KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. HỆ THỐNG GRAPH, HÌNH ẢNH VÀ BÀN LUẬN VỀ HỆ THẦN KINH 1.1.Hệ thống Graph về hệ thần kinh
1.3. Bàn luận về hệ thống Graph và hình ảnh 1. bàn luận Graph về hệ thần kinh
Hệ thần kinh được xem là hệ cơ quan cao nhất trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng tiếp nhận và phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường tác động lên cơ thể. Điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan. Đảm bảo sự thống nhất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường.
Hệ thần kinh xuất hiện ở ngành ruột khoang với dạng thần kinh mạng lưới.
Đến ngành giun tròn và giun dẹp hệ thần kinh có dạng chuỗi hạch. Đến ngành động vật có xương sống hệ thần kinh đã phát triển vượt bật với sự phân hoá cao. Gồm có 2 phần là thần kinh trung ương và phần ngoại biên. Phần trung ương bao gồm tuỷ sống và não bộ, ở đây có các trung tâm, trung khu xử lí thông tin, tín hiệu kích thích và hoạt hoá chương trình phản ứng trả lời.
Tuỷ sống là cơ quan thần kinh trung ương xuất hiện trước. Cấu tạo gồm hai phần cơ bản là chất xám và chất trắng. Chất xám đảm nhiệm chức năng điều khiển các phản xạ của riêng tuỷ, chất trắng đảm nhiện chức năng dẫn truyền xung thần kinh đi lên, đi xuống.
Não bộ bao gồm các bộ phận: hành tuỷ, tiểu não, não trung gian, não giữa, bán cầu đại não và các nhân dưới vỏ. Đỉnh cao trong sự phát triển về đặc điểm cấu tạo ở não người là xuất hiện vòm não mới với lớp vỏ chất xám dày bao phủ bên ngoài hai bán cầu đại não. Đây là cơ sở vật chất của mọi hoạt động thần kinh cấp cao. Cùng với tủy sống, não bộ là trung khu thần kinh cao nhất đảm nhận chức năng phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin và cho ra phản ứng trả lời kích thích. Đây là cơ quan điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Để có được các phản ứng trả lời kích thích thì không thể thiếu phần thần kinh ngoại biên.Thần kinh ngoại biên gồm các sợi thần kinh và các hạch thần kinh.
Sợi thần kinh bao gồm: Các sợi thần kinh cứng (không có bao mielin) và sợi thần kinh mềm (sợi có bao mielin) len lỏi đến các mô, các bộ phận trong cơ quan, Ở các đầu mút sợi thần kinh là các xinap thần kinh. Vai trò tiếp nhận kích thích, dẫn truyền các xung thần kinh từ các cơ quan thụ cảm và các trường thụ cảm. Các sợi
25 thần kinh làn nhiệm vụ giống nhau tập hợp lại tạo thành các loại dây thần kinh khác nhau: Dây thần kinh hướng tâm (dây cảm giác) dẫn truyền xung thần kinh từ các cơ quan thụ cảm về thần kinh trung ương. Dây thần kinh ly tâm (dây vận động) dẫn truyền xung thần kinh từ các trung khu đến cơ quan thừa hành. Dây pha đảm nhiệm chức năng liên hệ các phần trong hệ thần kinh.
Các hạch thần kinh: hạch sao, hạch bụng…có tác dụng như trạm trung chuyển các xung thần kinh hướng tâm, các xung thần kinh khi qua hạch thần kinh sẽ được xử lí sơ bộ, lưu trữ trước khi đưa lên trung ương thần kinh.
Phân loại thần kinh chức năng ta có hệ thần kinh động vật và thực vật.
Hệ thần kinh động vật bao gồm não bộ, tuỷ sống và các sợi dẫn của nó, các sợi thần kinh phân bố ở các cơ quan vận động, trong cơ…đảm bảo tiếp nhận kích thích, dẫn tuyền xung thần kinh về các trung khu ở tuỷ sống và não bộ. Đồng thời dẫn truyền các xung thần kinh hướng tâm đến cơ quan thừa hành.
Hệ thần kinh động vật đảm nhiệm chức năng điều khiển, phối hơp, đảm bảo các hoạt động, hành vi, cảm xúc của cơ thể.
Hệ thần kinh thực vật (thần kinh sinh dưỡng) gồm hai phần cơ bản: các trung khu thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở não bộ, tuỷ sống; các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm từ trung khu đến các cơ quan sinh dưỡng (nội tạng trong cơ thể). Thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối lập nhau: thần kinh giao cảm có vai trò tăng cường hoạt động, thần kinh phó giao cảm thì ức chế giảm hoạt động của cơ quan mà nó điều hành.Tuy nhiên chúng luôn hỗ trợ bổ xung cho nhau đảm bảo điều hoà hoạt động các cơ quan nội tạng diễn ra cân bằng.
Tóm lại: Mỗi đơn vị cấu tạo, mỗi loại hình thần kinh chức năng khác nhau đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau, vai trò thể hiện của chúng khác nhau nhưng chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó tương trợ lẫn nhau nhằm thực hiện tốt vai trò của hệ thần kinh là phân công phối hợp, điều khiển, điều hòa, liên hiệp hoạt động các cơ quan tổ chức trong cơ thể một cách nhịp nhàng đảm bảo cơ thể là một thể thống nhất hoàn chỉnh. Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.
1.3.2 Bàn luận graph và hình ảnh về hoạt động thần kinh và hoạt động thần kinh cấp cao.
Hoạt động thần kinh bao gồm hoạt động của tất cả các đơn vị chức năng của hệ thần kinh. Đó là quá trình tiếp nhận tín hiệu kích thích ở cơ quan thụ cảm chuyển thành xung thần kinh dẫn truyền theo dây thần kinh hướng tâm về các trung khu.Tại đây diễn ra quá trình phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin và đưa ra chương thrình hành động truyền theo dây thần kinh ly tâm đến cơ quan thừa hành thực hiện phản ứng.
Dựa vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh và tính chất của phản ứng ta chia hoạt động thần kinh thành hoạt động thần kinh cấp thấp và hoạt động thần kinh cấp cao.
Hoạt động thần kinh cấp thấp không có sự tham gia của vỏ não, cung phản xạ tương đối đơn giản. Mức độ thể hiện là các phản xạ không điều kiện của cơ thể, các phản xạ này mang tính bẩm sinh di truyền. Hình thành trên cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất và hoạt động của các phần thần kinh dưới vỏ, tuỷ sống. Số lượng phản xạ hạn chế và bất biến ở các cá thể cùng loài, nó chiếm phần lớn trong hoạt động sống của động vật.
Hoạt động thần kinh cấp cao là toàn bộ quá trình tiếp nhận, mã hoá, lan truyền, xử lí thông tin, hoạt hoá chương trình hành động và kiểm tra hoạt động ở các cơ quan trong cơ trể thông qua hoạt động của vỏ não.
Cơ sở sinh lý của quá trình hoạt động thần kinh cấp cao là sự hoạt hoá tổ chức lưới đảm bảo trạng thái thức tỉnh của não bộ, quá trình tiếp nhận, sử lí, lưu trữ xung thần kinh của các vùng phản chiếu và các trung tâm dưới vỏ. Và cuối cùng là quá trình hoạt hoá chương trình hành động đưa đến cơ quan thừa hành, kiểm tra, xử lí thông tin phản hồi từ các cơ quan thừa hành.
Cơ sở tín hiệu của hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm cả hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Riêng ở con người hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển và chiếm ưu thế hơn.
Hoạt động thần kinh cấp cao có thể xảy ra nhanh chóng tức thời hay cả một quá trình lâu dài. Nó tuân theo các quy luật thần kinh cơ bản và các quy luật riêng mang tính chất đặt thù của nó.
Hoạt động thần kinh cấp cao rất đa dạng và phức tạp, mức độ thể hiện phụ thuộc vào đặc điểm, trình độ tiến hoá của loài và đặc điểm thần kinh ở mỗi cá thể. Ở
27 con người nhờ có sự tiến hoá vượt bật về cấu trúc, cấu tạo của hệ thần kinh nên hoạt động thần kinh cấp cao cực kì đa dạng và phức tạp thể hiện một đẳng cấp vượt bật so với động vật trong tự nhiên. Làm cho hoạt động của con người trở nên phong phú, đa dạng với nhiều màu sắc, sắc thái khác nhau tạo nên xã hội loài người. Hoạt động thần kinh cấp cao nâng con người lên một tầm cao mới tách biệt khỏi giới động vật bình thường. Hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm:
+ Hoạt động phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Nữ thường ăn chua khi nghe nói đến Me, Chanh thì sẽ tiết nước bọt và thèm ăn.
+ Các quá trình ức chế thần kinh cấp cao.
Ví dụ khi ta làm việc quá sức não bộ sẽ bị ức chế và dẫn đến buồn ngủ.
+ Hoạt động cảm xúc, hành vi.
Ví dụ: Khi thất bại trong công vệc ta thường buồn và đôi khi khóc, hoặc khi thành công ta thường vui vẻ cười đùa.
+ Trí nhớ, tư duy.
Ví dụ: ta thường nhớ nhứ những gì đã xảy ra trong quá khứ, hoặc khi học toán ta thường ghi nhớ công thức sau đó tư duy trừu tượng để giải bài tậpkhác.
+ Giấc ngủ và hệ quả của giấc ngủ.
Ví dụ: giấc ngủ bình thường hàng ngày, hiện tượng chiêm bao, mộng du bóng đè, hiện tượng thôi miên.
Tóm lại: Dù hoạt động thần kinh cấp cao hay cấp thấp đều nhằm thực hiện chức năng phân công, phối hợp, điều khiển, điều hoà hoạt động các cơ quan trong cở thể một cách nhiệp nhàng. Đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống ở mức cao nhất.
II.HỆTHỐNGGRAPH,HÌNH ẢNHVÀBÀNLUẬNVỀ CÁCQUYLUẬTHOẠT