1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý du lịch thiên nhiên thế
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh
Trên cơ sở kinh nghiệm quản lý du lịch thiên nhiên thế giới theo hƣớng bền vững của tỉnh Quảng Nam và tỉnh Ninh Bình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh nhƣ sau:
- Thứ nhất, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần đảm bảo theo hướng bền vững nghĩa là phát huy mọi tiềm năng, giá trị của di
sản thiên nhiên thế giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng có di sản và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; Để thực hiện đƣợc điều đó, theo kinh nghiệm của các tỉnh nêu trên đó là sự phối hợp quản lý du lịch của tất cả các chủ thể nhƣ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân. Di sản phải đƣợc quản lý hiệu quả, đem lại kết quả tích cực cho cả du lịch và di sản. Bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, vấn đề bảo vệ di sản, tạo mối quan hệ lợi ích hài hồ giữa các bên tham gia khai thác và bảo vệ di sản phải đƣợc đặt lên hàng đầu. - Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhà quản lý, cộng đồng, người làm du lịch về việc bảo vệ môi trường và phát huy những giá trị của di sản thiên nhiên thế giới. Việc đƣa các di sản thiên nhiên thế giới vào phát triển du
lịch nhƣng vẫn bảo đảm đƣợc rằng, du lịch sẽ không làm ảnh hƣởng, xâm hại tới di sản. Do đó, cần chủ trƣơng định hƣớng phát triển những hoạt động du lịch lựa chọn, có trách nhiệm.
- Thứ ba, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch Di sản thiên nhiên thế giới. Những hoạt động giám sát này cần phải đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên liên tục nhằm chấn chỉnh kịp thời những vi phạm gây ảnh hƣởng đến cảnh quan môi trƣờng của di sản, ngăn chặn những hoạt động thiếu trách nhiệm của cộng đồng,
giảm thiểu tình trạng đeo bám khách du lịch, ăn xin, tăng giá dịch vụ, “chặt chém khách”…cũng nhƣ giữ gìn trật tự an ninh, an toàn cho du khách tới thăm quan di sản. - Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý du lịch nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đây là yếu tố
nịng cốt góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới. Do đó, cần hồn thiện về cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý di sản cũng nhƣ tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý du lịch di sản, góp phần tạo hình ảnh đẹp, hấp dẫn cho du khách cũng nhƣ bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, những giá trị tốt đẹp của di sản thiên nhiên thế giới không chỉ cho hiện tại mà cả cho thế hệ sau.
CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Để nghiên cứu, những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc khai thác du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đề tài sử dụng hai các tiếp cận: (1) Tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện, bao gồm việc xem xét mọi mặt của công tác quản lý, khai thác và bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; xác định các nhân tố tác động tới hoạt động quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới hƣớng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. (2) Tiếp cận theo kinh tế vi mơ, bao gồm việc phân tích thực trạng khách du lịch đến thăm quan và thực trạng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long thời gian qua, cũng nhƣ hiệu quả của nó đối với du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Cách tiếp cận theo kinh tế
vimơ cho phép chúng ta có thể đánh giá và dự báo mức độ tác động của từng yếu tố đến công tác quản lý, bảo tồn và khai thác di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Tiếp cận toàn diện nhằm thấy đƣợc thực trạng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long hiện nay, liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn để tìm ra các giải pháp quản lý du lịch di sản thiên nhiên hiệu quả theo hƣớng bền vững.