CHƯƠNG II TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN
6. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁO
6.1. Hình thành trong trường sư phạm
Có những quan điểm khác nhau về việc đào tạo giáo viên song tựu ching lại có 2 quan điểm chính:
- Đào tạo ở trường sư phạm theo phương thức truyền thống, nghĩa là đào tạo với hệ thống các môn học, các chuyên đề thuộc:
o Những môn học cơ sở.
o Những môn học cơ bản.
o Những môn học chuyên ngành.
- Đào tạo chuyên sâu về môn học mà giáo viên sẽ giảng dạy, không cần đào tạo kiểu như trường sư phạm hiện nay. Những người theo quan niệm này cho rằng, để dạy học mơn học nào đó thì chỉ cần giỏi về mơn học học đó mà thồi. Họ cho rằng, có giáo viên giỏi thì mới có trị giỏi.
Cho dù theo quan điểm nào đi chăng nữa thì khi cịn ở trong trường sư phạm giáo sinh cần tận dung cơ hội để tu dưỡng, lĩnh hội toàn bộ chương trình học về khoa học cơng nghệ, chun mơn nghiệp vụ, hình thành và phát triển nhân cách nhà giáo tương lai. Vì đây là những cơ sở quan trọng cho sự phát triển trình độ nghề sau này.
6.2. Hình thành trong quá trình hành nghề
6.2.1. Tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình hành nghề
Tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên là con đường thuận lợi và có hiệu quả nhất để nâng cao trình độ tay nghề và hoàn thiện nhân cách. Ngoài ra, hoạt động này cịn giúp giáo viên ln đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội.
6.2.2. Đào tạo tiếp (đào tạo nâng cao trình độ)
Trong xu thể chuẩn hóa và hiện đại hóa của nền giáo dục thì người giáo viên là nhân tố được quan tâm đặc biệt vì họ có vị trí quan trong và là người quyết định chất lượng giáo dục. Theo quy luật đó, Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chủ trương này được cụ thể hóa và được quy định rõ trong Điều 70 Luật Giáo dục: “Nhà nước có
chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chun mơn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học để nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, được
hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”.
Chủ trương này đã được ngành giáo dục triển khai thực hiện từ nhiều năm nay bằng cách tạo điều kiện để giáo viên được học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trình độ đào tạo đối với giáo viên. Ngành giáo dục đã mở ra nhiều phương thức đào tạo cởi mở, linh
họat dành cho những giáo viên có nhu cầu, có điều kiện nhất định học tập để đạt trình độ cao hơn. Hiện nay có các loại hình đào tạo như:
- Theo học các khóa đào tạo chính quy tại các trường Đại học hoặc cao đẳng.
- Học chính quy tại chức hoặc học tại chức, học từ xa, tạo điều kiện để giáo viên có thể theo học được thuận lợi vì phương thức này kết hợp một phần chính quy với một phần tự học.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày vai trị và vị trí của người giáo viên trong xã hội hiện đại. 2. Phân tích những đặc điểm lao động sư phạm của nghề dạy học.
3. Phẩm chất thế giới quan có ý nghĩa như thế nào đối với người giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục?
4. Phân tích vai trị của lịng tin u học sinh và lòng yêu nghề trong lao động sư phạm của người giáo viên.
5. Thế nào là năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục? Theo bạn, cần rèn luyện như thế nào để có được năng lực trên?
6. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên có vai trị như thế nào trong hoạt động dạy học và giáo dục ? Nêu các cách thức hình thành tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên.
7. Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động dạy học? 8. Năng lực ngơn ngữ có vai trị như thế nào trong hoạt động sư phạm của người giáo viên? 9. Phân tích những biểu hiện cụ thể của năng lực ngơn ngữ.
10. Phân tích vai trị của năng lực giao tiếp sư phạm trong hoạt động dạy học và giáo dục. 11. Thế nào là năng lực cảm hoá học sinh?
12. Trong dạy học và giáo dục, năng lực khéo léo đối xử sư phạm được thể hiện như thế nào ? Trình bày vai trị của năng lực khéo léo đối xử sư phạm đối với hoạt động dạy học và giáo dục. 13. Trình bày những biểu hiện của nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm. Nêu các biện
pháp để hình thành năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.
14. Uy tín của người giáo viên có vai trị như thế nào trong hoạt động dạy học và giáo dục? Nêu các biện pháp để hình thành uy tín thực của người giáo viên.