Sự cần thiết của quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản việt nam hướng tới đáp ứng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của thị trường châu âu (Trang 33 - 35)

1.3 Lý luận vê quy định vệ sinh an toàn thực phâm và kiêm dịch động thực vật và

1.3.3 Sự cần thiết của quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động

thực vật• •

Quy định vệ sinh an tồn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phấm và kiếm dịch động thực vật

nhàm:

(i) Bảo vệ cuộc sống và sức khoe của con người, động vật và thực vật.

Đối với sức khỏe của con người, đế có thể tồn tại con người phải hấp thu rất nhiều thực phẩm bao gồm các loại thức ăn và nước uống, nếu những thực phẩm này sạch sẽ và an tồn nó sẽ giúp cho con người có thể phát triền một cách tốt nhất, con người sẽ có sức khoe để có thể lao động và học tập, từ đó góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Ngược lại nếu con người hấp thu những thực phẩm có chứa

các chất độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Thực phẩm có chứa độc tố sẽ gây ra hàng loạt các tác hại như bệnh tật, hay tử vong, nó cịn ảnh hưởng xấu đến việc duy trì nịi giống tương lai và có thể kìm

hãm sự phát triển của đất nước. Từ đó ta thấy đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm là cơng việc rất quan trọng, nó là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xà hội. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này hoặc là vì lợi nhuận mà nhiều người vẫn bán, vẫn sử dụng các thực phẩm khơng

đảm bảo vệ sinh, ngồi ra cơng tác quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế đối với lĩnh vực này.

Nhìn chung, với mục đích ngăn chặn các sinh vật gây hại, hoạt động này bảo

vệ con người và động, thực vật khỏi các dịch bệnh liên quan đến động vật, thực vật, cũng như bảo vệ con người, động vật, thực vật khởi các tác động tiêu cực khác từ chính động vật và thực vật.

Kiểm dịch động, thực vật nhằm bảo vệ cho động vật, thực vật khỏi các dịch

bệnh. Đây là các dịch bệnh truyền nhiễm, trực tiếp làm suy giảm sức khỏe của động vật, thực vật, thậm chí làm chết động vật, thực vật bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, kiểm

26

dịch động, thực vật bảo vệ động vật và thực vật khỏi các tác động tiêu cực của sinh

vật gây hại ngoại lai là các động vật, thực vật.

Kiềm dịch động, thực vật cũng bảo vệ con người khỏi các dịch bệnh có

nguồn gốc từ động vật, thực vật. Những dịch bệnh mà động vật, thực vật mang theo

có thể lây truyền cho con người, gây ra những thiệt hại về sức khỏe và tính mạng. Đồng thời, kiểm dịch động, thực vật còn bảo vệ con người khỏi những tác hại khác của sinh vật gây hại. Đối với động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật được

sản xuất và lưu thông làm thực phẩm, hoạt động kiểm dịch động, thực vật quản lý

thương mại nhằm giải quyết các rủi ro về an toàn thực phẩm và y tế cho con người

khi loại trừ các vấn đề về ngộ độc thực phẩm, các mầm bệnh do vi sinh vật và các

bệnh lây từ cây trồng, vật nuôi sang người. Trong khi đó, các quy định về vệ sinh an

toàn thực phẩm đặt ra yêu cầu các chủ thể liên quan tới sản xuất, kinh doanh thực

phẩm phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các biện pháp này nhằm đảm bảo an

toàn cho sức khỏe con người.

(ii) Bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp của quốc gia

Dưới góc độ sản xuất nơng nghiệp, kiểm dịch động, thực vật ngăn chặn các tác hại của dịch bệnh làm sụt giảm năng suất đối với cây trồng, vật nuôi. Hoạt động này cũng là cần thiết khi các động, thực vật được nhập khẩu hoặc được tạo ra làm

giống mới để chúng khơng trở thành lồi gây hại. Việc nhập khẩu động, thực vật để

làm giống mới cho quốc gia cần phải qua quy trình đánh giá chặt chẽ, tránh trường hợp chúng trở thành sinh vật gây hại ngoại lai.

Đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

quốc tế, để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm cần phải đảm bảo vệ sinh trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, đảm bảo không chứa các chất hóa học hay các chất tự nhiên khơng vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hay quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phấm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ các bệnh cấp tính, mãn tính, tử vong. Thiệt hại do chính các

27

bệnh gây ra từ thực phâm đơi với cá nhân là chi phí khám chữa bệnh, phục hơi sức khỏe, hay thậm chí là mất sức lao động suốt đời. Đối với các nhà sản xuất, đó là chi

phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, tiêu hủy sản phẩm và quan trọng hơn là mất lịng tin từ người tiêu dùng, có khi phải tuyên bố phá sản. Quan trọng nhất là đối với

mặt hàng xuất khẩu sẽ làm mất uy tín của cả quốc gia đối với tồn thế giới.

(iii) Tác động tới phát triển đất nước.

Như ta đà biết con người là nguồn lực không thể thiếu trong nền kinh tế, dù khoa học kỹ thuật có phát triển nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực thì nền kinh tế cũng

không thể phát triển được. Nguồn lực con người được đảm bảo sẽ góp phần vào sự ốn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Nguồn lực con người ở đây không chỉ bao

gồm những người đang làm việc trong các nhà máy xí nghiệp mà là tất cả người dân. Khi vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo thỉ sức khỏe và tính mạng của

con người cũng sẽ được đảm bảo và khi tính mạng và sức khoe được đảm bảo thì họ

có thể đem hết sức lực, trí lực của mình để xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

Ngoài ra khi vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo thì nhà nước sẽ khơng tốn nhiều chi phí trong y tế, thay vào đó có thể đầu tư vào những hoạt động nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản việt nam hướng tới đáp ứng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của thị trường châu âu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)