3.1. Khái quát chung về Di sản thiên nhiên thếgiới vịnh Hạ Long
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía đơng bắc Việt Nam,
thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có toạ độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hƣng qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đơng Nam và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (Hải Phịng), phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đơng tiếp giáp với Biển Đơng.
Vịnh Hạ Long là một phần rìa của đại lục Châu Á bị chìm xuống biển nơi sâu nhất khơng q 200m, với diện tích 1550 km², có 1969 đảo lớn nhỏ, trong đó 90% là đảo đá vơi.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Về địa hình: Địa hình Hạ Long với hệ thống hang động là một kiểu đặc sắc của địa hình Karst với những đảo núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng bằng cát mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vơi vách đứng. Chúng ta có thể hồn tồn tìm thấy ở Hạ Long những dạng địa hình rất độc đáo và có vai trị lớn đó là:
Dạng địa hình đá vơi: Du ngoạn trên Vịnh Hạ Long là điều lý thú bởi hệ thống các đảo và quần đảo một phần đƣợc cấu tạo bằng đá phiến và một phần mang đặc trƣng của một miền núi đá vôi cổ vốn phát sinh trên đất liền sau bị nƣớc biển dâng lên làm ngập chìm. Hệ thống các hang động đá vơi cũng có tuổi cacbonpecmi thiên hình vạn trạng do thiên nhiên tạo ra nhƣ: Hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ, Hang Bồ Nâu, Hang Trinh Nữ… nằm ở độ cao khác nhau và đã làm chứng cho thời kỳ xa xƣa về sự xâm thực của nƣớc biển.
Địa hình bờ bãi biển: Đặc trƣng địa hình là sƣờn thoải, cát trắng, nƣớc biển trong xanh. Trong đó có những biển đẹp đã đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch nhƣ: Bãi Cháy. Ti Tốp, Quan Lạn, Ba Trái Đào… với nhiệt độ trung bình 25°c rất lý tƣởng.
+ Về khí hậu: Vịnh Hạ Long có khí hậu cơ bản là nhiệt đới, nóng ẩm. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đơng. Đây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều gió thịnh hành là gió nam. Mùa đơng lạnh, khơ hanh và ít mƣa, gió thịnh hành là gió đơng bắc. Nhiệt độ trung bình từ 15-250C, độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, lƣợng mƣa hàng năm lên tới 2000 - 2200 mm/năm, số ngày mƣa trung bình là 90 - 170 ngày.
Do có một hệ thống đảo phía ngồi che chắn nên sóng ở Vịnh Hạ Long tƣơng đối nhỏ, ở đây có chế độ nhật triều thuần nhất với độ lớn từ 3,5m - 4m, triều thấp vào các tháng 3, 4, 8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Vịnh Hạ Long đƣợc che chắn bởi ba phía cùng với địa hình đáy biển tƣơng đối bằng phẳng nên đây là
vùng vịnh khá tĩnh, tần xuất lặn sóng chiếm khoảng 80 - 84%. Nhìn chung khí hậu Hạ Long khá thuận lợi cho hoạt động du lịch đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời kỳ gió mùa nồm nam rất thuận lợi cho loại hình du lịch biển.
+ Về thủy văn: Thuỷ triều Hạ Long có chế độ nhật triều đối với biên độ lớn từ 4 - 4,5m là hiện tƣợng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ, đảo. Việc lợi dụng con nƣớc triều có thể đƣa khách đi thăm những nơi đẹp, huyền bí của Vịnh. Việc nắm vững quy luật thủy triều có thể tạo ra những cơ hội cho hoạt động du lịch biển nhƣ: du thuyền, lƣớt ván, lặn biển, tham quan đánh bắt cá của làng chài và vãn cảnh biển.
+ Về động thực vật: Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới nhƣ: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng thƣờng xanh nhiệt đới… Ngồi ra Vịnh Hạ Long cịn có hệ sinh thái tùng áng đặc thu khơng nơi nào có đƣợc. Trong vùng biển Hạ Long san hô mọc rải rác ở nhiều nơi nhƣng tập trung chủ yếu ở phía Đơng và Nam xa bờ lục địa, san hơ ở Vịnh Hạ Long có khoảng 170 loài thuộc 44 chi 12 họ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của Hạ Long rất phong phú với các cây tiêu biểu nhƣ quần xã của vẹt, dù, sú, mắm,quăn… Đây cũng là nơi cƣ trú của vô số loài động vật nhƣ chi di cƣ, bán di cƣ (37 lồi), động vật đáy có 81 lồi, cá 90 lồi thuộc 55 họ. Ngồi ra Vịnh Hạ Long cịn có hệ sinh thái tùng áng đặc thù.