NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 63 - 72)

CHƯƠNG II TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN

4. NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hồn thành có kết quả hoạt động ấy. Vậy năng lực của người giáo viên là tổ hợp (tổng hợp) những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của nghề dạy học, nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện có kết quả nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

Khi bàn về năng lực của người giáo viên, cần chú một số điểm cơ bản sau:

- Năng lực của người giáo viên khơng phải là một thuộc tính riêng lẻ hoặc những thuộc tính rời rạc của cá nhân, mà là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân. Những thuộc tính đó có quan hệ qua lại, bù trừ cho nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau.

- Nói tới năng lực của người giáo viên khơng phải là cách nói chung chung, mà bao giờ cũng xem xét, nhìn nhận nó qua hoạt động cụ thể nào đó (năng lực về một loại hình

giảng dạy và giáo dục cụ thể nào đó). Khơng phải bất cứ một thuộc tính nào của cá nhân cũng phù hợp với yêu cầu của bất kỳ loại hình hoạt động cụ thể được xác định, cho nên khi nói tới người giáo viên có năng lực hay khơng có năng lực về một hoạt động cụ thể là phải xem xét giữa một bên là yêu cầu của hoạt động và một bên là các thuộc tính cá nhân.

- Những thuộc tính cá nhân tạo nên năng lực của người giáo viên bao gồm cả những đặc điểm tâm lý (như các phẩm chất tư duy, các đặc điểm trí nhớ, sự chú, tưởng tượng ...) và những đặc điểm giải phẫu sinh lí (những đặc điểm của hệ thần kinh). Tổng hợp các thuộc tính của cá nhân đó có cấu trúc nhất định và trong quá trình phát triển của năng lực, cấu trúc này ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

- Năng lực của người giáo viên có thể phân chia thành ba mức độ:

- Năng lực bình thường.

- Năng lực khá.

- Năng lực tốt (tài năng)\

(Không đề cập tới năng lực yếu vì đã là giáo viên thì khơng thể có giáo viên yếu kém về năng lực.)

Căn cứ vào chức năng đặc trưng của nghề dạy học, người ta phân năng lưc của nguời giáo viên thành các nhóm cơ bản là nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực giáo dục và nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.

4.1. Nhóm năng lực dạy học

4.1.1. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học

Dạy học là một quá trình thuận nghịch (từ giáo viên tới học sinh và người lại), thống nhất giữa hai hoạt động dạy (của giáo viên) và học (của học sinh). Trong quá trình đó, chức năng của người giáo viên là tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh, chức năng của người học là chiếm lĩnh nền văn hó xã hội. Dạy học chỉ có hiệu quả cao khi quá trình đó thực sự là q trình điều khiển được. Kết quả của sự điều khiển phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên hiểu học sinh. Vì vậy, năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục được xem là chỉ số cơ bản của năng lực sư phạm.

Năng lực hiểu học sinh là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong của người học, có thể hiểu biết tường tận về nhân cách và biết quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của các em trong quá trình dạy học và giáo dục.

Năng lực hiểu học sinh được biểu hiện:

- Khi chế biến và trình bày tài liệu học tập, giáo viên biết đặt mình vào địa vị người học, xác định được khối lượng, nội dung bài học, mức độ khó khăn và hình thức trình bày sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh.

- Căn cứ vào một loạt dấu hiệu quan sát được trong giờ học, giáo viên có thể hiểu được những biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn học sinh, dự đoán được mức độ hiểu bài và phát hiện được mức độ hiểu sai lệch của chúng.

- Giáo viên có thể dự đốn được những thuận lợi và khó khăn thi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.

Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và đi sâu tìm hiểu học sinh, nắm vững mơn học mình dạy, am hiểu tâm lý học sinh, tâm lý học sư phạm, có các phẩm chất tâm lý cần thiết như sự tinh ý sư phạm (quan sát), óc tưởng tượng, khả năng phân tích - tổng hợp …

4.1.2. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên

Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phát triển nhân cách người học nhờ một phương tiện đặc biệt là tri thứcmà lời người đã tích luỹ được, nhất là những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung, bản chất cũng như con đường nghiên cứu khoa học mà lồi người đã đi qua. Chỉ có trong điều kiện ấy, giáo viên mới có thể tổ chức cho người học tái tạo và lấy lại những gì cần thiết cho sự phát triển tâm lý và nhân cách của mình, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành phẩm chất và năng lực của con người mới.

Vì cơng việc của người giáo viên đồng thời cũng là công việc nhà nhà giáo dục nên đó là một dạng lao động phong phú và đa dạng. Họ vừa dạy một môn học, lại vừa bồi dưỡng cho thế hệ trẻ một nhãn quan rộng rãi, những hứng thú và thiên hướng thích hợp. Do đó, giáo viên cần có một tầm hiểu biết rộng, chứa đựng vốn tinh hoa văn hoá của dân tộc, của cuộc sống và của khoa học. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên được thể hiện ở:

- Nắm vững và hiểu biết môn học mình giảng dạy.

- Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh trong khoa học liên quan tới môn dạy, biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có những hững thú lớn lao đối với hoạt động này.

- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình. Để có tri thức và tầm hiểu biết, người giáo viên cần có hai yếu tố cơ bản:

- Có nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết (đây là nguồn gốc của tính tích cực và là động lực của việc tự học).

- Có những kỹ năng để làm thoả mãn nhu cầu đó (phương pháp tự học).

Tri thức và tầm hiểu biết có tác dụng mạnh mẽ để tạo ra uy tín cho người giáo viên. Vì vậy, đây là yếu tố hết sức quan trọng để người thầy giáo thực hiện vai trò của nhà giáo dục.

4.1.3. Năng lực chế biến tài liệu học tập

Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ kinh nghiệm của các em và đảm bảo lôgic sư phạm.

Năng lực chế biến tài liệu học tập được thể hiện:

- Giáo viên biết đánh giá đúng tài liệu học tập. Việc đánh giá đúng này sẽ giúp giáo viên xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của học sinh để vừa đảm bảo yêu cầu chung về kiến thức của chương trình, vừa làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức với sự tiếp thưc của người học.

- Giáo viên biết chế biến tài liệu học tập nhằm làm cho nó vừa đảm bảo lôgic của sự phát triển khoa học, vừa phù hợp với lơgic sư phạm và thích hợp với trình độ nhận thức của người học.

Để có được năng lực này, giáo viên phải: - Có tri thức và tầm hiểu biết tốt.

- Có khả năng phân tích - tổng hợp, hệ thống hố kiến thức. - Có óc sáng tạo. Cụ thể:

o Giáo viên biết trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ đọng, chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, biết liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

o Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng có sức lơi cuốn và giàu cảm xúc tích cực.

o Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy năng lực chế biến tài liệu học tập.

4.1.4. Nắm vững kỹ thuật dạy học

Kết qủa của sự lĩnh hội tri thức và chiếm lĩnh đối tượng học tập phụ thuộc vào cấ yếu tố: - Trình độ nhận thức của học sinh.

- Nội dung bài giảng.

- Phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động dạy học.

Điều này cho thấy, người giáo viên khi tiến hành hoạt động dạy học phải biết cách dạy và nâng dần trình độ giảng dạy lên mức năng lực.

Nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững cách tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của người học qua bài giảng. Điều này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Nắm vững kỹ thuật dạy học mới, tạo cho người học có vị trí là người phát minh trong q trình dạy học.

- Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu, làm cho nó trở nên vừa sức đối với người học. - Gây hứng thú, kích thích người học tự tìm tịi, suy nghĩ một cách tích cực và độc lập. - Tạo ra tâm thế có lợi cho việc học tập lĩnh hội kiến thức.

Trong quá trình dạy học, việc hình thành năng lực này khơng dễ dàng, nó là két quả của một q trình học tập nghiêm túc (cả lý luận cơ bản và lý luận nghiệp vụ) và rèn luyện tay nghề cơng phu.

4.1.5. Năng lực ngơn ngữ

Có thể khẳng định rằng, giáo viên khơng thể có năng lực dạy học nếu khơng có năng lực sử dụng ngơn ngữ. Trong dạy học và giáo dục, ngôn ngữ của giáo viên thường hướng vào việc giải quyết một nhiệm vụ nhất định nào đó như truyền đạt kiến thức mới, kiểm tra kiến thức cũ, biểu thị sự đồng tình hay khơng đồng tình …

Năng lực ngơn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như bằng hành vi cử chỉ, nét mặt và điệu bộ.

Năng lực ngôn ngữ của người giáo viên được biểu hiện ở cả nội dung và hình thức, do đó ngơn ngữ của giáo viên phải sâu sắc về nội dung, giản dị về hình thức.

¾ Về nội dung

- Từ mỗi đơn vị biểu đạt đến tồn bài giảng, ngơn ngữ phải chứa đựng mật độ thơng tin lớn.

- Lời nói phản ánh được tính kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin được liên tục, lôgic.

- Nội dung và hình thức ngơn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau.

- Nhân cách của người giáo viên là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của mình.

¾ Về hình thức

Ngơn ngữ của người giáo viên có năng lực thường giản dị, sinh động, giầu hình ảnh, có ngữ điệu, sáng sủa, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc, trong đó khơng có những sai phạm vềmặt tu từ học, về ngữ pháp, về ngữ âm. Vì thế giáo viên nên trình bày dễ hiểu, có chiều sâu về tư tưởng, có sức lay động tâm hồn người học. Những lời nói cầu kỳ thường không gây được ấn tượng tốt với người học. M.I.Calinin đã viết: “Cái tâm trạng bên trong của con người bạn, bạn hãy cố

gắng dùng lời lẽ thông thường để diễn tả. Bằng lời lẽ giản dị, khơng dùng cơng thức có sẵn thì lời nói của bạ sẽ đi thẳng vào tâm hồn trẻ em ”.

Năng lực ngơn ngữ của người giáo viên cịn thể hiện ở chỗ nó thúc đẩy một cách tối đa sự suy nghĩ và hướng sự chú ý của người học vào bài giảng. Vì thế, giáo viên nên tránh những câu dài, có cấu trúc phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu. Ngược lại, giáo viên cũng nên cân nhắc khơng nói những lời quá ngắn, quá vắn tắt làm cho học sinh khó hiểu. Ngồi ra, người ta cịn thấy rằng sự khơi hài đúng chỗ, sự pha trò nhẹ nhàng, sự châm biếm dí dỏm, có thiện ý sẽ có tác dụng giúp học sinh tích cực suy nghĩ, học tập sơi nổi và tiếp thu tốt.

Nhịp độ ngôn ngữ của giáo viên cũng có một ý nghĩa nhất định. Nếu ngôn ngữ của giáo viên đều đều, đơn điệu sẽ gây mệt mỏi rất nhanh chóng, làm cho học sinh chán chường, uể oải, thờ ơ. Nhịp độ quá gấp cũng gây khó khăn cho các em trong việc lĩnh hội kiến thức, căng thẳng thần kinh. Ngược lại, nhịp độ quá chậm cũng gây ra nhàm chán, tẻ nhạt. Ngồi ra, chúng ta cịn thấy, nói q to, q mạnh hoặc ngược lại quá yếu cũng gây ảnh hưởng không tốt. Cho nên, nhịp độ tối ưu đối với sự lĩnh hội của học sinh là nhịp độ trung bình, hoạt bát.

4.2. Nhóm năng lực giáo dục

4.2.1. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh

Hình thành nhân cách cho học sinh là mục đích chủ yếu của giáo dục, mà nhân cách là tổ hợp những phẩm chất và năng lực theo một cấu trúc nhất định, do đó mọi hoạt động sư phạm phải nhằm hình thành nên những yếu tố đó.

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục và yêu cầu đào tạo để hình dung trước cần phải giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình tới đâu để đạt được hình mẫu trọn vẹn của con

người mới.

Năng lực này thường được biểu hiện ở chỗ:

- Giáo viên phải vừa có kỹ năng tiên đoán sự phát triển của những thuộc tính này hay thuộc tính khác ở từng học sinh, vừa phải nắm được nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ phát triển của từng thuộc tính đó.

- Có hình mẫu rõ ràng về biểu tượng nhân cách của những học sinh khác nhau sẽ thu được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng. - Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo dự án.

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh được tạo nên bởi nhiều yếu tố tâm lý như óc tưởng tượng sư phạm, tính lạc quan sư phạm, óc quan sát sư phạm, niềm tin vào sức mạnh giáo dục và niềm tin vào con người. Nhờ có năng lực này mà công việc của người giáo viên trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.

4.2.2. Năng lực giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Những hình thức chủ yếu của cơng tác giáo dục và học tập đều diễn ra trong những điều kiện của giao tiếp. Khơng có giao tiếp thì hoạt động của giáo viên và học sinh không thể diễn ra. Vì vậy, người giáo viên phải có năng lực giao tiếp sư phạm.

Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, đồng thời biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh quá trình giao

Năng lực giao tiếp sư phạm thường được biểu hiện ở các kỹ năng chính như:

¾ Kỹ năng định hường giao tiếp: Kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ

bên ngồi nào đó như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời gian và không gian giao tiếp mà phán đốn chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp.

¾ Kỹ năng định vị: Một điều kiện quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp là

sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Kỹ năng định vị đảm bảo cho việc có

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)