hƣớng bền vững
4.2.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch bền vững Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
Với thế mạnh về phát triển du lịch, ngày 24/5/2013 BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ra nghị quyết số 07- NQ/TƢ về việc phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020, định hƣớng đến năm 2030, trong đó chỉ rõ:
- Quan điểm phát triển du lịch của Quảng Ninh là: Phát triển du lịch bền vững
theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; Phát triển du lịch phải từ nguồn lực bên trong là cơ bản, nguồn lực bên ngồi là quan trọng. Bên cạnh đó, phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ và phát huy tối đa các lợi thế về tự nhiên, giữ gìn bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa; bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái song hành với phát triển kinh tế biển; đồng thời chú trọng liên kết vùng trong phát triển du lịch.
- Mục tiêu phát triển du lịch Hạ Long: năm 2015 dự kiến đạt doanh thu 4.000 tỷ
đồng, năm 2020 là khoảng 8.000 tỷ đồng, là trung tâm du lịch hạt nhân của vùng duyên hải Đông Bắc; trung tâm du lịch biển chất lƣợng quốc tế vào giai đoạn 2015 - 2020.
- Định hướng phát triển du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai
đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
Thứ nhất là Quảng Ninh xây dựng định hƣớng phát triển du lịch vùng và sản phẩm du lịch đa dạng phù hợp với điều kiện tài nguyên của từng vùng. Theo đó, Quảng Ninh xác định Vịnh Hạ Long là một trong bốn vùng du lịch trọng điểm bao gồm TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ) với sản phẩm du lịch thăm quan biển - đảo, nghỉ dƣỡng, tắm biển vui chơi giải trí trên vịnh, du lịch sinh thái, du lịch thƣơng mại mua sắm…;
Thứ hai là định hƣớng phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch theo phân khúc thị trƣờng khách, với phƣơng châm tập trung vào các phân khúc thị trƣờng mục tiêu quan trọng nhất và phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với phân khúc vùng trọng điểm du lịch. Cụ thể, phân khúc thị trƣờng sẽ theo cụm, điểm: “Mới lạ và Sang trọng” (trọng tâm là Vân Đồn, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long) hƣớng tới các khách du lịch hạng sang từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và châu Âu; du lịch khách phƣơng Bắc (Móng Cái, Vân Đồn, TP. Hạ Long, Vịnh Hạ Long) tập trung vào phân khúc khách du lịch Trung Quốc thu nhập thấp và trung bình đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái;
Thứ ba là định hƣớng đẩy mạnh liên kết vùng hay không gian du lịch. Quảng Ninh cũng đã xây dựng định hƣớng đột phá cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 là Hạ Long và Yên Tử.
Thứ tƣ, định hƣớng xã hội hóa hoạt động du lịch biển. Điều này nhằm huy động tổng lực các nguồn lực cho phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, tạo cho ngƣời dân tính chuyên nghiệp khi làm du lịch, đƣợc chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên du lịch sẽ nâng cao đƣợc ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trƣờng, đƣa Vịnh Hạ Long phát triển bền vững hơn.
Thứ năm, định hƣớng phát triển du lịch gắn với bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Mơ hình phát triển du lịch bền vững cho Vịnh Hạ Long trong thời gian tới chính là phải gắn kết các giá trị tự nhiên, văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trƣờng là yếu tố trọng tâm, không tạo sự cách biệt về văn hóa, có thể tận dụng, khai thác tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên nhân văn, các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên,..để phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
4.2.2. Định hướng, mục tiêu quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vinh Hạ Long
- Về quan điểm:
- Một là, thống nhất nhận thức vai trị, vị trí của Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung, là tài sản vơ giá của nhân loại.
- Hai là, thống nhất, đồng bộ và liên thông công tác quản lý nhà nƣớc về du
lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giữa các cấp, ngành từ Trung ƣơng tới địa phƣơng nhằm đảm bảo mọi hoạt động đầu tƣ, kinh doanh du lịch một cách hiệu quả, bền vững.
- Ba là, đổi mới nội dung quản lý du lịch Di sản theo lộ trình, dần từng bƣớc
và đồng bộ với các giải pháp có liên quan nhƣ cải cách luật pháp về quản lý di sản thiên nhiên thế giới, cách thức tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về di sản, đổi mới nguồn nhân lực, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý du lịch Di sản, tăng cƣờng hợp tác quốc tế,... theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả.
- Bốn là, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả phối hợp liên ngành về công tác kiểm
tra, giám sát của các cơ quan quản lý du lịch Di sản nhằm đảm bảo
- Định hướng quản lý Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững. Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long là tài sản quý giá của đất
nƣớc Việt Nam và là bộ phận quan trọng của di sản thiên nhiên thế giới, có vai trị to lớn trong việc quảng bá hình ảnh của quê hƣơng, con ngƣời Việt Nam đến các nƣớc trên thế giới. Đồng thời, phát triển hoạt động du lịch, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì vậy, để phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững, định hƣớng quản lý du lịch Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long nhƣ sau:
+ Triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các Quy hoạch, Kế hoạch, quy định về phát triển du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long;
+ Tiếp tục ban hành các quy chế, quy định và tuyên truyền thực hiện tốt các văn bản pháp luật về du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cho mọi đối tƣợng là ngƣời dân, doanh nghiệp và khách du lịch nhằm tạo sự đồng thuận và nâng
cao ý thức trách nhiệm của mọi đối tƣợng đối với Di sản;
+ Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; + Định hƣớng phát triển bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lƣợng tăng trƣởng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long;
Nhƣ vậy, định hƣớng quản lý di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long là vơ cùng quan trọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.
- Mục tiêu quản lý du lịch Vinh Hạ Long: Mục tiêu chung của việc quản lý
du
lịch Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long là khai thác, giữ gìn, phát huy bền vững các giá trị tiềm năng của Di sản cho hôm nay và cho muôn đời sau. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, Ban quản lý Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long đã chia nó thành hai mục tiêu cơ bản đó là: Mục tiêu cơng tác quản lý bảo tồn và mục tiêu hoạt động khai thác và phát huy giá trị.
+ Về cơng tác quản lý bảo tồn: Hồn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long; đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản VHL đến năm 2020; đổi mới phƣơng thức tổ chức quản lý Vịnh Hạ Long; bảo vệ mơi trƣờng sinh thái của Vịnh Hạ Long trong đó chú trọng cơng tác bảo tồn, giá trị đa dạng sinh học; hoàn thành việc sắp xếp, di dời dân cƣ nhà bè sinh sống trên Vịnh Hạ Long; trên 90% rác
thải trên Vịnh đƣợc thu gom và đƣa về bờ xử lý; 100% nhà bè, các cơng trình nổi đƣợc phép hoạt động trên Vịnh phải đƣợc sử dụng vật liệu nổi bền vững, không gây ônhiễm môi trƣờng; chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển ven bờ và môi trƣờng nƣớc Vịnh Hạ Long đạt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
+ Về hoạt động khai thác, phát huy giá trị: i) quy hoạch đƣợc hệ thống cảng, bến, điểm lƣu trú nghỉ đêm, tuyến, điểm tham quan du lịch; ii) đảm bảo cơng tác an tồn, an ninh - trật tự cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch trên Vịnh; iii) quản lý chặt chẽ môi trƣờng kinh doanh du lịch, giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hang rong, ăn xin, cò mồi, ép giá đối với khách du lịch; đổi mới công tác quản lý, tổ chức lại hoạt động tham quan du lịch trên Vịnh đảm bảo khoa học, hiện đại và hiệu quả; phát triển, đa dạng hóa sản phảm và dịch vụ du lịch một cách bền vững, thân thiện với môi trƣờng; iv) khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của VHL trong các lĩnh vực: du lịch, giao thông, cảng biển, thủy sản… trên cơ sở bảo vệ vững chắc, lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên của di sản.