ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 77 - 78)

CHƯƠNG I NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

3.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động

Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học lao động bao gồm: - Bản thân hoạt động lao động.

- Đặc điểm nhân cách của người lao động (nhất là các đặc điểm về nghề nghiệp của họ). - Môi trường xã hội lịch sử và mơi trường sản xuất cụ thể mà trong đó hoạt động lao động

được thực hiện.

- Các dụng cụ lao động. - Các sản phẩm lao động.

- Các phương pháp dạy lao động sản xuất.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý trong năng lực của những người khác nhau để chứng minh một cách khoa học và hồn thiện cơng việc lựa chọn nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.

- Nghiên cứu sự mệt mỏi về mặt tâm lý mà nó làm giảm sút khả năng làm việc nhằm hợp lý hoá chế độ lao động, hồn cảnh lao động và q trình lao động.

- Nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý của những hành động sai sót dẫn đến những trường hợp bất hạnh, những hư hỏng nhằm mục đích ngăn ngừa những sai sót đó.

- Nghiên cứu những quy luật tâm lý của sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, của sự hình thành tay nghề cao nhằm hoàn thiện các phương pháp dạy lao động.

- Nghiên cứu các phương tiện nâng cao năng suất lao dộng, nâng cao văn hoá lao động và tổ chức lao động một cách đúng đắn.

- Nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật làm cho chúng phù hợp với những đặc điểm tâm lý của con người, nhằm mục đích hồn thiện kỹ thuật hiện có và tham gia vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế kỹ thuật mới.

- Nghiên cứu lao động như là một yếu tố phát triển tâm lý bà bù trừ những tổn thương do các bệnh và khuyết tật gây ra để xây dựng một hoạt động lao động hợplý.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động, nhằm xây dựng những tập thể lao động tốt và hình thành thái độ đúng đắn với lao động cho những người lao động.

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)