3.3 .Giải pháp hỗ trợ
3.3.1. Kiến nghị đốivới Hội sở HDBank
Tăng cường liên kết, hợp tác với các hiệp hội, các tổ chức tài chính tín
dụng trong và ngoài nước trong việc cho vay hỗ trợ DNVVN.
Liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ tín dụng và các Tổ chức tài chính tín dụng khác. Các Hội, Hiệp hội và các tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNVVN, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng đối với DNVVN.
Hiện nay hoạt động phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để cấp tín dụng cho các DNVVN chỉ thực hiện với một số ngân hàng TMCP, HDBank vẫn chưa tham gia. Do HDBank chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo nợ vay khi cấp tín dụng cho các DNVVN, chưa chủ động tham gia phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng. Do vậy, HDBank cần quan tâm hơn nữa hoạt động phối hợp, phát huy hiệu quả hoạt động phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng tạo điều kiện cho các DNVVN vay vốn.
Việc liên kết này sẽ có lợi cho cả DNVVN và cho ngân hàng thương mại cổ phần. Phía ngân hàng sẽ có thêm khách hàng tốt được sự giới thiệu từ hiệp hội, từ quỹ bảo lãnh tín dụng; Phía Hiệp hội sẽ có thêm các DNVVN tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn.
Xây dựng chính sách lãi suất đối với DNVVN
Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thông qua giá cả cho vay hay lãi suất cho vay. Vậy để hấp dẫn khách hàng là các DNVVN, mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tuỳ vào từng thời kỳ hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất cũng có những ưu tiên khác nhau.
Đối với các DNVVN, lãi suất càng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường khơng lớn, nếu chi phí đầu vào q cao, lợi nhuận họ thu được không bù đắp đủ chi phí sẽ dẫn đến tình trạng khơng trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn, nợ
xấu làm cho chất lượng tín dụng giảm sút sẽ là nguyên nhân của việc hạn chế mở rộng tín dụng, vì vậy ngân hàng cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm xây dựng bài toán lãi suất hợp lý bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng không loại trừ lợi ích của doanh nghiệp và được thị trường chấp nhận.
Tuỳ vào từng tiêu chuẩn của các DNVVN mà ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với ngân hàng, vay trả đúng hạn, có tín nhiệm thì ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ khơng hạn chế, có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn của Doanh nghiệp…. Những ưu tiên này sẽ thúc đẩy các DNVVN sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong quan hệ tín dụng để mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng. Với những doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu, nếu dự án khả thi thì ngân hàng có thể tạo điều kiện để việc giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất thấp hơn và vốn vay cao hơn các món vay thơng thường.
DNVVN hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và mỗi ngành lại có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng nên nhu cầu hay quan niệm của họ về vốn và chi phí vốn cũng khác nhau vì vậy khi ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các lĩnh vực mới thì nên tìm hiểu kỹ để có những nhận định, đánh giá chính xác nhằm xây dựng một biểu lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng ngành nghề, có như vậy chủ trương mở rộng tín dụng của ngân hàng mới có thể thành cơng.
Khơng chỉ có ưu đãi về lãi suất vay vốn mà HDBank nên tăng thêm các dịch vụ khơng thu phí cho các DNVVN như: chuyển tiền, thanh tốn bù trừ … tạo tâm lý khách hàng ln được hưởng thiện chí của ngân hàng, từ đó khuyến khích các DNVVN đặt quan hệ với ngân hàng lâu dài và ổn định.
Hoàn thiện điều kiện cho vay một số sản phẩm tín dụng đối với DNVVN
o Đối với sản phẩm Bao thanh toán
Bao thanh toán là sản phẩm dịch vụ kết hợp thanh tốn và tín dụng. Hiện nay HDBank thường xây dựng danh mục đối tượng khách hàng (bao gồm các DNVVN) có nhu cầu và có đủ điều kiện tham gia sản phẩm dịch vụ thường xuyên và cố định danh sách. Như vậy đã xảy ra hiện tượng đối với những khách hàng ngoài danh
sách, có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia dịch vụ này lại bị ngân hàng từ chối. Vì vậy, để mở rộng sản phẩm dịch vụ này đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các DNVVN và góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, HDBank nên nghiên cứu áp dụng biện pháp:
- Định kỳ hàng quý, ban lãnh đạo ngân hàng nên soát xét lại để bổ sung vào danh mục khách hàng có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện theo tiêu chí của ngân hàng để bổ sung vào danh sách khách hàng.
- Ngoài những đối tượng trong danh sách khách hàng đăng ký trước, trong từng trường hợp những khách hàng có nhu cầu đột xuất và xét thấy đủ điều kiện để cung cấp sản phẩm dịch vụ này, các ngân hàng cũng nên sẵn sàng xem xét để cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hai bên cùng có lợi.
- Đối với sản phẩm dịch vụ này, HDBank không cần yêu cầu tài sản đảm bảo hay cầm cố, chỉ cần yêu cầu phía doanh nghiệp đề nghị cấp hạn mức bao thanh tốn chuyển tồn bộ các giao dịch thanh tốn về ngân hàng mình.
o Đối với sản phẩm cho vay tín chấp
Trong thực tế, đối tượng khách hàng là các DNVVN ít được ngân hàng quan tâm cung ứng sản phẩm cho vay tín chấp. Thực trạng này cũng đã gây khó khăn khơng nhỏ trong việc bổ sung kịp thời nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt cho các DNVVN, ảnh hưởng nhất định đối với kết quả sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Có thể dễ dàng nhận thấy lý do chủ yếu xuất phát từ mối lo ngại về khả năng rủi ro đối với ngân hàng khi cung cấp các khoản tín dụng cho đối tượng DNVVN. Thực ra, điều lo ngại để rồi dẫn đến việc hạn chế các khoản vay tín chấp với các DNVVN là có cơ sở, tuy nhiên nếu q cứng nhắc thì lại khơng hợp lý và gây ra bất lợi cho cả ngân hàng TMCP và DNVVN.
Vì vậy, trong thời gian tới HDBank nên xem xét giải quyết cho các DNVVN vay dưới hình thức tín dụng đối với nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời ngắn hạn (như: trả lương công nhân viên, trả tiền bảo hiểm, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng ….) để hỗ trợ DNVVN trang trải các khoản
chi phí sản xuất kinh doanh. Các chi phí này thường khơng lớn, chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng lại hết sức cần thiết để bù đắp kịp thời nhu cầu vốn đối với DNVVN.
Khi giải quyết cho vay tín chấp, HDBank cần đặc biệt quan tâm việc thẩm định hồ sơ tín dụng và chỉ giải quyết cho vay khi DNVVN đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau đây:
- Đối tượng vay bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, các khoản chi hợp lý và phải có chứng cứ rõ ràng, minh bạch.
- Nguyên nhân làm nảy sinh các khoản vay là khách quan.
- Doanh nghiệp phải có biện pháp, phương án khắc phục khả thi.
- Doanh nghiệp phải có uy tín trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.
- Doanh nghiệp có năng lực tốt về tài chính, về quản lý.
- Doanh nghiệp đã mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và có giao dịch thường xuyên.
- Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển.
- Trong thực tế, HDBank đã triển khai cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân căn cứ vào thu nhập bình qn tháng của cá nhân đó. Vì vậy, trong thời gian tớivừa và nhỏ, đặt biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ dựa trên lợi nhuận sau thuế bình quân tháng của doanh nghiệp đã được khai báo với cơ quan thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề cơng tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ càng trở nên hết sức cần thiết và góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, HDBank cần tiếp tục quan tâm, xây dựng chiến lược tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm cho vay đối với các DNVVN. Việc làm này sẽ
của mình trên thị trường tài chính. Cơng tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ phải được quán triệt từ nhận thức đến các công việc cụ thể nhất từ cấp lãnh đạo cao cấp đến từng nhân viên trong trong chi nhánh để mỗi cá nhân thấy được tầm quan trọng của việc làm này. Để làm được việc này, luận văn xin kiến nghị một số vấn đề mà HDBank cần thực hiện như sau:
- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện các kỹ năng cho các cán bộ chuyên phụ trách công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ.
- Ngân hàng nên thành lập trung tâm tư vấn, tuyên truyền và hỗ trợ khách hàng trực thuộc chi nhánh ở các tỉnh thành nhằm hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Trong đó phải có bộ phận chuyên trách về khách hàng DNVVN.
- Định kỳ (ba tháng, sáu tháng hoặc một năm) tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm dịch vụ với khách hàng, trong đó chú trọng khách hàng là DNVVN.
- Bộ phận chuyên trách công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ phải thường xuyên cập nhật thông tin về các doanh nghiệp mới thành lập để thực hiện công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh của mình ra cơng chúng thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, bảng hiệu ….
- Xây dưng thương hiệu HDBank, vì hiện nay khơng ít các khách hàng trong đó có DNVVN vẫn chưa tin tưởng vào năng lực tài chính cũng như e ngại sự rủi ro khi quan hệ tín dụng với ngân hàng.