Tiết 5: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

Một phần của tài liệu tieng việt đến tuần 10 (Trang 35 - 38)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 Kiểm tra bài cũ : Lòng dân

Tiết 5: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

- Trên cơ sở phân tích nghệ thuật quan sát, chọn học chi tiết của nhà văn Tô Hoài qua bài văn mẫu "Mưa rào", hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh mưa.

- Biết chuyển những điều mình quan sát được về một cơn mưa thành dàn ý chi tiết, với các phần cụ thể. Biết trình bày dàn ý rõ ràng, tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG :

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra bài lập báo cáo thống kê. - Lần lượt cho học sinh đọc

 Giáo viên nhận xét cho điểm 2. Bài mới :

a) Giới thiệu bài : b) Nội dung :

* Hoạt động 1: Trao đổi nhóm đôi. Bài 1 : Học sinh đọc bài “Mưa rào” và chọn lọc chi tiết tả cảnh về một hiện tượng thiên nhiên.

+ Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn sắp đến ?

a) Dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến :

+ Mây : nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên nền đen xám xịt.

+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, khi mưa xuống gió càng thêm mạnh rồi điên đảo trên cành cây.

+ Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa ?

- Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật và bầu trời trong và sau trận mưa ?

+ Tác giả quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

b) Tả tiếng mưa :

Lúc đầu lẹt đẹt, lách tách về sau mưa ù xuống, rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt trang đổ ồ ồ.

Hạt mưa : Những giọt nước lăn xuống, tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây, giọt ngã, giọt bay, bụi nứoc tỏa trắng xóa.

c) Trong mưa : Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngập ngừng tìm chỗ trú. Vòm trời tối thẫm.

Sau trận mưa : Trời rạng dần, chim chào mào hót râm ran, phía đông mặt trời ló ra chói lọi…

d) Tác giả quan sát cơn mưa bằng mắt, tai, cảm giác của làm da, mũi.

+ Mắt: → mây biến đổi, mưa rơi, đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh xung quanh.

+ Tai : → tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng chim hót.

mát lạnh nhuốm hơi nước - Em có nhậm xét gì về cách quan sát

của tác giả ?

- Tác giả quan sát theo trình tự thời gian. - Cách dùng từ trong khi miêu tả có gì

hay ?

- Dùng nhiều từ láy - Qua cách sử dụng từ ngữ của tác giả,

em thấy mội trường thiên nhiên như thế nào? Em cần làm gì?

* Hoạt động 2 : Học sinh làm cá nhân

 Bài 2 :

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Mở bài nêu những gì ? - Giới thiệu điểm mnìh quan sát cơn mưa. - Em tả cơn mưa theo trình tự nào ?

- Những cảnh vật nào em thường thấy trong cơn mưa ?

- mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim chóc, …

- Phần kết bài em nêu những gì ? - Nêucảm xúc của mình về cảnh vật. - Học sinh làm bài

- Học sinh đọc dàn ý.

- Học sinh và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò:

- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý tả cơn mưa - Chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh trong tiết học tới

- Nhận xét tiết học

CỦNG CỐ CHÍNH TẢ (nghe – viết) ÔN TẬP CẤU TẠO TIẾNG, VẦN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

- On tập về cấu tạo tiếng, vần ghi mô hnìh cấu tạo. - On tập quy tắc ghi dấu thanh.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ghi mô hình cấu tạo vần trong Bt 2 VBT trang 9 - Học sinh làm bài bào VBT.

- Giáo viên chấm và chữa bài.

- Dựa vào mô hình hãy cho biết dấu thanh được đạt ở vị trí nào trong phần vần ? - Học sinh nêu, giáo viên nhận xét.

- Giáo viên kết luận : Dấu thanh được đặt ở âm chính ; Dấu nặng đặt ở vị trí dưới âm chính, còn các dấu thanh khác đặt trên âm chính.

2. Học sinh làm BT 1 VBT trang 14. - Học sinh làm tương tự BT2 trang 9 VBT 3. Củng cố – dặn dò :

- Nêu quy tắc đặt dấu thanh.

- Học thuộc quy tắc ghi dấu thanh. - Nhận xét tiết học.

ND: Thứ 5, ngày 8/9/2011

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Một phần của tài liệu tieng việt đến tuần 10 (Trang 35 - 38)