CHƯƠNG I NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Tâm lý học lao động xuất hiện vào đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, Tâm lý học lao động được gọi là kỹ thuật tâm lý học, Tâm lý học ứng dụng hay Tâm lý học công nghiệp gắn liền trực tiếp với thực tiễn, với nhu cầu giải quyết một số vấn đề của con người và xã hội. Các nhà tâm lý học V.Stecnơ, H.Muynxtecbec (Đức), Min-man, Tram, G.lipman (Mỹ) … là những người sáng lập ra Tâm lý học lao động ở phương Tây. Những tác phẩm công bố đầu tiên về Tâm lý học lao động đã xuất hiện không lâu trước chiến tranh thế giới lần thứ I. Chẳng hạn, thuật ngữ Kỹ thuật tâm lý học do nhà tâm lý học người Đức V.Stecnơ đề xướng từ năm 1903; Những nhiệm vụ và phương pháp chi tiết của kỹ thuật tâm lý học đã được H.Muynxtecbec mô tả vào năm 1910; Năm 1913 ông xuất bản cuốn Tâm lý học và hiệu suất cơng nghiệp… Có thể nói, phần lớn các cuốn sách thuộc lĩnh vực tâm lý học lao động thời kỳ đầu đều đề cập tới phương pháp và kết quả thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn như việc tuyển chọn công nhân, dạy nghề cho công nhân, các nhân tô gây nên rủi ro trong lao động, mối quan hệ của con người trong lao động …
Trong lịch sử phát triển của mình, tâm lý học lao động phát triển theo ba hướng chủ yếu: - Định hướng và tuyển chọn nghề nghiệp.
- Hợp lý hoá lao động.
- Tâm lý học của các mối quan hệ liên nhân cách.
Đối với hướng phát triển thứ nhất: H.Miinsterberg cho rằng, bằng việc thích ứng con người
với những điều kiện lao động (bằng việc tuyển chọn)thì nhữngmục đích của tâm lý học lao động mới có thể đạt được. Đó là: tìm ra được người cơng nhân tốt nhất; tiến hành lao động trong những điều kiện tốt nhất và thu được những kết quả tốt nhất có thể được. Để phụ vụ cho hướng nghiên cứu này, ở phương Tây và Liên Xơ (trước đây) đã xuất hiện nhiều phịng hướng nghiệp. Năm 1915 phòng hướng nghiệp đầu tiên đã được thành lập ở Bostơn. Từ năm 1916 những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Italy. Ví dục, ở Đức năm 1925-1926
đã có 567 phịng tư vấn nghề nghiệp đặc biệt, đã nghiên cứu gần 400.000 thanh thiếu niên trong 1 năm. Vào thời kỳ này, công tác tư vấn đã được chú ý ở Anh - nước này đã thành lập một Hội đồng quốc gia đặc biệt nghiên cứu về vấn đề này.
Đối với hướng phát triển thứ hai: Về vấn đề hợp lý hoá lao động, từ năm 1882 Frêđêriv Taylo
(1854-1915) đã bắt đầu quan tâm đến việc tổ chức hoạt động lao động trên cơ sở chia các thao tác lao động thành những đơn vị đơn giản để loại bỏ những động tác thừa và như vậy sẽ làm giảm thời gian thựchiện các thao tác (Phương pháp Taylo hay Dây chuyền Taylo). Việc cải tiến thao tác, cải tiến tổ chức, cải tiến công cụ mặc dù phải chi thêm các khoản tiền để tạo ra các điều kiện lao động mới nhưng thời gian bốc dỡ một tấn hàng giảm từ 7-8 giờ xuống 3-4 giờ, số công nhân trong một nhà kho từ 500 người giảm xuống còn 140 người và tất nhiên tiền lai thu được của nhà tư bản cũng rất lớn.
Cùng vào khoảng thời gian đó, F.B.Gilbreth (một kỹ sư) và vợ ông là L.M.Gilbreth (nhà tâm lý học) trong khi nghiên cứu việc hợp lý hoá các động tác lao động, đã đưa ra một số kỹ thuật phân tích mới là chụp ảnh và quay phim các thao tác lao động. Họ đã xác định được 17 yếu tố động tác được bao hàm trong các thao tác lao động.
Năm 1911 F.B.Gilbreth đã xuất bản cuốn sách tại New York có tiêu đề Nghiên cứu các động
tác: Kinh nghiệm tăng cường hiệu suất lao động của công nhân. Những nghiên cứu này đã được
R.M.Barnes tiếp tục và năm 1927 ông đã xác lập được các nguyên tắc tiết kiệm động tác và 22 quy tắc hợp lý hoá động tác lao động.
Đối với hướng phát triển thứ 3: Theo hướng nghiên cứu này xuất hiện nhiều nghiên cứu đề cập
tới sức làm việc của con người. Ví dụ, trong khoảng thời gian từ 1901-1903 bằng những thực nghiệm của mình, nhà tâm lý học Nga I.M.Xêsênơp đã nêu lên cơ sở sinh lý của các quá trình tâm lý quyết định chất lượng của quá trình lao động. Và sau khi xác định các tiêu chuẩn về thời gian tối ưu của một ngày lao động, ông đã đặt nền móng cho học thuyết về sự nghỉ ngơi tích cực.
Năm 1905, F.Kraepelin đã sử dụng các phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu lao động và đề xuất việc đo đạc sự mệt mỏi. Năm 1910 J.M.Lahy quan tâm đến các điều kiện lao động của các công nhân sắp chữ trong nhà in, tìm tịi các dấu hiệu khách quan của sự mệt mỏi trong lao động trí óc theo tinh thần chống lại quan điểm của Taylor.
Để phục vụ cho các nghiên cứu về tâm lý học lao động, ở nhiều nước đã thành lập cá phịng thí nghiệm tâm - sinh lý trong các nhà máy lớn hay các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành lao động cơng nghiệp. Ở các phịng thí nghiệm này đã tiến hành có kết quả nhiều cơng trình nghiên cứu về tâm lý học lao động. Song có một số phịng thí nghiệm lại do những người không được đào tạo về chuyên môn đảm nhiệm bên khơng đem lại những lợi ích thiết thực.
Vì vậy, tiếp theo là thời kỳ người ta tỏ ra dè dặt đối với những nghiên cứu đó bởi vì chúng đã bỏ qua những khía cạnh rất quan trọng của quá trình tri giác, tư duy và xem con người thuần tuý
Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị quân sự trong chiến tranh thế giới thứ II đã gây được sự chú ý của các nhà chuyên môn (các kỹ sư, nhà tâm lý học, nhà quân sự) vì hiệu quả sử dụng và độ tin cậy của các thiết bị mới khơng đạt tới mức hồn thiện về kỹ thuật. Việc tuyển chọn và đào tạo các thao tác viên trong quân đội chưa đầy đủ vì các thiết bị quân sự chưa quan tâm tới khả năng cũng như giới hạn của con người sử dụng chúng. Lúc này, con người khơng cịn được xem như là một động cơ sống đơn giản chỉ thực hiện những động tác. Lúc này có sự phói hợp chặt chẽ giữa các nhà tâm lý học và các nhà kỹ thuật trong việc chế tạo ra các thiết bị quân sự phù hợp với giới hạn sử dụng của con người. Điều này dẫn tới sự ra đời của chuyên ngành Tâm lý học kỹ sư .
Vào cuối giai đoạn 1950-1960 xuất hiện sự thay đổi trong quan điểm của tâm lý học lao động. Lúc này, việc nghiên cứu phải được tập trung vào hệ thống, sự vận hành của hệ thống phụ thuộc vào sự vận hành của con người và máy móc. Như vậy, đối tượng của tâm lý học lao động được mở rộng và đa dạng trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn.
Khởi đầu của những nghiên cứu về mối quan hệ người - người được biết tới dưới tên gọi là
Các nghiên cứu của nhóm Harvard. Đây là nghiên cứu được E.Mayo khởi xướng và lãnh đạo vào
năm 1927 ở Công ty điện lực miền Tây (Mỹ). Cùng với các nghiên cứu khác, tâm lý học lao động đã cho thấy, ngoài những yếu tố vậy lý cịn có các yếu tố tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng tới hiệu suất lao động như động cơ, hứng thú, nhu cầu được khẳng định và đánh giá, các mối quan hệ liên nhân cách, cấu trúc nhóm lao động … Trên cơ sở những nghiên cứu đó, năm 1933 Mayo đã viết cuốn Những vấn đề con người của nền văn minh công nghiệp. Trong tác phẩm này ơng khẳng đình rằng, lý thuyết hiện đại về công tác quản lý phải dựa trên nền tảng của những thành tựu tâm lý học. Học thuyết về các mối quan hệ của con người do Mayo xây dựng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ở Việt Nam, ngành sinh lý học lao động mới bắt đầu thực sự hoạt động từ năm 1963. Tuy còn non trẻ nhưng nó đã có những đóng góp đáng kể cho sản xuất và chiến đấu. Song trong những năm qua, những cơng trình nghiên cứu của tâm lý học lao động và việc ứng dụng chúng trong thực tiễn chưa nhiều. Điều này có ảnh hưởng nhất định tới việc nâng cao hiệu suất trong lao động … Trong thời gian tới, tâm lý học lao động ở Việt Nam cần có sự đổi mới cả về lý luận và thực tiễn. Có như vậy, lĩnh vực khoa học này mới có chỗ đứng vững chắc trong cuộc sống.