Bàn luận Graph và hình ảnh về các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NCKH GPSLN (Trang 28 - 31)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

II. HỆ THỐNG GRAPH, HÌNH ẢNH VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO, GIẤC NGỦ VÀ HỆ QUẢ CỦA GIẤC NGỦ

2.1. Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

2.1.2. Bàn luận Graph và hình ảnh về các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP

CAO Quan hệ giữa

hưng phấn và ứng chế khi

xuất hiện điểm ưu thế

Một con chó nhốt lâu ngày thả ra rất hung hăng và

hiếu động

Mối tương quan giữa cường độ kích

thích và cường dộ phản ứng

Đang đi dạo bình thường trời kéo mây đen sắp mưa rảo bước

nhanh.

Ảnh hưởng của cường độ kích thích đến việc hình thành

phản xạ có điều kiện

Cơ sở các phản ứng tổng hợp

của vỏ não

Sự vận động của quá trình hưng p

hấn và ức chế Ánh sáng

trung khu thị giác, tạo ổ hưng phấn lan toả trung tâm ăn uống tiết

nước bọt

NÃOBỘ

tròi sắp mưa tìm chỗ trú

chân Nhiều mây đen

thị giác.

Gió mạnh

thụ cảm da Tiếng sấm

thính giác.

Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức

chế

Quy luật cảm ứng qua lại

Quy luật tính hệ

thống

Quy luật lan toả và tập trung Quy luật tương

quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ

có điều kiện

29 Hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm các quá trình thần kinh cơ bản là quá trình hưng phấn và ức chế cùng với mối quan hệ giữa hai quá trình này. Hai quá trình này có tác dụng đối lập nhau: quá trình hưng phấn tăng cường hoạt động thần kinh dẫn đến tăng cường hoạt động các cơ quan, còn quá trình ức chế làm giảm cường độ hoạt động thần kinh kết quả làm giảm hoạt động các cơ quan. Nhưng giữa hai quá trình này có mối quan hệ khăng khít với nhau tác động qua lại thể hiện trạng thái hoạt động của hệ thần kinh. Vai trò của mỗi quá trình và mối tương quan giữa chúng được thể hiện rừ trong cỏc quy luật hoạt động thần kinh cấp cao.

Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế: Thể hiện mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản ứng khi não bộ ở trạng thái chuyển từ hưng phấn sang ức chế. Khả năng chuyển từ hưng phấn sang ức chế của tế bào thần kinh nhanh hay chậm nó sẽ tạo nên tính linh hoạt của hệ thần kinh, điều này quyết định tính linh hoạt trong phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của điều kiện môi trường sống.

Ví dụ: khi mọi người đang vui chơi ca hát nhảy múa (đang hưng phấn) quanh đống lửa bỗng có tiếng nổ lớn vang lên như tiếng bom mìn nổ, mọi người lập tức nằm rạp xuống và có người chạy tán loạn (chuyển san ức chế). Sau đó biết chỉ là tiếng pháo nổ thì mọi người quay lại và tiếp tục hoạt động bình thường.

Quy luật lan toả và tập trung: Thể hiện sự vận động của quá trình hưng phấn và ức chế khi chúng xuất hiện trên vỏ não. Khi xuất hiện quá trình hưng phẫn (ức chế) trên vỏ não chúng có xu hướng lan toả ra các vùng sung quanh làm cho các vùng sung quanh cũng hưng phấn (ức chế ) theo. Khi tạo thành các ổ hưng phấn (ức chế) trể nên bền vững thì chúng có xu hướng tập trung lại điểm ban đầu tạo nên các điểm ưu thế trên não bộ. Đây là cơ sở hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não tạo nên các phản xạ có điều kiện của cơ thể.

Ví dụ: trong quá trình hình thành phản xạ tiết nước bọt bằng ánh đèn ở chó. khi tác động đồng thời ánh đèn và thức ăn sẽ tạo nên hai ổ hưng phấn ở trung khu ăn uống và trung khu tiếp nhận ánh sáng trên vỏ não. Hai vùng hưng phấn này sẽ lan toả qua lại tạo nên đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu, hình thành nên phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.

Quy luật cảm ứng qua lại: Thể hiện sự chuyển đổi qua lại giữa quá trình hưng phấn và ức chế khi các ổ hưng phấn, ức chế đã bền vững tại một điểm nào đó trên vỏ não. Hiện tượmg cảm ứng là quá trình tạo ra các hiện tượng đối lập xung quanh mình, xảy ra sau quá trình lan toả và tập trung của quá trình hưng phấn (ức chế).Tăng cường tập trung hưng phấn và ức chế, bảo toàn được cường độ của các quá trình này.

- Quy luật tính hệ thống: Quy luật này thể hiện sự phản ứng có hệ thống của cơ thể khi tiếp nhận hệ thống các tín hiệu kích thích lên cơ thể. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp của não bộ giúp cơ thể phản ứng linh hoạt và chính xác với hệ thống kích thích tác động từ môi trường.

- Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ có điều kiện: thể hiện vai trò của kích thích đến việc hình thành phản xạ có điều kiện và mức độ thể hiện phản xạ có điều kiện. Tức là trong giới hạn cường độ nhất định của não bộ thì cường độ phản xạ có điều kiện tương quan thuận với cường độ kích thích.

Tóm lại: Các quy luật này giúp hoạt động thần kinh cấp cao diễn ra bình thường, phù hợp với trạng thái chữc năng của não bộ vừa giúp cơ thể phản ứng thích nghi với điều kiện môi trường sống.

31 2.2. Graph, hình ảnh và bàn luận về quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế, quy luật cảm ứng qua lại, quy luật lan toả và tập trung, giấc gủ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NCKH GPSLN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)