3.3.1.1 Nguyên tắc xây dựng chính sách trả lương
- Tất cả các hoạt động SXKD đều được giao kế hoạch tiền lương trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ, lao động định biên và hiệu quả hoạt động. Việc giao kế hoạch và phân phối tiền lương thực hiện theo nguyên tắc: những đơn vị, cá nhân đảm nhận nhiệm vụ, công việc đòi hỏi trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và trách nhiệm cao hơn, có cường độ, năng suất, hiệu quả, lao động cao hơn thì thu nhập tiền lương cao hơn.
- Tiền lương trả cho người lao động theo chức danh công việc và kết quả, hiệu quả làm việc; phù hợp với quan hệ tiền lương, tiền công trên thị trường.
- Tiền lương trả cho người lao động đảm bảo tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân người lao động làm việc tốt hơn; đảm bảo giữ và thu hút lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch và thống nhất trong toàn Công ty; nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, sử dụng quỹ tiền lương.
- Tiền lương hàng tháng trả cho người lao động là tiền lương thực hưởng, không bao gồm các khoản đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.
- Hệ số lương của người lao động được xếp theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP chỉ sử dụng để đóng, hưởng chế độ BHXH và thanh toán một số chế độ tiền lương khác.
3.3.1.2. Quyết toán nguồn tiền lương đối với các đơn vị:
- Cơ sở quyết toán: Các đơn vị quyết toán nguồn tiền lương trên cơ sở đơn giá
tiền lương được giao và khối lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD đạt được
a) Nguồn tiền lương Công ty mẹ, Công ty thành viên và chi nhánh hạch toán kế toán (V1)được hưởng như sau:
V1 = Vđgij + Vvkhj
b) Nguồn tiền lương các đơn vị, bộ phận trực thuộc Công ty mẹ và các Công ty thành viên (V2) được hưởng như sau:
V2 = Vđgij + Vkhacj
Trong đó:
- Vđgij: là nguồn tiền lương theo đơn giá giao của loại hình i kỳ j: quyết toán trên cơ sở ĐGTL kế hoach và khối lượng nhiệm vụ (sản lượng, hiệu quả, lãi gộp…) thực hiện tương ứng.
Vđgij = ĐGi x Kij
+ ĐGi là đơn giá tiền lương loại hình SXKD thứ i
+ Kij là kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD của loại hình thứ i trong kỳ j - Vvkhj: là nguồn tiền lương vượt kế hoạch lợi nhuận của đơn vị tại kỳ j Vvkhj = a x LNj
+ LNj: là phần lợi nhuận vượt kế hoạch được xác đinh tại kỳ j + a là % lợi nhuận vượt kế hoạch được hưởng
- Vkhacj: là nguồn tiền lương khác trích từ quỹ tiền lương dự phòng chung của Công ty mẹ và các công ty thành viên chi trả cho những ngày công hưởng lương và phụ cấp ngoài đơn giá tiền lương đã giao cho đơn vị trong kỳ j
3.3.1.3. Quy định đảm bảo thu nhập
Để thu nhập của người lao động được đảm bảo ổn định hàng tháng nguồn lương được trích của đơn vị thấp hơn 90% quỹ tiền lương kế hoạch (tính theo tháng) thì đơn vị được tạm trích bằng 90% quỹ tiền lương kế hoạch để chi trả cho người lao động và được bù trừ trong các kỳ quyết toán (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).
Nếu quyết toán cả năm nguồn tiền lương được hưởng của đơn vị thấp hơn 90% quỹ lương kế hoạch thì thủ trưởng đơn vị xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan để báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch lao động tiền lương cho phù hợp.
a. Đối với lao động hưởng lương khoán gọn theo công việc: thanh toán làm 02 kỳ, kỳ tạm ứng từ ngày 01-05 trong tháng và kỳ quyết toán từ ngày 15-20 của tháng kế tiếp theo mức tiền lương đã thỏa thuận và khối lượng, chất lượng công việc thực tế hoàn thành trong tháng.
b. Đối với lao động hưởng lương khoán sản phẩm trực tiếp cá nhân: tiền lương của người
lao động được thanh toán hàng tháng làm 02 kỳ, kỳ tạm ứng từ ngày 01-05 trong tháng và kỳ quyết toán từ ngày 15-20 của tháng kế tiếp theo, được xác định như sau:
TLi = ∑ĐGj x Kj +TLdpi
Trong đó:
- TLi là tiền lương trong tháng của người lao động i được hưởng - ĐGj là đơn giá tiền lương sản phẩm thứ j
- Kj là sản lượng, khối lượng nhiệm vụ thứ j người lao động i thực hiện được trong tháng
- TLdpi : là tiền lương được trích từ quỹ tiền lương dự phòng chung như Hội họp, văn nghệ, thể thao, quân sự, phụ cấp công tác xa…
c. Đối với lao động huởng lương khoán sản phẩm tập thể:
- Lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ tại văn phòng Công ty mẹ và các công ty thành viên, chi nhánh hạch toán kế toán: tiền lương của người lao động chia làm 02 phần, phần tiền lương cứng và phần tiền lương mềm.
i. Phần tiền lương cứng: được chi trả làm 02 kỳ, kỳ tạm ứng từ ngày 01-05 trong
tháng và kỳ hai từ ngày 15-20 của tháng kế tiếp và được xác định như sau: b x M” x Hi
TLci = --- x NCi + TLdpi + TLkhaci N
+ Hi: là hệ số lương chức danh của người lao động i
+ NCi là ngày công làm việc thực tế trong tháng của người lao động i + N là ngày công chế độ trong tháng
+ M” là mức lương tối thiểu kế hoạch của khối văn phòng được xác định: Q2
M” = --- ΣHi x 12
Q2 là tổng quỹ lương kế hoạch được giao của khối
Hi là hệ số lương chức danh công việc của lao động i năm kế hoạch b là tỷ lệ trích quỹ lương kế hoạch để chi lương cố định hàng tháng
TLkhaci: la tiền lương khác được trích từ quỹ tiền lương theo đơn giá của đơn vị như tiền lương lễ, tết, phép…
ii. Phần tiền lương mềm (theo hiệu quả làm việc): thanh toán mỗi quý một lần
vào các ngày từ 20-25 của tháng đầu tiên kỳ kế tiếp và được xác định như sau; Qm x ΣTLcij x Ki
TLmi = --- ∑(ΣTLcij x Ki) TLmi là tiền lương mềm của lao động thứ i
TLcij là tiền lương cứng của lao động i nhận được trong tháng j Ki là hệ số hiệu quả công việc cá nhân của lao động thứ i
Qm là quỹ lương mềm của đơn vị, bộ phận được xác định như sau: Qm = QĐG - ΣTLcij + ΣTLdpij
QĐG là tổng quỹ tiền lương được hưởng theo đơn giá của đơn vị, bộ phận trong quý ΣTLdpij: là tiền lương từ quỹ tiền lương dự phòng chung mà người lao động i nhận được trong tháng j
- Đối với lao động khác: tiền lương của người lao động được thanh toán hàng
tháng chia làm hai kỳ, kỳ tạm ứng từ ngày 01-05 trong tháng và kỳ quyết toán từ ngày 15-20 của tháng kế tiếp, xác định cụ thể như sau:
Quỹ lương thực hiện của bộ phận, sau khi trả phần tăng thêm của lương làm đêm (nếu có), được phân phối cho người lao động, căn cứ: Ngày công làm việc thực tế hưởng lương SXKD; hệ số lương CDCV; Hệ số phụ cấp trách nhiệm và hệ số hiệu quả công việc cá nhân.
Công thức xác định tiền lương được hưởng trong tháng của người lao động trong tháng
(QĐG – ΣTLkhaci )
TLi = --- x NCi x (Hi x Ki + Pci) + TLdpi + TLkhaci ∑NCi x (Hi x Ki +Pci)
- TLi là tiền lương của lao động i trong tháng
- QĐG là tổng tiền lương được hưởng theo đơn giá của đơn vị, bộ phận trong tháng - Hi: là hệ số lương CDCV của người lao động i
- Ki: là hệ số hiệu quả công việc của người lao động i - Pci là hệ số phụ cấp trách nhiệm của người lao động i - Nci: là ngày công làm việc thực tế của người lao động i
3.3.1.5 Các quy định cụ thể về trả lương cho người lao động:
a. Lương thử việc: xác định bằng 70% tiền lương kế hoạch của chức danh thử việc và
không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu của nhà nước quy định tại thời điểm thử việc.
Việc rút ngắn thời gian thử việc được quyết định trên cơ sở kết quả học tập và công tác của người thử viêc và do Tổng giám đốc Công ty, giám đốc Công ty thành viên quyết đinh.
b. Lương tập sự: đối với lao động tuyển dụng mới
- Mức lương được hưởng: bằng 90% của mức lương chức danh công việc đảm
nhận.
- Thời gian tập sự: được tính từ thời điểm ký HĐLĐ chính thức, cụ thể như sau: + Các chức danh công việc chuyên môn, nghiệp vụ: 06 tháng
+ Các chức danh công việc trực tiếp SXKD, phục vụ: 03 tháng
Trong thời gian tập sự, nếu người lao động có khả năng đảm nhiệm và hoàn thành tốt công việc được giao và có khả năng độc lập trong công việc thì trưởng đơn vị có thể trình Tổng giám đốc Công ty, giám đốc Công ty thành viên xem xét giảm thời gian tập sự nhưng tối đa không quá 1/3 thời gian theo quy định
Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có khả năng đáp ứng ngay công việc và Công ty có nhu cầu thu hút thì Tổng giám đốc Công ty, Giám đốc Công ty thành viên căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định xếp lương chức danh công việc cho hợp lý và không áp dụng chế độ tập sự.
c. Lương đi học: chi từ quỹ tiền lương dự phòng chung và được quy định cụ thể như sau.
- Đi học do Công ty mẹ, Công ty thành viên cử:
ii- Đào tạo khác: Do nhu cầu nhiệm vụ, người lao động được đơn vị cử đi học
các lớp tại chức hoặc tập trung trong giờ làm việc theo kế hoạch đào tạo được Công ty duyệt, được hưởng tiền lương như sau:
- Đi học tập trung các khóa ngắn hạn theo kế hoạch dưới 3 tháng (kể cả công nhân học thi nâng bậc) không tách khỏi công việc của đơn vị, hoăc đi học từ hàng tuần/tháng, 3 ngày/tuần trở lên mà vẫn đảm nhận các công việc hàng ngày không phải bàn giao lại nhiệm vụ: được hưởng 100% tiền lương , ăn ca như khi đi làm, kể cả tiền thưởng từ quỹ lương.
- Đi học tập trung liên tục trên 3 tháng hoặc học dài hạn theo yêu cầu của đơn vị trong kế hoạch được phê duyệt, tách khỏi công việc của đơn vị hoặc công việc phải bàn giao lại cho người khác đảm nhận, thì thời gian đi học được hưởng lương như sau:
+ Nếu kết quả học tập không đạt yêu cầu: hưởng 70% tiền lương của chức danh trước khi đi học, tiền ăn ca;
+ Nếu kết quả học tập đạt yêu cầu: hưởng 100% tiền lương của chức danh trước khi đi học, tiền ăn ca và 70% tiền thưởng từ quỹ lương.
+ Nếu kết quả học tập đạt loại khá trở lên: hưởng 100% tiền lương của chức danh trước khi đi học, tiền ăn ca và 100% tiền thưởng từ quỹ lương.
- Đi học trong giờ hành chính do nguyện vọng cá nhân: không được hưởng lương trong thời gian đi học.
- Lương đi tập quân sự, văn nghệ, thể thao, hội họp: hưởng 100% tiền lương như khi đi làm và và được hưởng từ quỹ tiền lương dự phòng chung.
-Lương trong thời gian nghỉ Lễ, Tết, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ bù những ngày Lễ, Tết phải làm việc do yêu cầu nhiệm vụ, nghỉ phép năm: được hưởng lương cơ bản (thời gian nghỉ không được tính hưởng tiền thưởng từ quỹ lương, ăn ca và các khoản chế độ khác trả theo ngày công làm việc thực tế) và được tính vào trong đơn giá tiền lương khi giao cho đơn vị. Các đơn vị có trách nhiệm bố trí cho CBCNV nghỉ phép hàng năm không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Lương nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng 100% lương như đi làm và được hưởng từ quỹ tiền lương dự phòng chung.
- Lương nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ : hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Người lao động vi phạm nội quy, quy định của Tổng Công Ty, đơn vị hoặc chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước (có liên quan đến quan hệ lao động) dẫn đến bị đình chỉ công việc hoặc bị tạm giam, tạm giữ thì được tạm ứng 50% tiền lương cơ bản. Hết thời hạn trên, nếu lỗi không thuộc người lao động thì được thanh toán 100% tiền lương cơ bản và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Công ty, nếu lỗi thuộc người lao động thì chỉ được hưởng số tiền lương đã tạm ứng. Tiền lương này được chi từ quỹ tiền lương dự phòng chung.
- Lương làm đêm - ca 3 (áp dụng đối với nhân viên bảo vệ): hưởng 30% lương cơ bản, và được tính vào trong đơn giá tiền lương khi giao cho đơn vị.
- Tiền lương hỗ trợ khi về nghỉ chế độ hưu trí: mức tiền lương hỗ trợ Công ty sẽ quy định tùy vào điều kiện sản xuất kinh doanh hàng năm và được trích từ quỹ tiền lương dự phòng chung.
- Phụ cấp công tác xa, phụ cấp đắt đỏ và khu vực: áp dụng đối với các trường hợp Công ty điều động từ vùng này đến vùng khác, mức phụ cấp sẽ theo quy định tại từng thời điểm cụ thể tối đa không quá 7% mức lương hiện hưởng và được trích từ quỹ tiền lương dự phòng chung.
- Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với các chức danh kiêm nhiệm như tổ trưởng, ca trưởng, thủ kho tổ gas bình CN hạch toán kế toán được cộng vào hệ số lương chức danh công việc để chi lương hàng tháng .
- Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm đêm, nghỉ hưởng BHXH, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ việc riêng không lương, bị đình chỉ, tạm giữ, tạm giam, tiền lương nghỉ Lễ, Tết, Phép, phụ cấp công tác xa, nghỉ tai nạn lao động không được tính vào tiền lương để phân phối quỹ tiền thưởng năm và các khoản chế độ trả theo ngày công làm việc.
3.3.1.6.Hệ thống thang bảng lương và chức danh công việc a. Cở sở xác định:
- Hệ thống bản mô tả từng chức danh công việc ban hành kèm theo quyết định số
/PGC-QĐ-TCHC ngày 16/8/2012.
- Bản tiêu chí chấm điểm từng chức danh công việc (bản phân tích, đánh giá công việc) theo các nội dung trong bản mô tả chức danh công việc (Hệ thống các tiêu chí đánh giá giá trị công việc của Công ty cổ phần gas Petrolimex 2012 kèm theo).
Bước 1 : Trên cơ sở hệ thống bản mô tả từng chức danh công việc, thực hiện phân tích, đánh giá, và chấm điểm các vị trí công việc theo quy định tại hệ thống tiêu chí chấm điểm đã thống nhất.
Bước 2: Cân đối, điều chỉnh điểm đánh giá của các chức danh công việc và xác định
tiêu chuẩn định lượng giá trị công việc định trên cơ sở so sánh giữa tiêu chuẩn định lượng giá trị công việc và bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc để xác định số điểm của từng chức danh.
Bước 3: Trên cơ sở số điểm từng chức danh xác định bội số chung để xác định hệ số
lương chức danh công việc từng chức danh đó.
Bước 4: Phân thành các Bảng lương chức danh công việc (Bảng lương chức danh lãnh
đạo; Bảng lương chức danh quản lý nghiệp vụ; Bảng lương chức danh chuyên môn