CHƯƠNG II: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚ
2.4. Yêu mến những làng quê truyền thống.
Làng quê là một nguồn cảm hứng lớn của thi nhân Việt Nam. Viết về đề tài này thì ca dao, thơ ca trung đại đã có nhiều bài đạt đến độ xuất sắc. Ở
mỗi thời kỳ đều có những tác phẩm đặc sắc về chốn làng quê. Nhưng có thể
khẳng định đến thời kỳ phong trào thơ mới, thơ làng quê mới thực sự phong phú chưa từng có. Hầu như nhà thơ nào cũng viết một đôi bài một đôi câu về
làng quê. Thời kỳ này, phong trào thơ ca lãng mạn mới tạo dựng được một đội ngũ hùng hậu, những thi sĩ đồng quê như Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính ... Một số nhà thơ không chuyên hẳn về đồng quê
hương cảm hứng quê hương chiếm vị trí khá quan trọng trong sự nghiệp của
họ. Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Tế Hanh... đều có những bài thơ đặc sắc về quê
hương.
Hình ảnh những vùng quê đất Việt hiện lên trong thơ mới với vẻ đẹp
trong sáng. Các thi sĩ Thơ mới say sưa vẻ đẹp của phong cảnh làng quê. Đó là
khoảng trời trong xanh ru dịu những tâm hồn lãng mạn. Phần lớn các nhà thơ
mới đều sinh ra và lớn lên ở làng quê. Vì thế hình ảnh làng quê mà trước hết
là phong cảnh đã ngấm vào máu thịt, ăn sâu trong tâm thức mỗi người. Với
tình cảm gắn bó tự nhiên, sâu nặng đó, họ rất thiết tha với phong cảnh làng quê.
Thi nhân cũng lãng mạn thực sự rung cảm và thấm thía vẻ đẹp thi vị
tiềm ẩn trong những cảnh thật đơn sơ, bình dị.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
(Nguyễn Bính)
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ trắng
Lũ bướm vàng lơ đãng, lướt bay qua (Anh Thơ)
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
(Hàn Mặc Tử)
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
(Đoàn Văn Cừ)
Thơ đồng quê là mảng sáng tác đầy đủ nhất, đậm nhà nhất tinh thần dân
tộc. Có thể nói rằng phải đến Thơ mới phong cảnh làng quê mới thực sự “rất đậm đà phong vị quê hương” (Hoài Thanh).
Hình ảnh con đường làng trong thơ Huy Cận rất gần gũi thân thiết như
bất kỳ côn đường nào của mỗi làng quê Việt Nam:
Đường trong làng:hoa dại với mùi rơm ... Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
Dòng sông quê trong thơ Anh Thơ không ngập một màu tuyết trắng của Đường thi mà đúng là dòng sông quê của Việt Nam:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Đặc biệt hương vị làng quê trong thơ Nguyễn Bính .Màu sắc dân tộc cứ
bàng bạc trong từng hình ảnh sơ sài giản dị :
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Màu sắc Việt Nam trong những bức tranh quê của thơ mới không chỉ
thể hiện ở những gì nghe được, nhìn được mà cả những cái không thể nhìn ra mà chỉ có thể cảm nhận được:
Lợn không nuôi đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
(Nguyễn Bính)
Tình cảm dân tộc của thi sỹ thơ mới còn được thể hiện sâu sắc trong
việc khám phá vẽ đẹp tâm hồn, phẩm chất của làng quê, nhất là vẻ đẹp truyền
thống của người phụ nữ. Đó là những người chịu thương chịu khó, tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh và lòng vị tha.
Quên cả đời riêng một suối xuân
(Cẩm Lai)
Bài thơ Đường về quê mẹ của Đoàn Văn Cừ rất thành công khi khắc
họa vẻ đẹp của làng quê ở một phương diện khác, hình ảnh người mẹ mang nét đẹp truyền thống từ trang phục:
Thúng cắp bên hông nón đội đầu
Khuyên vàng yếm thắm áo the nâu đến phẩm chất thảo hiền:
Tới đường làng gặp những người quen
Ai cũng khen u nết thảo hiền
Thi sĩ thơ mới thiết tha, trân trọng vẻ đẹp sinh hoạt văn hóa làng quê. Các thi sĩ thơ mới say sưa viết và viết đầy gợi cảm về ngày hội làng, hội chèo, hội
chùa, những đám cưới xuân, rằm tháng tám, tết mồng năm. Quê hương tôi có múa xòe hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
(Nguyễn Bính) Ngoài đường xóm tiếng chiêng chung nhịp nỗi.
Trẻ con theo sư tử rước vang ầm
(Anh Thơ)
Đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán. Thơ mới có hẳn một chùm thơ phong
phú về đề tài này như: Chợ Tết, Năm mới, Tết quê bà của Đoàn Văn Cừ; Chiều ba mươi Tết, Ngày Tết của Anh Thơ; Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính.
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng. Cá đêm cuối chạp nướng than hồng
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông
(Đoàn Văn Cừ)
Có thể nói chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam trước đó vẻ đẹp của văn
mới. Gắn bó sâu nặng với làng quê với truyền thống văn hóa dân tộc, thi nhân
lãng mạn đau lòng trước những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang
lụi tàn trước sự xâm nhập của làn sóng Âu hóa với mặt trái của nó:
Biết rằng cô không còn là thôn nữ
Không còn dáng quê mùa mà ai chê bỏ nữa
( Thế Lữ )
Vì vậy họ khao khát tìm về để níu giữ vẻ đẹp thuần khát của làng quê
xưa:
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
( Nguyễn Bính) Trước đây khái niệm quê hương được gợi lên qua hình ảnh giếng nước,
gốc đa và những mối tình quê tha thiết của những miền quê lúa chất phác nay có thêm âm vang sóng nước và vị mặn mòi của biển cả, được cất lên qua một khúc ca lao động khỏe khoắn và trong lành, một tiếng nói thiết tha gắn bó với
một vùng chài lưới qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh.
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Với mảng đề tài viết về làng quê Việt Nam, các nhà thơ mới đã mang
đến cho chúng ta cái hương vị đậm đà của làng quê. Quê hương trong thơ mới là quê hương của truyền thống văn hóa ngàn đời. Các nhà thơ mới viết về làng quê Việt Nam với sự trân trọng bản sắc quê hương, hồn dân tộc lưu giữ sau
lũy tre làng.