III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 Kiểm tra bài cũ : Lòng dân
Tiết 8: LUYỆN TẬP TỪ TRÁI NGHĨA I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
TẬP LÀM VĂN Tiết 8 : TẢ CẢNH (Kiểm tra)
Tiết 8 : TẢ CẢNH (Kiểm tra)
Đề bài : Tả cảnh cơn mưa.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật, say mê sáng tạo.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Kiểm tra viết : Tả cảnh cơn mưa b) Nội dung :
- Học sinh đọc đề bài
- Giáo viên nhắc nhở truớc khi làm bài
- Tả theo trình tự thời gian.
+ Giới thiệu cơn mưa (gió, mây, …) + Tả cảnh từng hạt mưa và tiêng mưa + Tả cảnh trong và sau cơn mưa (cây cối, con vật, người, bầu trời,…)
+ Nêu suy nghĩ của em sau cơn mưa. - Giáo viên giải đáp những thắc mắc của
học sinh nếu có. * Học sinh làm bài 3. Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị bài : “Luyện tập báo cáo thống kê”
TUẦN 5
ND: Thứ hai, ngày 19/9/2011
TẬP ĐỌC
Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.
- Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật. - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
- Nội dung : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam với , qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.
II. ĐỒ DÙNG :
- Tranh (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ : cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì? - Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Giáo viên cho điểm, nhận xét 2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
- Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta khi chúng ta chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta cũng nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài học “ Một chuyên gia máy xúc” các em học hôm nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó.
b) Nội dung :
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Học sinh đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn
- Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu …. giản dị, thân mật + Đoạn 2: Còn lại
- Sửa lỗi đọc cho học sinh và hướng dẫn giải nghĩa từ
- Thi đọc đúng
Giáo viên đọc toàn bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Công trường xây dựng. + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc
biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
- Học sinh đọc lướt đoạn 2
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Rất cởi mở và thân mật họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm họ nắm tay nhau bằng ban tay đầy dầu mỡ.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
- Dự kiến:
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc + Lời nói: tôi … anh
+ Ăn mặc - Bài văn kể về tình cảm gì ? của ai ?
qua đó thể hiện điều gì ?
Giáo viên rút ra nội dung bài : (mục I ) * Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn
cảm
- Học sinh nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4
- Lưu ý ngắt giọng. Thế là / Alếch – xây …. vừa to / vừa chắc ra / … - Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh luyện đọc đoạn 4 theo cặp - Học sinh đọc diễn cảm
3. Củng cố - dặn dò : - Đọc diễn cảm
- Chuẩn bị bài : “ Ê-mi-li con” - Nhận xét tiết học
ND: Thứ ba, ngày 20/9/2011
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
Tiết 5 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nghe và viết đúng bài một chuyên gia máy xúc : đoạn “Qua khung cửa kính … máy xúc”
- Trình bày đúng 1 đoạn của bài Một chuyên gia máy xúc
II. ĐỒ DÙNG :
- Bảng phụ ghi mô hình cấu tạo tiếng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các tiếng theo mô hình cấu tạo vần Tiến, biển, bìa, mía
Giáo viên nhận xét 2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả. - Học sinh đọc đoạn viết.
- Dáng vẻ của người ngoại quốc có gì đặc biệt ?
Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác.
- Học sinh tìm các từ khó dễ lẫn viết nháp
- Hướng dẫn viết từ khó - Giáo viên đọc lại đoạn văn
- Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết
- Học sinh nghe viết vào vở từng câu, cụm từ
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả - Học sinh lắng nghe, soát lại các từ - Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi
chính tả * Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm vào VBT - Học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô
- Chữa bài Cuốc, cuộc, buôn, muôn, của, múa.
- Em có nhận xét gì về cách bỏ dấu thanh của các tiếng trên ?
- Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô
Bài 3 : Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm theo cặp vào VBT - Học sinh nêu ý kiến
- Giáo viên nhận xét - Muôn người như một : mọi người đoàn kết một lòng
- Chậm như rùa : quá chậm chạp
- Ngang như cua : tính tình gàn dở, khó nói chuyện
- Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
- Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về chủ điểm: “Cánh chim hòa bình”.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố.
- Giáo dục lòng yêu hòa bình.
II. ĐỒ DÙNG :
- Bảng phụ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
-Dọc thuộc các câu thành ngữ tiết trước.
Giáo viên nhận xét, đánh giá 2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : b) Nội dung :
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1
- Học sinh làm vào VBT - Chọn ý b
- Tại sao chọn ý b Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần.
- Ý c là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người.
Giáo viên kết luận : Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm theo cặp
- 1 học sinh làm vào bảng phụ, chữa trước lớp.
- Chữa bài.
- Dựa vào BT2 đặt 2 câu có dùng từ đồng nghĩa.
VD :
Ai cũng mong muốn đất nước được sống trong cảnh thanh bình.
Nó nhìn tôi bằng ánh mắt bình thản.
Bài 3 :
- Học sinh làm vào vở, một em làm vào bảng phụ
- Chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Viết tiếp đoạn văn còn lại. - Chuẩn bị bài : “Từ đồng âm” - Nhận xét tiết học
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC BÀI : LÒNG DÂN, NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤYLUYỆN HỌC THUỘC LÒNG BÀI : BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT