CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC LĨNH HỘI TRI THỨC, CÁC PHƯƠNG THỨC

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG I TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC LĨNH HỘI TRI THỨC, CÁC PHƯƠNG THỨC

HÀNH ĐỘNG VÀ PHƯƠNG THỨC TƯ DUY

Lĩnh hội (thông hiểu, nắm vững) là sự hoà nhập kinh nghiệm mới với kinh nghiệm đã có trước đây, hồ nhập thơng tin mới với thơng tin đã biết. Nó là sự chuyển hố kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được thành tài sản của cá nhân, nghĩa là thành thuộc tích của cá nhân.

Lĩnh hội có thể là tự phát hay tự giác. Sự lĩnh hội tự giác có thể do tự học hay do quá trình dạy học có mục đích đem lại.

Người ta phân biệt các loại lĩnh hội tuỳ theo nội dung được lĩnh hội. Trong Tâm lý học sư phạm, lĩnh hội thường được phân chia thành sự lĩnh hội tri thức, sự lĩnh hội các phương thức hành động (kỹ năng, kỹ xảo) và phương thức tư duy. Mỗi loại hoạt động đòi hỏi những phương thức lĩnh hội đặc trưng riêng biệt.

3.1. Lĩnh hội khái niệm

Khái niệm là toàn bộ những hiểu biết của con người đã được khái quát về một loại sự vật, hiện tượng nào đó.

Sự lĩnh hội khái niệm là sự phản ánh vào trong ý thức của mỗi người toàn bộ những hiểu biết mà loài người đã xác định được về một khái niệm nào đó. Sự lĩnh hội khái niệm của các mơn học khác nhau có các đặc trưng khác nhau.

được xác định. Song như thế khơng có nghĩa lĩnh hội là q trình chuyển tải giản đơn, thụ động từ giáo viên sang người học mà thực sự nó là một q trình tư duy tích cực vì người học lĩnh hội kinh nghiệm của lồi bằng kinh nghiệm của mình.

Quá trình lĩnh hội khái niệm được biểu hiện ở hai thành phần sau:

¾ Hiểu khái niệm: Là q trình hồ nhập khái niệm đó vào hệ thống khái niệm đã có của bản

thân theo một lơgic nhất định.

¾ Vận dụng được khái niệm: Quá trình lĩnh hội khái niệm của mỗi cá nhân diễn ra theo 4 mức

độ sau:

- Lĩnh hội khái niệm thông qua việc hiểu được những dấu hiệu không bản chất, những kinh nghiệm riêng lẻ của bản thân.

- Lĩnh hội khái niệm thông qua dấu hiện bản chất nhưng không ứng với khái niệm được lĩnh hội.

- Lĩnh hội khái niệm thông qua việc phản ánh được dấu hiện bản chất của khái niệm nhưng không dựa trên những kinh nghiệm cảm tính, phong phú của cá nhân.

- Lĩnh hội khái niệm thông qua việc vừa nắm được dấu hiện bản chất của khái niệm, vừa vận dụng được chúng vào trong thực tiễn.

3.2. Lĩnh hội các phương thức hành động

Sự lĩnh hội các phương thức hành động là một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động học. Các phương thức hoạt động được người học lĩnh hội sẽ trở thành kỹnăng, kỹ xảo của họ.

Học thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn của P.Ia.Ganpêri có giá trị về mặt nghiên cứu sự lĩnh hội các phương thức hành động. Theo thuyết này, muốn hình thành một hành động trí tuệ hồn hảo, nhất nhiết phải tiến hành các giai đoạn xác định sau đây:

- Giai đoạn làm quen sơ bộ với mục đích của hành động, tạo ra động cơ cần thiết ở người học.

- Giai đoạn thiết lập sơ đồ của cơ sở định hướng hành động. Cơ sở định hướng hành động là

một hệ thống các vật định hướng và lời chỉ dẫn giúp con người thực hiện hành động đó. Hệ thống các lời chỉ dẫn và vật định hướng này có thể được cung cấp cho người học với những tính chất khác nhau và dưới những dạng khác nhau, hoặc do bản thân học sinh tự thiết lập lấy, nhưng đó vẫn chỉ là một biểu tượng về hành động sắp tới, về phương thức thực hiện nó, chứ chưa phải là bản thân hành động.

- Giai đoạn thực hiện hành động dưới dạng vật chất hay vật chất hoá. Ở giai đoạn này, hành động cần lĩnh hội được thực hiện như là một hành động thực tế, bên ngoài, với các đồ vật thật (hành động vật chất) hay với các mơ hình như sơ đồ, bản vẽ … (hành động vật chất hóa).

- Giai đoạn hình thành hành động ngơn ngữ bên ngồi (nói hoặc viết) mà khơng dựa vào các phương tiện vật chất hay vật chất hố. Ở giai đoạn này, học sinh phải nói bằng từ của mình

(thành tiếng hay viết) tất cả các thao tác mà nó đã thực hiện theo đúng cơ sở định hướng hành động.

- Giai đoạn hình thành hành động nói thầm bên ngồi. Hành động khơng diễn ra cùng với sự

nói to hay chữ viết, mà nói thầm cho mình về các thao tác được tiến hành.

- Giai đoạn thực hiện hành động trong óc, nghĩa là hành động trí tuệ đã được hình thành.

Quan niệm về sự lĩnh hội theo giai đoạn đã vạch ra được cơ chế phát sinh các hành động trí tuệ như là sự phản ánh các hành động vật chất. Có thể nghĩ rằng, mọi hành động mới về nguyên tắc đối với chủ thể đều bắt đầu được lĩnh hội đúng như quan niệm này. Nhưng tuỳ theo mức độ tích luỹ kinh nghiệm, vốn tri thức và kỹ năng mà sự lĩnh hội các phương thức hoạt động mới, các hành động mới có thể diễn ra mà bỏ qua một số giai đoạn, đặc biệt là hành động vật chất hay hành động nói thầm bên ngồi và bên trong. Hơn nữa, hoạt động tâm lý bên trong sau đó có thể được thể hiện ra bên ngoài - một cách vật chất. Điều này cịn có thể được gây nên bởi chỗ, các yếu tố hành động mới được giữ gìn trong người học và mọi giai đoạn đều đã trải qua trước đây rồi. Cho nên, không phải bất cứ ai và bất cứ trường hợp nào cũng đều phải trải qua 6 giai đoạn hình thành hành động trí tuệ trên đây.

3.3. Sự lĩnh hội phương thức tư duy

Tư duy có vai trị quan trọng trog việc vận dụng các tri thức như là một điều kiện, một thành phần tất yếu của hoạt động. Vì vậy, việc lĩnh hội các phương thức tư duy cũng là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động học.

Các kết quả nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định sự cần thiết phải lĩnh hội các hành động trí tuệ (tư duy) khái quát và đặc trưng với từng môn học riêng lẻ. Sự lĩnh hội các hành động này diễn ra theo 3 cách:

- Học thuộc lòng các phương thức hành động cụ thể và nguyên tắc của chúng do giáo viên vạch ra.

- Dựa vào kinh nghiệm của nhiều ví dụ cụ thể về việc thực hiện các hành động đó.

- Lĩnh hội các vật định hướng được đưa ra và nhờ chúng mà người học nhận thức được cấu trúc của hành động.

Cả ba cách trên đều có hiệu lực trong những điều kiện nhất định, nhưng với mức độ phát triển đầy đủ của người học thì cách lĩnh hội thứ 3 là có hiệu quả nhất.

Sự lĩnh hội các hành động trí tuệ địi hỏi phải có sự thu nhận thơng tìn về một trong các phương thức nêu trên, luyện tập và di chuyển sang các tình huống khác.

Như vậy, sự lĩnh hội các phương thức tư duy đòi hỏi người học phải tham gia thực hiện các cấu trúc thao tác, thực hiện các hành động trí tuệ hay tư duy ở những mức độ phức tạp và độc lập khác nhau. Việc lĩnh hội các phương thức tư duy có liên quan chặt chẽ với các tri thức được xây dựng trên cơ sở các phương thức đó. Cho nên sẽ không đúng nếu cho rằng các phương thức tự nó

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Phân tích bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học.

2. Có bao nhiêu cách học trong thực tiễn cuộc sống? Phân tích ưu điểm và hạn chế của các cách học đó.

3. Q trình hình thành hoạt động học diễn ra như thế nào? 4. Quá trình lĩnh hội khái niệm diễn ra như thế nào?

5. Trình bày học thuyết hình thành hành động trí tuệ của P.Ia.Ganpêrin. Học thuyết này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động dạy học?

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)