PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG I NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

Phương pháp nghiên cứu là toàn bộ những cách thức và con đường để nghiên cứu một lĩnh vực nhất định. Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật phân tích hệ thống người - máy - mơi trường, được phân chia và hợp nhất thành nhiều nhóm khác nhau. Người ta thường phân thành hai nhóm lớn là các phương pháp nghiên cứu định tính và các phương pháp nghiên cứu định lượng. Dưới đây là một số phương pháp và kỹ thuật phân tích định tính.

4.1. Nghiên cứu tư liệu

Việc phân tích thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu các tư liệu của hệ thống. Ở đây là những tư liệu của một hệ thống tương tự, bản thiết kế, tài liệu chuyên môn, các tiêu chuẩn, các

hướng dẫn kỹ thuật, các số liệu thống kê có liên quan đến sản xuất, năng suất lao động, các tai nạn, các hỏng hóc.

Việc nghiên cứu tư liệu là giai đoạn đầu tiên và bắt buộc song nên kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác.

4.2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra góp phần thu thập thơng tin có ích trực tiếp từ những người hiểu biết tốt nhất về hệ thống, các liên hệ thông tin đang tồn tại, đặc điểm, nét đặc biệt của các liên hệ đó. Muốn vậy, phải làm cho những người được hỏi hiểu thật rõ mục đích của cuộc điều tra và phải tạo được bầu khơng khí hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.

Các cứ liệu của phương pháp điều tra cần được sử dụng một cách thận trọng vì một số câu trả lời khơng đúng sự thật hoặc một số câu trả lời không đúng nội dung.

4.3. Phương pháp quan sát

Có hai cách quan sát: quan sát liên tục và quan sát gián đoạn

4.3.1. Quan sát liên tục

Người nghiên cứu sẽ quan sát và ghi lại toàn bộ những sự kiện và tình huống xảy ra ở nơi tiến hành quan sát. Trong khi quan sát có thể sử dụng một số kỹ thuật thu thập thông tin như dụng cụ đo thời gian, máy quay phim, máy ghi âm. Trong bất cứ trường hợp nào cũng nên cho người bị quan sát biết trước mục đích quan sát vào tạo bầu khơng khí tin tưởng lẫn nhau.

4.3.2. Quan sát khơng liên tục (gián đoạn)

Mục đích của phương pháp này cũng giống như quan sát liên tục. Áp dụng phương pháp này có thể quan sát được (một cách lần lượt) nhiều vị trí làm việc. Người ta lấy một khoảng thời gian đã được xác đinh và chỉ tiến hành quan sát tại cùng một vị trí, cần xác định một khoảng thời gian đủ lớn để người nghiên cứu có thể di chuyển sang vị trí làm việc thứ hai, là vị trí mà người nghiên cứu tiến hành quan sát trong một thời gian xác định. Số lần quan sát đổi với từng vị trí làm việc sao cho có thể đại diện được về phương diện thống kê.

4.4. Kiểm tra bằng đánh dấu bảng hỏi

Kỹ thuật này bao gồm một bảng hỏi có nội dung và thứ tự đã được ấn định, nhằm kiểm tra những khía cạnh khác nhau trong hệ thống. Bảng hỏi có thể rất rộng nếu nó đề cập đến một loạt các vấn đề như các thông số kỹ thuật của máy, q trình cơng nghệ, sự an toàn của lao động, vấn đề tổ chức, mối quan hệ của con người trong lao động …

4.5. Phân tích các ma trận

Đó là kỹ thuật để đánh giá các tình thế và để chỉ ra mối tác động tương hỗ trong hệ thống. Công thức ma trận có thể được phân tích trên cơ sở những kết luận định tính hoặc các phương trình tốn học riêng. Trong công thức này, các yếu tố của hệ thống được phân chia thành ba loại lớn:

- Những yếu tố xác định nằm ngoài hệ thống như lại quy định tính chất, hình thức và các giới hạn của hệ thống.

- Các yếu tố thành phần (máy móc, con người, mơi trường, thiết bị hạ tầng …).

- Các yếu tố tích hợp (các thao tác, giao tiếp thông tin, các cấu trúc tổ chức và quyết định).

4.6. Phân tích các mối liên hệ

Đó là kỹ thuật làm sáng tỏ các mối liên hệ giữa các thành phần hay giữa các yếu tố của một thành phần. Các mối liên hệ này được trình bày bằng đồ thị và được thể hiện bằng những thuật ngữ thống kê là tần số tương đối và giá trị của các liên hệ. Sơ đồ với các số liệu thống kê này sẽ giúp đề xuất những biện pháp hoàn thiện (nếu cần thiết) để tránh sự chống chéo các liên hệ khác nhau giúp cho sự điều khiển tối ưu của người và máy; giúp bố trí phù hợp các yếu tố thơng tin và các thiết bị điều khiển - điều chỉnh.

4.7. Phân tích các sai sót

Theo D.Meister và A.D.Swain có thể định nghĩa sai sót theo nhiều cách khác nhau: thực hiện một hành động không đúng theo yêu cầu; không thực hiện hành động được yêu cầu; thực hiện hành động không tuân theo đúng tuần tự đã được quy định; thực hiện một hành động không được yêu cầu; không thực hiện hành động được yêu cầu trong thời gian đã cho. Tất cả những hành động không phù hợp này chỉ có thể bị xem là sai sót nếu chúng cịn có những điều kiện khác nữa, như: Hành động không phù hợp cần phải được xem xét trong một khung cảnh thao tác hay trong phạm vi mục đích, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống bởi vì ý nghĩa của nó có thể bị thay đổi khi các yếu tố của nhiệm vụ hay bản thân các nhiệm vụ lại được kết hợp vào trong những nhiệm vụ hoắc chức năng mới. Tương tự, ý nghĩa của một hành động không phù hợp có thể thay đổi trong quan hệ với các biến số như stress, động cơ. Để trở thành một sai sót thì hành động khơng phù hợp phải gây ra một hiệu quả tiêu cực (âm tính) thực hoặc tiềm tàng đối với hiệu quả của các tiểu hệ thống hay của hệ thống.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau thì có nhiều cách phân loại các sai sót khác nhau. Cụ thể:

¾ Về thái độ: Theo E.C.Cornell có thể có:

- Sai sót do khơng tơn trọng quy trình đã được xác lập. - Dự đốn khơng đúng.

- Phán đoán sai.

- Phân tích thơng tin khơng đúng (khơng phù hợp). - Thiếu chú ý hoặc thiếu thận trọng.

¾ Về phương diện những ảnh hưởng đối với các thao tác của hệ thống, theo bảng E.Brady

có:

- Những sai sót đi liền với sai sót của trang thiết bị kỹ thuật và xuất phát từ sai sót của hệ thống (sai sót nguy cơ).

- Những sai sót xuất phát từ những sai sót của hệ thống chỉ khi trùng hợp với một số điều kiện nhất định.

Hiện nay, trong nhiều hệ thống đã có những kỹ thuật tự động và nửa tự động để phát hiện các sai sót. Các phương tiện phát hiện sai sót có thể được phân loại thành:

- Các phương tiện phân tích.

- Các phương tiện tổng hợp phân tích.

Người ta có thể xuất phát từ sai sót cuối cùng và dần dần trình bày tất cả các điều kiện và nguyên nhân có thể gây ra sai sót. Đây là một sự phân tích đồng thời các thao tác của con người và của các trạng thái chức năng của trang thiết bị kỹ thuật.

4.8. Phân tích chu trình

Đây là việc xác lập và biểu diễn bằng đồ thị chu trình các thao tác hoặc các giai đoạn khác nhau của q trình truyền thơng tin. Bằng cách nghiên cứu này có thể hồn thiện trật tự diễn ra các thao tác, loại bỏ một s ố thao tác không cần thiết hoặc đưa vào một số thao tác khác. Phân tích chu trình có hai cách:

- Biểu đồ (giản đồ) Kurke: trình bày đồ thị dựa trên sự ký hiệu hoá các thao tác khác nhau.

- Hoạ đồ tổ chức: bao hàm một loạt các thao tác được trình bày dưới dạng các ô vuông nhỏ

và ghi tên các thao tác ở bên trong và trật tự cần diễn ra các thao tác đó. Khi nói về yếu tố con người thì trật tự này có thể được hoặc khơng được tơn trọng. Trong trường hợp khơng được tơn trọng thì bản hoạ đồ tổ chức sẽ là thang chuẩn giúp để so sánh và đồng thời dựa vào đó nâng cao tay nghề cho công nhân.

4.9. Phương pháp thực nghiệm

Nhờ phương pháp này có thể xác định một cách chắc chắn sự ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của các biến số khác nhau đến hiện tượng cần nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến số đó. Việc này có thể làm được vì trong thực nghiệm có biến số sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Trong bất cứ thực nghiệm nào cũng tồn tại hai loại biến số:

- Biến số độc lập là những biến số nhằm nghiên cứu các khả năng và hạn chế trong tri giác,

trí nhớ, hành động của con người.

- Biến số phụ thuộc là những biến số chịu ảnh hưởng của những biến số độc lập và nhờ có

chúng có thể đánh giá được các yếu tố độc lập.

Phương pháp thực nghiệm gồm thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phịng thí nghiệm. Sự khác nhau giữa hai loại thực nghiệm này không chỉ ở chỗ loại thứ nhất diễn ra trong điều kiện thực còn loại thứ hai diễn ra trong phịng thí nghiệm mà cịn ở tính chất của các biến số. Như vậy, thực nghiệm tự nhiên ít được sử dụng hơn vì:

- Khơng phải lúc nào cũng cho phép kiểm sốt chặt chẽ các biến số được nghiên cứu.

- Đôi khi bắt buộc thực nghiệm viên phải chờ đợi sự xuất hiện của các hiện tượng mà anh ta đang quan tâm.

- Nhiều khi không thể thực hiện được.

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong

Một phần của tài liệu Bài giảng tâm lý học chuyên ngành ths dương thị kim oanh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)