1. Nút xả khí; 2. Cao su chốt chính; 3. Càng nhanh; 4. Phớt dầu piston; 5. Chắn bụi xylanh; 6. Vòng hãm chắn bụi xylanh; 7. Tấm truyền momen; 8. Miếng bắt má phanh; 9. Má ngoài; 10. Đệm chống ồn bên trong; 11. Đệm chống ồn; 12. Miếng bắt má phanh; 13. Má trong; 14. Bạc trượt; 15. Cao su;
16. Gioăng; 17. Piston.
Giá đỡ khơng bắt cố định mà có thể di trượt ngang được trên một số chốt bắt cố định với dầm cầu. Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xylanh bánh xe với một piston tì vào một má phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp trên giá đỡ.
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ cấu phanh đĩa trên xe Toyota RAV4- 2014
a. Trạng thái chưa phanh; b. Trạng thái đang phanh.
A. Khi khơng có áp suất tác dụng; B. Khi có áp suất thủy lực từ hệ thống tác dụng lên piston thành.
1. Piston phanh; 2. Calip phanh (càng phanh); 3. Má phanh; 4. Đĩa phanh; 5. Seal piston; 6. Khe hở khơng khí.
Hoạt động trên xe Toyota RAV4-2014:
Bình thường khi chưa phanh do giá đỡ có thể di trượt ngang trên chốt nên nó tự lựa để chọn một vị trí sao cho khe hở giữa các má phanh với đĩa phanh hai bên là như nhau. Khi đạp phanh( có thêm trợ lực chân khơng) dầu từ xylanh chính theo ống dẫn vào xylanh bánh xe. Piston sẽ dịch chuyển để đẩy má phanh ép vào đĩa phanh. Do tính chất của lực và phản lực kết hợp với kết cấu tự lựa của giá đỡ nên giá đỡ mang má phanh còn lại cũng tác dụng một lực lên đĩa phanh theo hướng ngược với lực của má phanh do pittông tác dụng. Kết quả là đĩa phanh được ép bởi cả hai má phanh và quá trình phanh bánh xe được thực hiện. Khi nhả bàn đạp phanh , khơng cịn áp lực lên pittơng nữa lúc đó vịng cao su hồi vị sẽ kéo piston về vị trí ban đầu, nhả má phanh ra, giữ khe hở tối thiểu quy định (tự điều chỉnh khe hở má phanh).