Nhóm giải pháp về bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 106 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt độngtín dụng của ngân hàng TMCP

4.3.4. Nhóm giải pháp về bảo đảm tín dụng

Xác lập tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ này là cơ sở cho việc xác định tài sản có rủi ro theo chuẩn mực Basel II;

Không dùng tài sản bảo đảm làm căn cứ duy nhất để quyết định cấp tín dụng, mà việc xác định tài sản bảo đảm chỉ là căn cứ cuối cùng nhằm xác định nghĩa vụ bảo đảm khi phải xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, làm cơ sở xác định rủi ro và xác lập dự phịng rủi ro tín dụng;

Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng phải đƣợc dựa trên đánh giá, thẩm định tổng thể tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng nhằm xác định khả năng tạo ra dịng tiền là nguồn trả nợ chính,tài sản bảo đảm chỉ đƣợc xem là nguồn trả nợ thứ cấp trong trƣờng hợp nguồn trả nợ chính khơng cịn;

Siết chặt các quy định về nhận tải sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền địi nợ hình thành trong tƣơng lai, hàng hóa tồn kho ln chuyển, hàng hóa hình thành trong tƣơng lai,thực hiện đào tạo nghiệp vụ thẩm định, kiểm tra hàng hóa, kho hàng cho các cán bộ phụ trách quản lý tài sản,một giải pháp khác có thể nghĩ đến là nhận các tài sản này là tài sản bảo đảm bổ sung, nghĩa là tài sản bảo đảm này chỉ nhằm đảm bảo an toàn hơn cho việc thu hồi vốn sau này của ngân hàng mà khơng phải là căn cứ để cấp tín dụng;

SHB nên thƣờng xuyên đánh giá, kiểm tra lại tài sản theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro,khi tiến hành xử lý tài sản bảo

đảm, để việc xử lý đƣợc đạt hiệu quả cao, SHB cần phải phối hợp với khách hàng và các cơ quan tố tụng để xử lý, phát mại tài sản kịp thời;

Để giảm thiểu rủi ro do khách quan mang lại, SHB cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm, hoặc chỉ nhận những tài sản đã đƣợc mua bảo hiểm làm tài sản bảo đảm.

* Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: cần tích cực phối

hợp với Bộ Tƣ pháp, Tịa án Nhân dân Tối cao, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng, các bộ ngành có liên quan, tháo gỡ khó khăn cho các NHTM khi phải thực hiện phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, các thủ tục hành chính khi khởi kiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w