Những giá trị nổi bật của di sản thiên nhiên thếgiới Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long theo hướng bền vững (Trang 54 - 61)

3.1. Khái quát chung về Di sản thiên nhiên thếgiới vịnh Hạ Long

3.1.2. Những giá trị nổi bật của di sản thiên nhiên thếgiới Vịnh Hạ Long

Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế, ngồi những giá trị điển hình về thẩm mỹ và địa chất, khơng gian Vịnh Hạ Long còn chứa đựng rất nhiều giái trị sinh học, lịch sử và văn hóa vật thể và phi vật thể với nhiều truyền thuyết dân gian. Ngoài ra trong khơng gian rộng lớn của Vịnh Hạ Long cịn tồn tại nhiều làng chai truyền thống nơi còn lƣu giữ đƣợc những giá trị văn hóa cộng đồng rất độc đáo. Những giá trị này đang đƣợc các cơ quan chức năng và ngành du lịch Quảng Ninh nghiên cứu khai thác và phát huy. Tất cả những giá trị nói trên là nền tảng hiện thực để xây dựng, phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch trong hiện tại và tƣơng lai.

- Giá trị thẩm mỹ: Biển Vịnh Hạ Long mang một màu xanh biêng biếc, dòng

nƣớc chảy êm đềm mải miết với thời gian. Biển Hạ Long đẹp lung linh cả bốn mùa. Khi xuân đến, những thảm thực vật biêng biếc chồi non tƣơi mới trên dãy núi đá vôi. Mùa hạ, bầu trời trong xanh, những hạt nắng lung linh nhảy múa vui đùa cùng sóng biển tong trẻo. Thu về, ánh trăng nghiêng mình rọi soi mặt biển, sóng vỗ bập bềnh nhƣ đƣợc dát vàng long lanh. Đến mùa Đông, biển trầm tƣ và tĩnh lặng, từng đợt sóng vỗ dịu dàng nhƣ một bản piano nhẹ nhàng sƣởi ấm lòng ngƣời du khách, một cảm giác bình yên khác với sự ồn ào và xô bồ của cuộc sống. Biển Hạ Long cùng đá và bầu trời đã tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ và vĩnh cửu tự bao đời nay. Điều đó làm nên giá trị thẩm mĩ của vùng biển này.

Đá Hạ Long mn hình vạn trạng với những đƣờng nét và họa tiết hòa quyện với trời biển đẹp tựa một bức tranh thủy mặc của các thi sĩ thời xƣa. Hòn Đỉnh Hƣơng mang trong mình một ý nghĩa tâm linh, hịn Gà Chọi tốt lên một chiều sâu triết học, hịn Con Cóc ngàn năm nay vẫn đứng đó sừng sững kiện trời… Đi sâu vào trong những đảo đá lớn ta sẽ bắt gặp những cảnh đẹp lộng lẫy và lung linh của động đá mà xƣa nay đã tốn biết bao giấy mực của các nhà thơ, nhà văn yêu cái đẹp. Hang Đầu Gỗ với những nhũ đá mn hình mn vẻ gợi sự tƣởng tƣợng không giới hạn mang lại cảm giác chống ngợp vơ cùng. Động Thiên Cung nhƣ một đền đài tráng lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vịng cung có vô số những nhũ đá buông xuống mềm mại và dịu dàng y hệt cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến “sửng sốt”, khiến du khách đi tour du lịch Hạ Long từ Hà Nội nhƣ lạc vào một thế giới cổ tích với nhũ đá mang hình hài của rồng, cóc, gà rừng thác nƣớc cùng với nhiều hình hài thú vị khác. Hang Tam Cung, Ba Hang, Tiên Long, Trinh Nữ… mỗi hang một vẻ đẹp độc đáo riêng quyến rũ lòng ngƣời.

- Giá trị địa chất - địa mạo: Vịnh Hạ Long khơng chỉ có cảnh quan thiên

nhiên tuyệt đẹp thu hút du khách mà nó cịn thu hút rất nhiều các nhà khoa học đến để nghiên cứu và khám phá về những giá trị địa chất độc đáo chỉ có ở nơi đây. Hơn 100 năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long. Theo đó, hai giá trị tiêu biểu nhất về địa chất của Vịnh Hạ Long là sự rõ ràng về trình tự địa tầng và quan hệ địa tầng; rõ ràng về các yếu tố cấu trúc kiến tạo.

Về cấu trúc địa chất, Vịnh Hạ Long thuộc đới phức nếp lồi, với thành tạo cổ nhất là các trầm tích Ocdovic thƣợng - Silua hạ (thuộc Đại Cổ sinh, thời kỳ biển Đơng cịn là lục địa rộng lớn) có trên khu vực quần đảo đảo Cơ Tơ. Trầm tích này là một hệ xen kẽ dạng nhịp của các đá lục nguyên và đá vụn núi lửa thành phần axit. Trong trầm tích này có nhiều hố thạch bút đá, đặc trƣng cho mơi trƣờng biển sâu. Trầm tích Đevon hạ - trung (sau kỷ Silua) phân bố ở các đảo Trà Bản, Ngọc Vừng, Vạn Cảnh... chứa các hố thạch tay cuội, san hơ, huệ biển … là những sinh vật chỉ thị cho mơi trƣờng biển nơng ven bờ. Ngồi ra, cịn có các trầm tích than phân bố ở khu vực từ đảo Cái Bầu cho tới Phả Lại; trầm tích Neogen, Paleogen (đầu Đại Tân sinh, thời kỳ biển Đơng hình thành) phân bố ở khu vực Hồnh Bồ, Cửa Lục, trong đó đều có chứa các hố thạch thực vật, động vật thân mềm hai mảnh ghi dấu sự phát triển của địa chất Vịnh Hạ Long qua các thời kỳ.

Các thành tạo Đệ tứ có mặt trong khu vực Hạ Long gồm các trầm tích Pleitoxen thƣợng và trầm tích Holoxen (thuộc Kỷ Nhân sinh, là thời kỳ hình thành Vịnh Hạ Long). Trong đó, Pleitoxen là một phức hệ các trầm tích biển, sơng-biển và Alluvion (bồi tích); trầm tích Holoxen gồm các trầm tích biển phân bố trên các thềm biển, các cồn cát ven bờ và ở nhiều đảo. Trầm tích Holoxen phủ đáy Vịnh Hạ Long gồm các loại bột lớn, bùn bột nhỏ và bùn sét-bột. Nếu theo quy luật của một bồn đang tích tụ là càng xuống sâu thì trầm tích càng mịn thì ở Vịnh Hạ Long, quy luật này là ngƣợc lại. Điều đó nói lên rằng, trầm tích đáy Vịnh đã đƣợc tích tụ trong quá khứ. Theo các nhà khoa học, đó là một hiện tƣợng khá lý thú khi nghiên cứu đáy Vịnh Hạ Long.

Về các giá trị địa mạo của Vịnh Hạ Long, theo các nhà khoa học, ngƣời ta chỉ hay chú ý tới vẻ đẹp mỹ lệ của các đảo đá và nét huyền diệu của hang động, nhƣng về phƣơng diện địa chất thì khơng chỉ có vậy. Vịnh Hạ Long mỹ lệ và kiều diễm trƣớc hết là ở bức tranh chuyển tiếp nhịp nhàng của phần lục địa với phần biển đảo (hay lịng Vịnh). Nếu đứng từ đảo Đầu Ngƣời nhìn vào đất liền mới chiêm ngƣỡng đƣợc hình ảnh ngoạn mục: Các dãy núi ven bờ từ Cẩm Phả đến Cái Dăm nhấp nhô, nối tiếp nhau nhƣ một con rồng khổng lồ đang hạ xuống Vịnh. Bên cạnh sự đa dạng

về hình thù các đảo, Hạ Long còn hấp dẫn bởi bức tranh khảm màu của nó: trên nền xanh lơ của nƣớc biển nổi lên các mảng màu xanh lục của thảm rừng cây lá rộng trên các đảo đá phiến xen với màu xanh xám của thảm thực vật trên đảo đá vôi.

Giá trị thứ hai về địa mạo của Vịnh Hạ Long là sự đa dạng về các yếu tố địa hình: Các đảo núi xen kẽ các vũng biển sâu, sự tƣơng phản của rừng sú vẹt ven bờ và các đảo đá vơi có vách dựng đứng. Đây chính là loại hình thái địa hình cổ nhất cịn quan sát đƣợc ở Việt Nam. Ở phần lục địa và các đảo thì địa hình xâm thực bào mòn thể hiện ở các đồi núi lục nguyên, núi và đảo đá vôi, ở các hang động thuộc các tầng khác nhau. Còn ở đáy Vịnh, đáng quan tâm là các nhánh sơng cổ, các khối karst sót và đặc biệt là cánh đồng karst ngập chìm.

Nét thứ ba về giá trị địa mạo là sự đa dạng về quá trình hình thành và hình thái của hệ thống hang động và đảo đá. Vịnh Hạ Long có hai loại hang, là hang cổ và hang trẻ. Quá trình hình thành hệ thống hang trẻ liên quan đến sự chuyển dời từng phần các “dăm kết hang động” lấp đầy các hang cổ (nhƣ hang hồ Động Tiên là ví dụ). Cịn sự bào mịn liên tục của nƣớc biển trên địa hình bán bình nguyên kasrt cổ đã tạo nên các đảo đá vơi hình cột và các đảo có hình thù kỳ dị khác nhƣ ta thấy ngày nay.

Có thể nói, diện mạo của khu vực Vịnh Hạ Long và sự “giàu có” về các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo và nổi tiếng nhƣ ta thấy ngày nay là kết quả của quá trình vận động kiến tạo địa chất khu vực kéo dài hơn 500 triệu năm. Đó chính là lý do UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai về giá trị địa chất, địa mạo vào năm 2000.

- Giá trị lịch sử − văn hóa

+ Giá trị văn hóa: Khơng chỉ mang trong mình những giá trị đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên, địa chất - địa mạo, Vịnh Hạ Long còn là minh chứng sống về nền văn hóa Việt cổ với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm, đó là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long.

Văn hóa Soi Nhụ (cách ngày nay 18.000 năm đến 7.000 năm): Phân bố chủ yếu trong khu vực các đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, ngồi ra cịn phân bố ở các hang động ven bờ. Các di chỉ tiêu biểu: Mê Cung, Thiên Long, Tiên Ông... Phƣơng thức sinh sống của cƣ dân văn hóa Soi Nhụ là thu lƣợm sị, ốc, hoa quả... Tích tụ của tầng văn hóa gồm có ốc núi (Cyclophorus) và ốc suối (Melania) cùng một

số loài nhuyễn thể nƣớc ngọt khác. So với Văn hóa Hịa Bình - Bắc Sơn cùng thời, ngƣời Soi Nhụ đã có một mơ hình văn hóa đa dạng hơn, phong phú hơn, bởi vì trong phƣơng thức kiếm sống của cƣ dân ở đây đã có thêm yếu tố biển.

Văn hóa Cái Bèo (cách ngày nay từ 7.000 năm đến 5.000 năm) - là gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ và văn hóa Hạ Long. Các di chỉ tiêu biểu: Cái Bèo, Hà Giát, Giáp Khẩu... đƣợc phân bố trên bờ vũng vịnh kín gió, tựa lƣng vào núi, mà chủ yếu là núi đá vôi. Phƣơng thức kiếm sống chủ đạo của cƣ dân văn hóa Cái Bèo là khai thác động vật thủy sinh (cua, cá, nhuyễn thể) kết hợp với săn bắt các loài động vật, hái lƣợm hoa quả trong tự nhiên. Di chỉ Cái Bèo là một trong những bằng chứng điển hình khẳng định tổ tiên của ngƣời Việt cổ đã bắt đầu tiến ra biển khơi để chinh phục và khai thác biển cả và đã tạo nên một nền văn hoá mang sắc thái đặc biệt.

Văn hoá Hạ Long (cách ngày nay từ 4.500 - 3.500 năm) đƣợc chia làm hai giai đoạn sớm và muộn.

Giai đoạn sớm: Là kết quả trực tiếp của đợt biển tiến Holoxen trung (khoảng 6.000 - 5.000 năm trƣớc). Đợt biển tiến này đã làm mất đi môi trƣờng sống của cƣ dân văn hóa Cái Bèo, khiến cho một bộ phận cƣ dân phải di chuyển lên phía Đơng Bắc và những vùng đất cao hơn. Tại đây họ tạo nên giai đoạn sớm của Văn hóa Hạ Long. Phƣơng thức sống của cƣ dân văn hóa Hạ Long giai đoạn sớm bao gồm: Săn bắt, hái lƣợm, canh tác, trồng cây lấy sợi, rau củ quả, tăng cƣờng khai thác biển, phát triển nghề thủ công làm gốm bàn xoay và chế tác công cụ đá.

Giai đoạn muộn: là kết quả của mực nƣớc biển dâng cực đại rồi sau đó rút dần. Khi biển lùi, các cƣ dân văn hóa Hạ Long giai đoạn sớm có sự chuyển cƣ ngƣợc lại. Theo nƣớc thuỷ triều, họ tiến dần ra biển. Địa bàn cƣ trú của cƣ dân văn hoá Hạ Long giai đoạn muộn tƣơng đối phong phú, bao gồm: Hang động, chân núi ven biển, doi cát, các bậc thềm và mặt đồng bằng cổ. Các di chỉ tiêu biểu: hang Bái Tử Long, hang Soi Nhụ dƣới, Ngọc Vừng....Phƣơng thức sinh sống của cƣ dân văn hóa Hạ Long giai đoạn muộn đã cơ bản gắn với môi trƣờng biển cả với kỹ thuật chế tác công cụ đá và đồ gốm khá hoàn hảo, trở thành đặc trƣng của văn hóa Hạ Long đó là: Gốm văn thừng, văn chải, văn khắc vạch, rìu và bơn có vai có nấc. Văn hóa Hạ Long giai đoạn này là một trong những tiền đề đặc biệt quan trọng góp phần để phát triển nền văn minh Việt cổ.

+ Giá trị lịch sử: Vịnh Hạ Long - nơi ghi dấu lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Ngay từ thế kỷ XII (năm 1149) dƣới triều vua Lý Anh Tông, thƣơng cảng Vân Đồn đã đƣợc thành lập và nhanh chóng phát triển thành nơi trao đổi, bn bán sầm uất suốt một thời gian dài từ thời Lý, Trần đến Lê. Đây là thƣơng cảng quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XX: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn đánh thắng quân Tống (năm 981), Trần Hƣng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông (năm 1288) và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lƣợc, góp phần bảo vệ hồ bình cho Tổ Quốc.

Nhƣ vậy, với những nét độc đáo trong văn hóa đƣợc cộng đồng ngƣ dân làng chài sống trên Vịnh bảo lƣu và những dấu tích lịch sử minh chứng cho thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc đã tạo cho di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long ngày nay một sức hút kỳ lạ. Du khách đến với Hạ Long không chỉ đƣợc chiêm ngƣỡng phong cảnh tuyệt đẹp mà cịn đƣợc hịa mình vào khơng gian văn hóa đặc sắc - lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thông qua những lễ hội truyền thống, các điệu hát nhƣ hò, vè, hát đám cƣới, hát dao duyên…

- Giá trị đa dạng sinh học: Bên cạnh những giá trị đặc biệt đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thì đa dạng sinh học là một trong những đặc trƣng tiêu biểu của Vịnh Hạ Long. Đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long thể hiện ở ba yếu tố: thành phần loài, hệ sinh thái và chủng loại gien.

Theo nghiên cứu, đánh giá chƣa đầy đủ của các nhà khoa học của Viện Tài nguyên môi trƣờng biển và Viện Sinh thái tài nguyên và sinh vật, đến nay, trên Vịnh Hạ Long đã xác định đƣợc 435 loài thực vật trên cạn (mộc lan: 416 loài; dƣơng xỉ: 14 lồi; thơng đất: 2 lồi; lá thơng: 1 lồi; thiên tuế: 2 lồi), 28 lồi thực vật ngập mặn, 5 loài cỏ biển, 234 lồi san hơ, 139 lồi rong biển, 278 loài thực vật phù du, 133 loài động vật phù du, 315 loài cá, 545 loài động vật thân mềm sống ở đáy, 178 loài động vật thân mềm ở cạn, 17 lồi nấm, 8 lồi bị sát, 53 lồi trùng lỗ, 22 loài thú sống trên các đảo, 76 loài chim, 4 lồi lƣỡng cƣ... Trong số đó, có nhiều lồi thực vật quý hiếm có mặt trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, đến nay các nhà khoa học đã xác định đƣợc 14 loài thực vật đặc hữu quý hiếm của Hạ Long nhƣ: cọ Hạ Long, thiên tuế, sung Hạ Long...

Về đa dạng hệ sinh thái, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã xác định Vịnh Hạ Long có nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới nhƣ: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hơ, bãi triều, hệ sinh thái cỏ biển, gị đồi. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long cịn có hệ sinh thái tùng, áng đặc sắc hiếm nơi nào có đƣợc. Đây thực chất là những hồ, giếng hoặc phễu Karst bị ngập nƣớc biển, với hình thái khép kín hoặc thơng với biển qua hang ngầm, đƣợc hình thành do quá trình bào mịn, phong hóa của tự nhiên.

Nhƣ vậy, đa dạng cảnh quan Vịnh Hạ Long là yếu tố tự nhiên hết sức cần thiết để phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học, ngƣợc lại, đa dạng sinh học làm tăng thêm tính độc đáo và hấp dẫn của đa dạng cảnh quan. Do vậy, việc bảo vệ, quản lý và sử dụng đa dạng sinh học là việc làm vơ cùng cần thiết, lợi ích mà nó đem lại đã, đang và sẽ giúp ích cho quản lý mơi trƣờng bền vững, phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân cũng nhƣ phát triển du lịch di sản theo hƣớng bền vững.

Với những giá trị độc đáo đó, Vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long lần đầu tiên đƣợc công nhận là di sản thiên

nhiên thế giới vào ngày 12/12/1994 trong kỳ họp thứ 18 tại Phù - kẹt, Thái Lan ủy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long theo hướng bền vững (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w