Mức độ đáp ứng về phía cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản việt nam hướng tới đáp ứng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của thị trường châu âu (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.2. Thực trạng hàng nông sản Việt Nam đáp ứng các quy định SPS của Châu Âu

3.2.1. Mức độ đáp ứng về phía cơ quan quản lý nhà nước

Các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiềm dịch động thực vật của • • • 1 • • <^2 • •

quốc gia xuất khẩu sang thị trường EU gồm:

(1) Quốc gia xuất khẩu phải có cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách

nhiệm đối với toàn bộ chuỗi sản xuất sản phẩm. Các cơ quan này phải có quyền, có cơ cấu và có nguồn lực để giám sát hiệu quả và cấp giấy chứng nhận đáng tin cậy

57

vê kiêm dịch động vật.

Tại Việt Nam, cơ quan thực hiện kiểm soát sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thục vật bao gồm:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoặc cơ quan dưới quyền, chịu trách nhiệm về sức khỏe động, thực vật; Bộ chịu trách nhiệm giám sát và kiếm soát

các biện pháp nhàm ngăn ngừa sự xuất hiện của các dịch bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoe con người và động vật, và cũng chịu trách nhiệm tiến hành và quản lý một chương trình tồn diện để kiểm sốt và ngăn ngừa việc xâm nhập của

sâu bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thực vật và nền kinh tế; và đối với

các sản phẩm động vật và thực vật xuất khẩu, Bộ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra,

kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận đảm bảo đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của

Liên minh EU.

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương, hoặc cơ quan dưới quyền, theo chức năng nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm về

an toàn thực phẩm cho người sử dụng; đối với việc nhập khẩu thực phẩm, các cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát, bao gồm việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục phê duyệt cấp quốc gia, tiến hành quy trình đánh giá rủi ro của sản phấm, kiểm tra các cơ sở để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu và tiêu

chuẩn đã được thống nhất của Việt nam; đối với việc xuất khẩu thực phẩm, các Bộ

cũng chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận y tế;

Văn phịng Thơng báo và Điếm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiếm

dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phịng SPS Việt Nam) được chính thức

thành lập theo Quyết định 99/2005/QĐ-TTg ngày 9/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng SPS Việt Nam là đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá

theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và

kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),

thực hiện chức năng là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên

WT0 về các vấn đề SPS.

58

vệ sinh an toàn thực phâm và kiêm dịch động thực vật; yêu câu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Văn phòng SPS Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn (MARD), đặt trụ sở tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và

Kho bạc Nhà nước theo quy định cửa pháp luật.

(2) Quốc gia hoặc khu vực xuất xứ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch

động vật có liên quan. Có nghĩa là quốc gia xuất khấu phải là thành viên của OIE và phải đáp ứng các tiêu chuấn, nghĩa vụ báo cáo của OIE.

Việt Nam là thành viên của O1E. Tồ chức này trong lĩnh vực kiểm dịch động

vật đã đưa ra các tiêu chuẩn về kiểm dịch động vật nhằm kiểm soát dịch bệnh động

vật do thương mại quốc tế động vật và sản phẩm động vật. Tiêu chuẩn của OIE gồm Luật Thú y trên cạn (gọi tắt là Bộ luật trên cạn) và Luật Thú y thủy sản (gọi tắt là

Bộ luật Thủy sản) cùng với các cuốn sổ tay lần lượt cho động vật trên cạn và thủy sản. Các quốc gia thành viên của WTO phải tuân thủ các tiêu chuẩn mà OĨE đưa ra trong lĩnh vực kiểm dịch động vật, sản phấm động vật, đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn quốc gia về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của họ không được vượt

quá các tiêu chuẩn mà IOE ban hành.

(3) Bộ NN&PTNT Việt Nam đã xây dựng và đệ trình chương trình giám sát

chuỗi sản xuất sản phẩm lên ủy ban châu Âu để thông qua và đổi mới hàng năm.

(4) Hàng nhập khấu chỉ đến từ cơ sở sản xuất được cấp phép, chịu sự giám

sát của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu và chứng nhận đáp ứng quy

định của EU. Cơ quan có thẩm quyền này phải cung cấp những bằng chứng đảm

bảo cần thiết và có nghĩa vụ tiến hành kiểm tra định kỳ.

EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nơng sản,

thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Bn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận....

59

Cho đên nay Việt Nam đã tham gia vào nhiêu tô chức tiêu chuân hóa qc tê hàng đầu thế giới như ISO, IEC, Codex...Tuy nhiên, số lượng tiêu chuẩn Việt Nam

hài hòa theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao. Theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phũ phê duyệt Dự án Xây dựng vận dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật, thuộc Chương trinh Quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, trong giai đoạn 2011-2015, khoảng 4.000 tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, trong đó có 80% tiêu chuẩn quốc gia hài hịa với tiêu chuẩn

quốc tế, đạt tỷ lệ 45% tiêu chuẩn Việt Nam của hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam hài

hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; hướng 100% các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn được quản lý bàng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Phấn đấu có 5.000 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, kỹ

thuật quốc gia được hướng dẫn xây dựng, áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở. Đồng thời quy hoạch và xây dựng mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp, bao gồm các tổ chức chứng nhận, thử nghiệm, kiểm định, giám định đạt chuẩn mực quốc tế và được thừa nhận trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), đáp ứng nhu cầu đánh giá các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và sản phẩm hàng hóa chủ lực. Việt Nam đã cam kết là đang triển khai chương trình hài hịa tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) với tiêu chuẩn quốc tế (điểm 293). Tính đến hết 2018 Hệ thống TCVN có

khoảng 11.500 TCVN với mức độ hài hòa TCQT đạt 54%, hệ thống QCVN hiện có khoảng 780 QCVN được 14 Bộ quản lý chuyên ngành ban hành, tạo thuận lợi cho

DN trong sản xuất KD XNK hàng hóa.

Tuy nhiên, hệ thống quy định, tiêu chuẩn kiềm dịch động thực vật của Việt nam vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý xuất nhập khẩu, còn nhiều văn bản chưa phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như HACCP, GMP.

(6) Các hoạt động khác

Chính phủ đẫ tăng cường đàm phán, ký kết và tham gia các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương để mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường

60

hỗ trợ thông tin và xây dựng các quy chế, thể chế thúc đẩy XK sang các thị trường.

Chính phủ mở rộng quy mơ hoạt động của các tổ chức XTTM như Cục XTTM, mở rộng mạng lưới các Thương vụ Việt Nam tại các nước nhập khấu chính; Văn phịng

hởi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật của Việt Nam tăng khả năng đáp úng thông

tin đến với các DN.

Tuy các yêu cầu về quản lý nhà nước của EƯ với SPS của hàng nông sản đã được Việt Nam đáp ứng nhung để người sản xuất hiểu rõ về các quy chuẩn, tiêu chuẩn của thị trường này thì cơ quan quản lý còn phải thực hiện thêm các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất nông sản. Để đảm bảo chất lượng

sản phấm, việc chú trọng tới nhận thức cúa người sản xuất về các quy định đối với

hàng tiêu thụ là vơ cùng quan trọng. Vì chỉ có thế, các hộ sản xuất mới biết làm thế nào để hàng của minh được phép bán tại một thị trường khác. Tuy nhiên, khâu hướng dẫn các quy định, tiêu chuẩn kỷ thuật cho người nơng dân cịn u kém. Đa phần người nông dân không nắm được những tiêu chuấn kỹ thuật áp dụng đối với hàng nông sản mà minh sản xuất để được nhập khẩu vào EU, dẫn đến sản xuất sai quy cách,

vượt dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu.. .và khơng được nhập khấu vào EU.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản việt nam hướng tới đáp ứng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của thị trường châu âu (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)