VẤN ĐỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC

2. VẤN ĐỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI

Như trên đã đề cập, xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý là một trong những biện pháp chính góp phần khắc phục tính đơn điệu của quá trình lao động. Muốn xây dựng một chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý cần phải tính tới các yếu tố như sự mệt mỏi, sức làm việc, thời gian giải lao.

2.1. Sự mệt mỏi

Mệt mỏi là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động như là kết quả của sự cố gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi bình diện: sinh hố, sinh lý và tâm lý. Mệt mỏi là kết quả của sự tích luỹ và tác động các các yếu tố khác nhau như sự cố gắng về thể chất, về trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường, vật lý, cường độ và tần suất các vận động, sự đơn điệu, tình trạng sức khoẻ của cơ thể, dinh dưỡng không hợp lý, các yếu tố xã hội …

Mệt mỏi biểu hiện ở:

- Giảm khả năng lao động dẫn đến giảm năng suất lao động.

- Có sự biến đổi về sinh lý (trong hoạt động cơ bắp cũng như hoạt động thần kinh trung ương).

- Có sự biến đổi về mặt tâm lý (tăng số lỗi, không bao quát hết các trường tri giác, các phản ứngtrả lời bị thay đổi).

Có ba loại mệt mỏi:

- Mệt mỏi chân tay (cơ bắp), là sự mệt mỏi do các loại lao động chân tay gây ra. - Mệt mỏi trí óc (mệt óc), là sự mệt mỏi do các loại lao động trí óc tạo nên.

- Mệt mỏi cảm xúc, là sự mệt mỏi do hoàn cảnh chờ đợi thụ động tạo nên, hoặc do những tình huống căng thẳng trong lao động tạo nên.

Việc phân chia sự mệt mỏi thành ba loại như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế lao động sản xuất, sự mệt mỏi của người lao động thường có dạng tổ hợp của cả ba loại trên, vì các loại đó có liên quan tới nhau.

Mệt mỏi chính là một phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ cơ thể. Lao động được tổ chức không hợp lý sẽ dẫn đến sự tiêu tốn nhiều năng lượng. Nếu quá mệt thì cơ thể sẽ suy sụp, cho nên mệt mỏi là một hiện tượng khách quan, con người có làm việc thì có mệt mỏi. Vấn đề là ở chỗ phải làm như thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm. Muốn vậy phải dựa trên cơ sở tìm hiểu các nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong lao động để đề ra các biện pháp ngăn chặn sự mệt mỏi quá sớm. Theo các nhà tâm lý học, có ba loại nhân tố gây ra mệt mỏi:

- Nhân tố cơ bản, là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lý.

- Nhân tố bổ sung, là nhân tố mà bản thân nó trong điều kiện nhất định cũng có thể trực tiếp

- Nhân tố thúc đẩy, là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dàng xảy ra.

Do vậy, biện pháp chính để ngăn ngừa không cho mệt mỏi xảy ra sớm là sự tổ chức hợp lý bản thân quá trình lao động. Ngoài ra, các biện pháp cải thiện hoàn cảnh và phương tiện, điều kiện lao động cũng có ý nghĩa quan trọng. Khi mệt mỏi được giảm bớt thì sức làm việc được nâng lên. Việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau. Đó là những phương pháp có thể phát hiện cả những biến đổi về mặt sinh lý lẫn những biến đổi của các quá trình tâm lý, đồng thời vẫn theo dõi được những thay đổi về số lượng và chất lượng của sản phẩm hoạt động. Các chỉ số tâm-sinh lý được đánh giá bằng các phương pháp đo tuần hồn và hơ hấp; điện tim; điện não; kết quả thị lực; các phép thử đo phản ứng vận động đối với các kích thích thị giác và thính giác; các phép đo khả năng bền bỉ đối với sự cố gắng về thể chất và trí tuệ; những biến đổi của chú ý, trí nhớ, tư duy … Các chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp; lứa tuổi; năng lực; điều kiện sống; các mối quan hệ liên nhân cách. Người ta thấy, những bảng hỏi được sử dụng thành công nhất là những bảng hỏi trong đó nghiệm thể đánh giá cả cường độ của hoạt động lẫn những hậu quả đã được trải nghiệm.

2.2. Sức làm việc

Sức làm việc là một khái niệm sinh lý, thường do sinh lý học nghiên cứu trong một số chỉ số ở người và động vật. Sức làm việc nói lên khả năng làm việc dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi sớm.

Sức làm việc của con người phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể chia thành hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố bên ngồi và nhóm nhân tố bên trong.

¾ Nhóm nhân tố bên ngồi

Thuộc vào nhóm nhân tố bên ngồi có những yêu cầu của sản xuất đối với tính chất của hoạt động sản xuất (tầm quan trọng và mức độ trách nhiệm của việc thực hiện nhiệm vụ, tính chất của các động tác, sự phức tạp của chúng, độ chính xác, cường độ của chúng, những đòi hỏi đối với các cơ quan phân tích …), những điều kiện trong mơi trường vật lý và xã hội của lao động (khơng khí tâm lý trong nhóm, các điều kiện về sinh phịng bệnh, điều kiện xã hội của đời sống người lao động, trình độ chun mơn, thâm niên cơng tác …).

¾ Nhóm nhân tố bên trong

Thuộc nhóm những nhân tố bên trong có tính chất của những phản ứng trả lời, của các quyết định và các động tác lao động do địi hỏi của q trình lao động quy định, tình trạng của các hệ thống cơ quan khác nhau và trước hết là các cơ quan tham gia vào cơng việc chun mơn đó, trạng thái thần kinh - tâm lý, trạng thái mệt mỏi ….

Trong thời gian một ngày lao động sức làm việc có những biến đổi xác định, mang tính quy luật, không phụ thuộc vào những công việc khác nhau. Trong một ngày làm việc, sức lao động có 3 giai đoạn rõ rệt:

Đây là giai đoạn sức làm việc được tăng dần lên và cuối cùng đạt được tốc độ tối đa. Những lúc mới bắt đầu làm việc thù các chỉ số kinh tế kỹ thuật đều ở mức độ tương đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng sinh lý. Sự đi vào công việc dần dần trong một hoạt động lao động cụ thể là hậu quả ảnh hưởng của các nhân tố phụ khác nhau lên con người trước lúc bắt đầu lao động. Sự đối kháng giữa hai hệ thống chức năng cơ sở và chức năng phụ sẽ tạo nên xung đột về sinh lý thần kinh, bao gồm cả chức năng phối hợp của não bộ. Trong thời gian xung đột sinh lý thần kinh, các kỹ xảo lao động không được vững chắc, đồng thời hay có các động tác thừa. Do vậy, các chỉ số kinh tế - kỹ thuật trong quá trình lao động đều thấp. Do sự luyện tập các kỹ xảo mà sự xung đột sinh lý thần kinh được khắc phục hồn tồn và bắt đầu hình thành trạng thái chức năng bình thường, và các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đạt mức cao nhất.

¾ Giai đoạn sức làm việc tố đa (sức làm việc ổn định):

Là giai đoạn sức là việc ổn định ở mức cao nhất. Dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn này là các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đều cao, đồng thời có sự hạ thấp tình trạng căng thẳng của các chức năng sinh lý do sự xung đột thần kinh lúc trước gây nên.

Giai đoạn này xuất hiện và được duy trì khi xung đột sinh lý thần kinh giữa hệ thống chức năng cơ sở và các hệ thống chức năng khác được khắc phục và khôi phục được sự phối hợp giữa chúng. Giai đoạn này thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể người lao động. Các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đạt mức độ tối đa, các chỉ số sinh lý đạt mức độ tối ưu và đường cong của sức làm việc mang tính chất ổn định trong suốt một thời gian dài.

¾ Giai đoạn sức làm việc giảm sút (giai đoạn sự mệt mỏi phát triển):

Đây là giai đoạn trong đó các chỉ số kinh tế - kỹ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động giảm sút, chất lượng sản phẩm kém đi, sự căng thẳng của các chức năng sinh lý tăng lên.

Về bản chất, giai đoạn này là sự xung đột sinh lý thần kinh căng thẳng giữa hệ thống chức năng cơ sở và hệ thống chức năng phục hồi. Tuỳ theo mức độ căng thẳng của xung đột mà trong cơ thể người lao động sẽ hình thành trạng thái ranh giới và sau đó có thể hình thành cả trạng thái chức năng bệnh lý nữa.

Tuỳ theo các loại hình lao động và các điều kiện hay hồn cảnh cụ thể khác nhau mà thời gian của giai đoạn một dao động từ vài phút đến 1.5-2 giờ; giai đoạn hai dao động từ vài phút đến vài giờ; giai đoạn ba cũng có những khoảng thời gian khác nhau từ vài phút đến vài giờ.

Ở nửa sau ngày lao động, nghĩa là sau khi ăng trưa, ba giai đoạn trên lặp lại một cách kế tiếp nhau. Trong một số trường hợp, ở cuối ngày lao động lại không xảy ra sự hạn thấp sức làm việc mà là sự nâng cao sức làm việc do tác động xúc cảm khi nhìn thấy trước sự kết thúc công việc. Ở nửa sau của ngày làm việc thì giai đoạn một ngắn hơn so với ở nửa ngày đầu (chỉ kéo dài 10-30 phút), giai đoạn 2 cũng ngắn hơn, sức làm việc tối đa cũng thấp hơn (vì sự nghỉ trưa có đúng lúc và đầy đủ thời gian cũng không thể đẩy lùi được sự mệt mỏi đã được tích luỹ) và ở giai đoạn 3

sự mệt mỏi cũng xảy ra nhanh hơn. Nhìn chung, sức làm việc của nửa ngày đầu cao hơn nửa ngày sau từ 30% đến 40%.

Sức làm việc của con ngừoi cũng không ổn định trong suốt một tuần làm việc. Ở đây cũng có những biến đổi mang tính chất quy luật như những biến đổi trong một ngày làm việc, nghĩa là cũng có đủ ba giai đoạn nói trên. Người ta cũng nhận thấy sức làm việc tối đa thường xuất hiện vào ngày thứ tư, tức là vào giữa tuần (điều này tương tự đối với hoạt động học tập của học sinh).

Sức làm việc cũng biến đổi trong thời gian cả năm. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy sức làm việc tối đa được thấy vào những tháng mùa đông, và sức làm việc thấp nhất rơi vao những tháng mùa hè trong năm.

Việc nghiên cứu sức làm việc có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Căn cứ vào những nghiên cứu này chúng ta có thể tổ chức các giờ giải lao trong một ngày làm việc sao cho hợp lý và có cơ sở khoa học.

2.3. Các giờ giải lao

Vấn đề các giờ giải lao đã được nghiên cứu một cách khá đầy đủ. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi đưa thêm giờ giải lao người lao động sẽ ít mệt mỏi hơn và năng suất lao động tăng cao hơn. Khơng có quy tắc chung cho việc xác định số lần giải lao và sự phân bố chúng trong một ca lao động. Điều đó phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của sản xuất, của phân xưởng và các loại lao động cụ thể.

Tuy nhiên, khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Những lần nghỉ giải lao đầu tiên về cơ bản mang tính chất dự phịng, do đó lần giải lao đầu tiên nên được bắt đầu sau khi đã bắt đầu làm việc được từ 1.5-2 giờ. Lần giải lao này rất quan trọng vì nó hạ thấp được sự mệt mỏi đã được tích luỹ cho đến lúc này (tuy khơng lớn). Có thể dùng lần nghỉ giải lao đầu tiên này để ăn sáng đối với những người lao động chưa kịp ăn gì hoặc khơng thích ăn q sớm.

- Trong nửa đầu của ngày lao động có thể chỉ tổ chức một lần giải lao, nếu giờ nghỉ ăn trưa được bố trí vào đúng giữa ngày làm việc (sau 4 giờ làm việc). Còn nếu giờ nghỉ ăn trưa lẫn vào nửa sau của ngày làm việc thì ở nửa đầu của ngày làm việc cần thêm một lần giải lao nữa.

- Trong nửa sau của ngày làm việc cần phải có một vài lần giải lao sau khi đã bắt đầu làm việc được 1-1.5 giờ. Ở đây, về cơ bản các lần giải lao thực chất là nghỉ ngơi vì đã bắt đầu xuất hiện sự mệt mỏi.

- Thời gian các lần giải lao phần lớn phụ thuộc vào mức độ của gánh nặng thể lực và tâm lý. Với những công việc đều đều và đơn điệu, không địi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng thì mỗi lần giải lao là 5 phút. Với công việc mà gánh nặng thể lực lớn hơn đòi hỏi sự chú ý, sự

Đồng thời cũng có những quan điểm cho rằng, trong những điều kiện vững chắc như nhau thì nhiều lần giải lao ngắn tốt hơn là ít lần giải lao dài. Tuy nhiên, sự quyết định cuối cùng được thực hiện sau khi đã nghiên cứu động thái của sức làm việc của người lao động ở một bộ phận sản xuất cụ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)