Quản lý hoạt độngtín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 25 - 36)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt độngtín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Quản lý hoạt độngtín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Các khái niệm cơ bản

Quản lýlà một quá trình mà chủ thể quản lý, nỗ lực tác động lên các

khách thể quản lý, trong những điều kiện về nguồn lực có sẵn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian đƣợc xác định.

Quản lý hoạt động tín dụng ngân hànglà một quá trình, mà Ban lãnh

đạo của ngân hàng lập kế hoạch hoạt động tín dụng, xây dựng những chính sách tín dụng, dựa trên cơ sở tuân thủ những quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời tổ chức nguồn lực thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian xác định.

Sự cần thiết phải quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thì hoạt động tín dụng ln đem lại tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, khoảng từ 70% đến 90%,ngân hàng thƣơng mại cần thiết phải quản lý hoạt động tín dụng vì những lý do sau:

Thứ nhất,quản lý hoạt động tín dụng giúp NHTM định hƣớng rõ mục

tiêu phát triển của mình, giúp các nhà quản trị ngân hàng hoạch định tốt các chiến lƣợc kinh doanh, thích nghi tốt với thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế, hạn chế rủi ro;

Thứ hai, quản lý hoạt động tín dụng giúp các NHTM phát hiện sớm

những sai phạm, và phòng tránh đƣợc những tội phạm trong hoạt động tín dụng, đồng thời giúp hoạt động tín dụng của NHTM đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và của pháp luật;

Thứ ba, nhờ có quản lý hoạt động tín dụng mà các NHTM có thể quản lý

và sàng lọc khách hàng tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong việc giám sát sau cấp tín dụng, kiểm sốt tốt hơn rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo thu hồi đƣợc cả gốc và lãi vay khi đến hạn;

Thứ tư, việc quản lý hoạt động tín dụng tốt sẽ giúp các NHTM đa dạng

hóa sản phẩm, dịch vụ, hƣớng tới phục vụ nhiều đối tƣợng khách hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị phần trong kinh doanh, giúp NHTM tăng trƣởng bền vững;

Thứ năm,NHTM với chức năng là trung gian tài chính trong nền kinh tế,

quản lý hoạt động tín dụng giúp các NHTM cân đối đƣợc nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, do đó đảm bảo thanh khoản trong kinh doanh.

1.2.2.2. Các nội dung cơ bản trong quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Có nhiều nghiên cứu đi trƣớc đã có những cách tiếp cận khác nhau về nội dung quản lý hoạt động tín dụng, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã chỉ ra 3 nội dung cơ bản sau:(i)Quản lý việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng;(ii)Quản lý việc triển khai kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng; (iii) Quản lý việc thanh kiểm tra, giám sát trong quản lý hoạt động tín dụng.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của

NHTM

Đây là nội dung đầu tiên có vai trị quan trọng trong việc định hƣớng quản lý hoạt động tín dụng, và hàng năm các nhà quản trị ngân hàng đều phải xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng cho một năm tài chính hoặc cho một chu kỳ kinh doanh, hoặc cho cả một nhiệm kỳ của Ban lãnh đạo ngân hàng,các căn cứ cho việc lập kế hoạch bao gồm:

Nghiên cứu, dự báo nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, khả năng cạnh tranh với các TCTD khác,đây là bƣớc đầu tiên và là tiền đề cho việc lựa chọn các mục tiêu trong quản lý hoạt động tín dụng, đồng thời cũng phát huy tận dụng các cơ hội và điểm mạnh bên trong, hạn chế rủi ro;

Căn cứ kết quả thực hiện quản lý tín dụng của kỳ trƣớc, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nƣớc, để quản lý xây dựng kế hoạch phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc kế hoạch có thể định lƣợng và định tính đƣợc, và có tính khả thi cao, phù hợp với các quy định của Pháp luật;

Trong quá trình quản lý xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng không thể bỏ qua yếu tố hoạch định nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng bao gồm: nguồn vốn tự có của ngân hàng và nguồn vốn huy động trong nền kinh tế, qua đó lên chƣơng trình, kế hoạch huy động nguồn vốn trong nền kinh tế;

Cuối cùng là xác định đƣợc mục tiêu, chỉ tiêu tăng trƣởng cho hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đƣợc, và mục tiêu lợi nhuận trong kỳ kế hoạch.

Quản lý việc triển khai kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Quản lý tổ chức bộ máy trong quản lý hoạt động tín dụng

Quản lý hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện thơng qua cơ cấu tổ chức của ngân hàng,ngân hàng sử dụng các nguồn lực hiện có nhƣ: cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính, con ngƣời, cơng nghệ, trình độ quản trị, mạng lƣới chi nhánh. Dựa vào nguồn lực hiện có, ngân hàng phân bổ nguồn lực, tổ chức nhân lực, phân công công việc theo chức năng, nhiệm vụ của từng Khối, Phòng, Ban, Đơn vị kinh doanh để thực hiện kế hoạch/chiến lƣợc quản lý hoạt động tín dụng đã đề ra.

Áp dụng các văn bản pháp luật của nhà nước và xây dựng chính sách trong quản lý hoạt động tín dụng

Trong quản lý hoạt động tín dụng của các NHTM đều phải tuân thủ các quy định của NHNN và của pháp luật,nhƣ vậy các NHTM phải triển khai thực hiện tuân thủ các quy định của NHNN và của pháp luật bằng cách xây dựng và ban hành chính sách nội bộ trong quản lý hoạt động tín dụng.

Chính sách quản lý hoạt động tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ,nếu chính sách tín dụng đƣợc xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp đƣợc hài hịa lợi ích của ngân hàng, của khách hàng và của xã hội thì sẽ hứa hẹn một chất lƣợng tín dụng tốt,ngƣợc lại nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng khơng hợp lý, khơng khoa học thì chắc chắn chất lƣợng tín dụng nói chung và chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn nói riêng của ngân hàng sẽ khơng cao thậm chí rất thấp.

Việc xây dựng chính sách quản lý hoạt động tín dụng, phải đảm bảo phù hợp với các quy định của NHNN và của pháp luật, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của địa phƣơng nơi ngân hàng đóng trụ sở hoạt động.

Căn cứ theo định hƣớng, chiến lƣợc quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng, theo địa bàn hoạt động, đặc điểm tình hình kinh tế tại địa phƣơng ngân hàng đóng trụ sở kinh doanh, ngân hàng ban hành các chính sách về sản phẩm áp dụng riêng cho từng đơn vị kinh doanh, đồng thời giao chỉ tiêu phát triển tín dụng cho từng chi nhánh.

Quản lý xây dựng quy trình quản lý hoạt động tín dụng

Để quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả và hạn chế rủi ro, thì mỗi NHTM đều phải quản lý xây dựng một quy trình tín dụng:quy trình tín dụng trong ngân

hàng được hiểu là một tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho một khách hàng, bao gồm các cơng việc được sắp xếp theo trình tự nhất định kể từ khi tiếp thị khách hàng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng (thanh lý hợp đồng cho vay,bên cạnh đó các NHTM phải khơng ngừng

hồn thiện quy trình quản lý hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro và đặc biệt hơn nữa làm cho phù hợp với những thay đổi của chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc theo từng thời kỳ,quy trình quản lý hoạt động tín dụng gồm các khâu cơ bản nhƣ sau:

(i) Quản lý và phát triển khách hàng

Cùng với sự hội nhập và phát triển hiện nay của nền kinh tế, các NHTM phải cạnh tranh gay gắt hơn, cùng với đó là khách hàng ngày nay ít trung thành hơn,khách hàng có thể chuyển mối quan hệ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để có giá và sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

Việc quản lý và phát triển khách hàng giúp các NHTM xây dựng mối quan hệ lâu bền với khách hàng, vì khách hàng chính là ngƣời mang lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng,quản lý khách hàng là vấn đề then chốt đƣợc

ƣu tiên hàng đầu, giúp các ngân hàng tồn tại, gia tăng sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Quản lý và phát triển khách hàng giúp ngân hàng nhận ra đƣợc những khách hàng tốt nhất,từ những thông tin đƣợc lƣu trong cơ sở dữ liệu, các cơng cụ phân tích, báo cáo giúp nhà quản lý ngân hàng nhận biết đƣợc những khách hàng tốt nhất, để từ đó, đƣa ra những chính sách chăm sóc khách hàng, để duy trì sự trung thành lâu dài của khách hàng với ngân hàng.

Quản lý và phát triển khách hàng làm tăng cƣờng việc giữ khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới thơng qua việc giới thiệu của khách hàng hiện hữu, và làm giảm đƣợc chi phí thu thập thông tin trong việc phát triển khách hàng mới.

Do vậy, trong nội dung này các NHTM cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị và phát triển khách hàng, chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên, phân loại khách hàng, khơng ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng.

(ii) Quản lý thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là q trình ngân hàng tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đƣa ra quyết định cấp tín dụng.

Quản lý thẩm định tín dụng là khâu khơng thể thiếu trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM,thơng qua việc quản lý thẩm định tín dụng, ngân hàng đánh giá đƣợc mức độ tin cậy, phân tích và đánh giá đƣợc mức độ rủi ro trong phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ của khách hàng, từ đó đƣa ra quyết định chính xác, hạn chế sai lầm trong quyết định cấp tín dụng, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng.

Trong q trình quản lý thẩm định tín dụng NHTM phải đánh giá trung thực, khách quan mọi hoạt động của khách hàng; xác định nhu cầu tín dụng, thời

hạn cấp tín dụng, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý và điều kiện cụ thể cho từng loại sản phẩm tín dụng một cách hợp lý; đánh giá chính xác nguồn trả nợ; dự trù những khả năng có thể dẫn đến những rủi ro cho khách hàng không đủ khả năng trả nợ, từ đó có những góp ý và tƣ vấn cho khách hàng,trong khâu thẩm định tín dụng, cần yêu cầu các NHTM phải xây dựng quy trình thẩm định một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng; phân công công việc thẩm định phải tuân thủ quy trình thẩm định và kinh nghiệm của nhân viên, thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ.

Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng: thẩm định tín dụng đƣợc chia

ra làm hai nội dung chính đó là: thẩm định các yếu tố phi tài chính và thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.

Thẩm định các yếu tố phi tài chính là thẩm định các yếu tố ít hoặc khơng

liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp,đó là, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng,kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp có phù hợp với pháp luật, phân tích tính cách của khách hàng, uy tín của họ trong kinh doanh/cuộc sống,nghiên cứu, phân tích tình hình quản trị doanh nghiệp, khả năng và uy tín của chủ doanh nghiệp, Ban quản trị, Ban điều hành doanh nghiệp,…

Thẩm định năng lực tài chính là thẩm định hiện trạng tài chính và các dự

báo về tài chính trong tƣơng lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lƣợng những trƣờng hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng,thẩm định tài chính gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh; phân tích các hệ số tài chính; phân tích lƣu chuyển tiền tệ; phân tích các dự báo tài chính của khách hàng,…nhu cầu tín dụng đƣợc xác định tùy theo khả năng hoạt động của khách hàng, theo quy mô về nguồn vốn cần thiết để thực hiện phƣơng án tài chính, mà trong đó một phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phƣơng án và phần vốn vay sẽ tham gia.

(iii) Quản lý quyết định tín dụng

Ra quyết định tín dụng nhƣ thế nào, chấp thuận hay không chấp thuận là cơng việc cực kỳ quan trọng,nó khơng những ảnh hƣởng đến tiến trình hoạt động của khách hàng, mà còn ảnh hƣởng đến cả uy tín của ngân hàng,trong thực tế ngân hàng rất sợ gặp hai loại sai lầm,thứ nhất là quyết định chấp nhận mà sau đó khách hàng khơng có khả năng trả nợ,trƣờng hợp này ngân hàng có thể bị giảm lợi nhuận, thậm chí mất vốn, giảm uy tín;thứ hai là quyết định khơng chấp nhận khách hàng có khả năng hoàn trả vốn tín dụng đúng hạn,trƣờng hợp này thiệt hại từ phía ngân hàng cũng đáng kể,đó là, ngân hàng mất một cơ hội tăng thu nhập, mất đi một khách hàng – cơ hội mở rộng thị phần của mình,do vậy trong giai đoạn này vai trị của ngƣời ra quyết định tín dụng đƣợc đề cao.

Cơ sở để ra quyết định tín dụng:ngồi các thơng tin trên tờ trình thẩm

định tín dụng đƣợc chuyển sang, ngƣời ra quyết định cịn phải dựa vào những cơ sở sau: thơng tin cập nhật từ thị trƣờng, các cơ quan có liên quan; chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nƣớc; nguồn cấp tín dụng của ngân hàng khi ra quyết định cấp tín dụng; kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng.

Quản lý quyền phán quyết tín dụng: việc phân cơng, giao nhiệm vụ

phán quyết tín dụng phụ thuộc vào chính sách và phƣơng pháp quản trị của mỗi ngân hàng,có thể tập trung quyền ra quyết định tín dụng cho một ngƣời nhƣ Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc một nhóm nhƣ Hội đồng quản trị hoặc thành lập Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng, và quy định số tiền tối đa mà họ có quyền ra quyết định tín dụng,trƣớc khi ra quyết định tín dụng nhà quản trị ngân hàng cịn phải tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng nếu đƣợc chấp thuận, định lƣợng những rủi ro có thể xảy ra để dự kiến thu nhập có đƣợc từ khoản cấp tín dụng sẽ đƣợc cấp.

Cuối cùng là, nếu từ chối cấp tín dụng thì ngân hàng phải có văn bản thơng báo và nêu lý do từ chối, hoặc nếu chấp thuận ngân hàng sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận cấp tín dụng (hợp đồng cấp tín dụng) cùng các hợp đồng có liên quan tới bảo đảm tín dụng (nếu có).

(iv) Quản lý cấp tín dụng

Cấp tín dụng là nghiệp vụ cấp tiền, phát hành bảo lãnh,… cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.

Quản lý cấp tín dụng phải đảm bảo đúng mục đích vay của hợp đồng tín dụng, đối với những mục đích giải ngân khơng phù hợp theo hợp đồng đã ký thì ngân có thể từ chối cấp tiền vay,do vậy khi khách hàng yêu cầu ngân hàng giải ngân tiền vay theo hợp đồng đã ký thì khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng đầy đủ bộ chứng từ/hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn, phù hợp với mục đích vay trong hợp đồng tín dụng, và phù hợp với quy định của pháp luật.

(v) Quản lý giám sát sau cấp tín dụng

Mục tiêu của giám sát tín dụng là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, bao gồm các nội dung sau:

* Khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích khơng?

* Kiểm sốt mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong q trình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w