải pháp hỗ trợ

3.3.2. Kiến nghị đốivới HDBank Chi nhánh Sở giao dịch Đồng Nai

Quan tâm nghiên cứu rút ngắn hơn nữa thời gian từ lúc doanh nghiệp

xin vay cho đến lúc giải ngân

Mặc dù thời gian xin vay vốn của các doanh nghiệp đã được cải thiện so với trước đây, tuy nhiên vẫn cịn khơng ít trường hợp kéo dài do những ngun nhân mang tính chủ quan từ phía ngân hàng, nên đã làm nản lòng và mất cơ hội kinh

doanh của các doanh nghiệp xin vay vốn. Để rút ngăn thời gian xin vay, ngân hàng có thể thực hiện như sau:

- Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ các mẫu biểu về hồ sơ vay vốn thông qua mạng thông tin của ngân hàng.

- Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ vay vốn qua mạng.

- Ngân hàng nhận hồ sơ qua mạng có thể thẩm định sơ bộ, nếu thấy đạt yêu cầu thì thơng báo cho doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để tiến hành thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, nếu hồ sơ thực tế khơng có vấn đề gì thì tiến hành các thủ tục cần thiết để giải ngân cho doanh nghiệp ngay. Trường hợp hồ sơ không đạt u cầu thì thơng báo ngay cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tìm nguồn vốn khác.

Quản lý và thẩm định chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến tính lành mạnh

trong quan hệ tín dụng với DNVVN.

Tài sản đảm bảo chưa phải là chỗ dựa an tồn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong nguyên tắc mà có thể nói là bất di bất dịch của tín dụng là tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản dưới hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bên thứ ba. Tài sản bảo đảm là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng, và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của ngân hàng. Do vậy, không nên xem tài sản bảo đảm là sự an toàn cho ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn trong việc xem xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo như giấy tờ đất, nhà khơng nhất thiết phải có sổ đỏ, sổ hồng thì mới được đảm bảo mà một số trường hợp chỉ cần có hợp đồng mua bán là được (ví dụ như đất mua dự án hay nhà chung cư …)

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tài sản thế chấp thường là bất động sản như đất đai, nhà cửa. Các bất động sản thì phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước, do đó có thể sẽ xảy ra những biến động lớn, những trường hợp lừa đảo hoặc có tiếp tay của cán bộ tín dụng ngân hàng làm cho ngân hàng khơng thu hồi được nợ. Vì vậy, khi xem xét để cấp tín dụng cho khách hàng, HDBank CN SGD Đồng Nai cần chú trọng vào các yếu tố khác như: tình hình

tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực quản lý và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, các yếu tố này mới quyết định khách hàng có trả được nợ cho ngân hàng hay không.

Việc chú trọng vào các yếu tố đã nêu trên đây sẽ làm giảm được các khoản nợ xấu (nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn), đồng thời cũng làm tăng khả năng quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng và dần dần ngân hàng sẽ xây dựng được những tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp xin vay vốn tín chấp, đặc biệt là đối với các DNVVN. Từ đó tăng khả năng tiếp cấn vốn vay từ ngân hàng của các DNVVN có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có dự án kinh doanh tốt nhưng khơng có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các

DNVVN thông qua công tác đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng.

Có thể nói đội ngũ nhân viên tín dụng là lực lượng rất quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Do đó, việc đào tạo và tuyển dụng phải có một quy trình chặt chẽ để có được một đội ngũ nhân viên tín dụng chất lượng cao.

Một nhân viên tín dụng cần có những kỹ năng cần thiết sau:

- Sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;

- Kỹ năng giao dịch, ứng xử, thuyết trình;

- Các kiến thức cần thiết cho việc thẩm định và đánh giá tín dụng: kiến thức về luật pháp; kiến thức về kế tốn, tài chính; kiến thức về nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh;

- Kiến thức tổng qt về chính trị, văn hóa, xã hội, địa lý, lịch sử, đạođức;

- Khả năng phát hiện và đề ra giải pháp;

Cần phải có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và trách nhiệm đây là kỹ năng mà hầu như các ngân hàng chưa chú trọng đúng mức. Chính vì điều này mà đã xảy ra khơng ít các vụ lừa đảo, nhân viên tín dụng cấu kết với khách hàng để rút tiền ngân hàng.

Trong qui trình tuyển dụng ngồi kiến thức chuyên môn, anh văn, vi tính HDBank CN SGD Đồng Nai cần kiểm tra về các kiến thức kinh tế xã hội khác, đặc

biệt chú trọng đạo đức nghề nghiệp của ứng cử viên. Có khơng ít nhân viên tín dụng bị sa thải ở ngân hàng này do vi phạm nghiêm trọng về quy định của ngân hàng đã chạy sang ngân hàng khác làm việc. Do đó, khi tuyển dụng nhân viên mới ngân hàng nên có kiểm tra lý do nghỉ việc ở chỗ cũ của nhân viên mới. Ngoài viêc tuyển dụng theo hình thức đăng báo, HDBank CN SGD Đồng Nai nên liên kết với các trường đại học như: Đại học Ngân hàng, Học Viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế để thu nhận, chọn lọc các sinh viên đến thực tập và bố trí cơng việc ln. Các sinh viên đến thực tập ở ngân hàng phải được chọn lọc, thi đầu vào và phỏng vấn cũng giống như những nhân viên tuyển dụng mới. Nếu làm như vậy thì trong một thời gian vài năm nữa ngân hàng sẽ có một đội ngũ nhân viên chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu ngày càng phát triển của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.

Hiện nay các ngân hàng đều có trung tâm đào tạo riêng cho nhân viên nhưng chỉ tập trung đào tạo nghiệp vụ, sản phẩm mới, chính sách mới. Do đó kiến nghị ngân hàng ngoài việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải đào tạo về các kỹ năng khác như kế tốn, tài chính, luật pháp, ngành nghề kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp.

Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn

vay của DNVVN sau khi giải ngân.

Trong qui trình cho vay, sau khi cấp tiền vay, một công đoạn vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả tín dụng đó là cơng tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của đơn vị vay. Tuy nhiên, xuất phát từ những lý do khác nhau, thời gian qua HDBank Chi nhánh SGD Đồng Nai vẫn còn những biểu hiện thực hiện chưa tốt cơng tác này.

Về phía các DNVVN với tư cách người đi vay cũng chưa tự giác tuân thủ các điều khoản qui định trong hợp đồng tín dụng, cịn sử dụng vốn không đúng đối tượng qui định, sai mục đích đã cam kết. Kết quả tất yếu là doanh nghiệp khơng trả được nợ đúng hạn, thậm chí mất khả năng trả nợ cả vốn và lãi cho ngân hàng.

đối với DNVVN, HDBank Chi nhánh Sở giao dịch Đồng Nai cần đặc biệt quan tâm công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Cụ thể là:

Về nhận thức đối với cán bộ lãnh đạo, điều hành tại HDBank Chi nhánh SGD Đồng Nai: Cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của việc kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân. Trên cơ sở đó, điều hành, chỉ đạo sát sao và quyết liệt đối với cán bộ tín dụng trong việc thực thi tốt nhiệm vụ này.

Trên cơ sở qui trình chung về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, HDBank Chi nhánh SGD Đồng Nai cần cụ thể hóa qui trình này sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện địa phương cũng như đặc điểm của loại hình DNVVN.

Cần thường xuyên tổ chức phổ biến, tập huấn đầy đủ, rõ ràng và nghiêm túc nội dung qui định về kiểm tra, giám sát cho mỗi cán bộ tín dụng sao cho sau mỗi đợt tập huấn họ phải nắm chắc được những vấn đề như: vì sao phải làm, làm như thế nào, nội dung công việc phải làm, khi nào cần làm, cần phải kết hợp ra sao để đạt hiệu quả cao nhất.

Mỗi cán bộ tín dụng phải tuân thủ đúng nội dung qui trình đã được phổ biến. Trường hợp vi phạm qui định cần có biện pháp xử lý trách nhiệm kể cả hình thức bồi thường vật chất, để đảm bảo qui trình được thực hiện một cách nghiêm túc.

Trên cơ sở báo cáo về tình hình vi phạm qui định sử dụng vốn vay cũng như tình hình về tài sản đảm bảo tiền vay, cán bộ lãnh đạo tại HDBank Chi nhánh SGD Đồng Nai cần có biện pháp xử lý kịp thời và kiên quyết nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Đây là một quyết định khá phức tạp, vì vậy HDBank CN SGD Đồng Nai cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan ban ngành hữu quan, chính quyền địa phương để có thể giải quyết một cách thuận lợi hơn.

Tăng cường quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để nâng cao

chất lượng tín dụng.

Quản lý rủi ro là hết sức quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng, vì rủi ro do nhiều yếu tố tạo ra đặc biệt nguy hiểm nhất là yếu tố con người bên trong ngân hàng và khách hàng xin vay. Do đó, một giải pháp có thể thực hiện

để hạn chế bớt rủi ro xuất phát từ yếu tố con người là dùng biện pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối vối các khoản vay có quy mơ lớn, HDBank Chi nhánh SGD Đồng Nai cần lập hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ và khách hàng phải tự mình bảo vệ phương án kinh doanh, phương án trả nợ vay của mình trước hội đồng thẩm định. Ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi có kết quả chấp thuận từ Hội đồng thẩm định.

Nợ quá hạn, nợ xấu là điều tất yếu đối với các ngân hàng, tuy nhiên việc đôn đốc thu hồi nợ đối với những khách hàng nợ quá hạn là điều hết sức cần thiết. Thực tế hiện nay, cách đòi nợ của ngân hàng chủ yếu theo dạng mệnh lệnh, thậm chí cịn đe dọa cả đối với khách hàng chưa đến mức phải bị như vậy nên thường xảy ra mâu thuẫn giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng và tất nhiên là các khách hàng đó sẽ khơng quan hệ tín dụng với ngân hàng đó nữa, đây cũng là một thiệt hại cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chính vì lẻ đó, để việc thu hồi nợ quá hạn đạt hiệu quả cao, HDBank chi nhánh Sở giao dịch Đồng Nai nên xem việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn là một nghệ thuật và phải được đào tạo một cách bài bản. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà ngân hàng có cách địi nợ phù hợp, cần quan tâm, chia sẽ những khó khăn với khách hàng, đồng cảm với khách hàng tránh gây ra mâu thuẫn khi đòi nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HDBank chi nhánh sở giao dịch tỉnh đồng nai (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)