III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 Kiểm tra bài cũ : Lòng dân
Tiết 1 2: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 13 : TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyểntrong từ nhiều nghĩa. - Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
- Có ý thức tìm hiểu các nét nghĩa khác nhau của từ để sử dụng cho đúng.
II. ĐỒ DÙNG :
- - Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : Dùng từ đồng âm để chơi chữ - Học sinh đặt câu với cặp từ đồng âm
“bàn” để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
Giáo viên nhận xét 2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Từ nhiều nghĩa
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ Phần nhận xét. Bài 1 :
- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 1.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi để làm bài - Học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét. Răng – b
Mũi – c Tai – a - Học sinh nêu lại nghĩa của tùng từ.
- Giáo viên nhấn mạnh : Các từ
răng,mũi, tai là nghĩa gốc của mỗi từ - Trong quá trình sử dụng, các từ này còn được gọi tên cho nhiều sự vật khác và mang thêm những nét nghĩa mới → nghĩa chuyển
Bài 2 :
- Học sinh đọc bài 2
- Từng cặp học sinh bàn bạc - Học sinh lần lượt nêu ý kiến.
- Răng cào → răng không dùng để cắn - Mũi thuyền → mũi thuyển nhọn, dùng để rẽ nước, không dùng để thở, ngửi; - Tai ấm → giúp dùng để rót nước, không dùng để nghe.
⇒ Nghĩa đã chuyển : từ mang những nét nghĩa mới ...
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3 - Từng cặp học sinh bàn bạc - Lần lượt nêu ý kiến.
Răng : chỉ vật nhọn, sắc sắp đều nhau thành hàng.
Mũi : chỉ bộ phận đầu nhọn nhô ra ở phía trước.
Tai : chỉ bộ phận mọc ở 2 bên chìa ra
Giáo viên kết luận : Nghĩa gốc và nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và có 1 hoặc nhiều nghĩa chuyển.
- Thế nào là nghĩa gốc ? - … là nghĩa chính của từ.
- Thế nào là nghĩa chuyển ? … là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc. - Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1 :
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1. - Lưu ý học sinh:
+ Nghĩa gốc 1 gạch
+ Nghĩa gốc chuyển 2 gạch - Học sinh làm vào VBT.
- Học sinh sửa bài Đôi mắt của em bé mở to.
Quả na mở mắt.
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Bé đau chân.
Khi viết em đừng ngoẹo đầu. Nước suối đầu nguồn trong. - Giáo viên và học sinh nhận xét.
- Học sinh giải thích nghĩa từ.
Bài 2 :
- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung. - Học sinh làm việc theo nhóm 4.
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc - Đại diện lên trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ Lưỡi : lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi gươm, …
+ Miệng : miệng bát, miệng túi, …
+ Cổ : cổ chai, cổ lọ, cổ tay,…
+ Tay : tay áo, tay nghề, …
+ Lưng : lưng áo, lưng đê, lưng trời, …
Giáo viên kết luận : 3. Củng cố - dặn dò: - Thế nào là từ nhiều ngiã.
- Chuẩn bị bài :“Luyện tập về từ đồng nghĩa”