CHƯƠNG II: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚ
2.3. Yêu đời và yêu người tha thiết
Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã từng nói: “Tôi làm thơ nghĩa là tôi phản bội lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi hết sức giữ bí mật”. Người ta nói
tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Đúng vậy, tiếng thơ chính là tiếng lòng của các nhà thơ mới. Công khai bày tỏ những ước muốn, khát vọng sống của
mình có lẽ trước Thơ mới chưa từng có. Có một điều mà không ai có thể phủ
nhận được là trong Thơ mới có một tình yêu thiết tha đối với cuộc sống, một
Thơ mới là thơ của cái “tôi” một cái tôi chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Ở đó ta dễ dàng bắt gặp được cái rạo rực, lo âu, khát vọng sống
của những con người yêu đời.
Ngươi đang ở! Ta vội vàng giữ quá
Sống toàn tim! toàn trí! sống toàn hồn!
Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan
Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ
Sống, tất cả sống chẳng bao giờ đủ
(Xuân Diệu)
Ta cảm nhận được sự vội vàng, cuống quýt của một tâm hồn cuồng
nhiệt say mê sự sống. Sự sống sẻ chẳng bao giờ là chán nản đối với những con người này. Yêu cuộc sống tươi đẹp cũng chính là yêu quê hương.
Niềm say mê ngoại giới, niềm khao khát giao cảm với đời, một lòng say mê sống mãnh liệt đến tràn đầy có thể khiến con người ta có những ý nghĩ rất
ngông cuồng, trái với quy luật của tạo hóa.
Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi
(Xuân Diệu)
Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của thi nhân đã biến cái ham
muốn “tắt nắng”, “buộc gió” đã trở nên quá táo bạo đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời. Vì yêu cuộc đời, quý trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống nên nhà thơ muốn níu giữ lại tất cả những vẻ đẹp của cuộc đời. Ta có thể cảm
nhận trong cái phi lý đó là sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc
sống, càng quý trọng cuộc sống, họ càng ý thức rõ sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như một kết cục không tránh khỏi. Vì vậy mà họ tiếc đời
Ngoảnh lại khi nào, thoắt bốnnăm!
Biết bao thương nhớ, xiết bao thầm Đau lòng cuộc thế nhanh, ai ngỡ Đã gửi vào đây hoa tháng năm
(Xuân Diệu)
Cuộc đời này thật tươi đẹp và rất đáng sống nhưng đời người là hữu
hạn. Vì thế mà họ sống vội, sống gấp gáp vì dòng chảy của thời gian không
bao giờ ngừng lại để chờ một ai cả.
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em em ơi tình non sắp già rồi
(Xuân Diệu)
Nhưng thời gian vẫn còn. Cuộc sống luôn rất đáng yêu, vì thế hãy sống
bằng mọi giác quan, sống bằng cả trái tim và khối óc để hưởng thụ cuộc sống
quý giá này.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
(Xuân Diệu)
Nếu trước là khát vọng níu giữ cuộc sống đầy thanh sắc thì đến đây là
khao khát hưởng thụ. Từ sâu thẳm trong trái tim của những tâm hồn yêu đời
thì cuộc sống luôn tươi mới, luôn tràn đầy sắc xuân.Cuộc đời đẹp vì lòng
Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi
(Xuân Diệu)
Trong Thơ mới xuất hiện một cái tôi vừa ngây ngất yêu đời, vừa da diết thương đời.
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
(Hàn Mặc Tử)
Mùa xuân của thiên nhiên và của lòng người cùng nảy nở, cùng song hành chín theo một nhịp độ, chín ngang nhau, chín trong nhau. Hay nói đúng hơn là mùa xuân đang chín trong con người.
“Khó khăn hơn cả là yêu cuộc sống với nỗi đau khổ của mình” (L.Tônxtôi) Từ trong đau thương con người càng say mê sống cuồng nhiệt hơn. Hàn Mặc
Tử trong lời tựa Đau thương đã nói: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống”. Ta có thể cảm
nhận rõ tình yêu cuộc sống của nhà thơ tài hoa mà bạc mệnh Hàn Mặc Tử.
Càng bị bệnh tật hành hạ khốc liệt, quyền sống làm người càng bị bóp nghẹt,
Hàn Mạc Tử càng yêu điên cuồng thế giới này. Ta còn trìu mến biết bao người.
Vẻ đẹp xa hoa của một trời
Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng
Ôi! Giờ hấp hối sắp chia phôi
(Trút linh hồn - Hàn Mặc Tử)
Hàn Mặc Tử khiến người ta nhớ đến bởi giọng thơ độc đáo mới lạ của
nồng say với cuộc sống. Trong cảnh cô đơn tuyệt vọng nhà thơ khao khát đón
nhận những tín hiệu yêu thương cứu giúp của mọi người.
Sao trìu mến thân yêu đâu vắng cả Trơ vơ buồn mà không biết kêu ai
Ông ham sống, muốn dùng cảm giác để thu vào những ngày ngắn ngủi,
vẽ đẹp bao la và vĩnh hằng của cõi đời. Giữa lúc lòng thương đã “mến chưa bưa” mà phải ra đi bao nhiêu tức tưởi. Nhà thơ hỏi như xé ruột.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu
(Những giọt lệ)
Hàn Mặc Tử yêu đời đến đau đớn tuyệt vọng. Thơ Hàn Mặc Tử là nỗi đau thương tồn tại trong dạng thức điên dại của ngôn từ. Thơ ông có cái hay của lời điên mà ý tỉnh và tình rất xót xa.
Đêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng Để cho hồn đỡ bớt nỗi bi thương
Nhưng khốn nỗi xác ta đành câm tiếng
Hồn đi rồi, không nhập xác thê lương
(Hồn lìa khỏi xác)
Tuyệt vọng đã trở thành một cảm quan, một cách thể hiện lòng yêu đời
của thi sĩ họ Hàn. Là người vô cùng yêu đời, tha thiết với mọi người. Nhà thơ đã chủ động cách ly tuyệt giao với tất cả nhưng không tuyệt tình. Ở trong lãnh cung, thi nhân vẫn thèm khát thế giới bên ngoài kia.
Ngoài kia xuân thắm hay chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa Không có niềm trăng và ý nhạc
Có nàng cung nữ nhớ thương vua
Nhà thơ trở về lại với cuộc đời một cách thầm lén vụng trộm:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Chữ “kịp” hé mở cho ta thấy một mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, hé mở
cho ta một cách thế sống: Sống là phải chạy đua với thời gian. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Nhà thơ đi tìm cái đẹp trong cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng
cảm trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên đắm say rồi nguội
lạnh, băng giá, mộng rồi lại tỉnh. Đó là lôgic vận động tâm trạng của một cái
tôi ham sống yêu cuộc đời.
Thi sĩ lãng mạn buồn đời mà không chán đời, bởi vì yêu đời, ham sống
là quan niệm nhân sinh, đã hóa thành cảm hứng của thi nhân lãng mạn.Vì buồn đời mà tìm đến coi tiên để thoát tục, vì ham sống mà tìm về cõi mộng
mong nhập thế.
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi.
Ánh sáng và bóng tối, niềm rạo rực đắm say và cảm giác cô đơn trống
vắng chỉ là hai mặt thống nhất, hai cách biểu hiện khác nhau của niềm ham
sống, khát khao giao cảm với đời.
Trong cuộc sống của con người, thứ quý nhất không phải là vật chất xa
hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người. Tình
yêu thương đó là tình cảm cao quý nhất mà con người sẽ không thể sống nếu
thiếu nó. Con người sống là phải biết yêu thương và khát khao được yêu
thương. Yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đáng quý ở các nhà thơ mới là họ biết yêu cuộc sống của người
khác, xót xa cho những số phận đau khổ, đặc biệt là người phụ nữ.Thơ mới đã tạo dựng được những hình ảnh chân tình về những người nghèo khổ, bất
hạnh.Các nhà thơ mới đã có những vần thơ cảm động về những người lao động nghèo khổ đặc biệt là những người nông dân ở chốn thôn quê.Họ đã thể
hiện được nỗi thống khổ của người dân quê.Văn Cao đã có những vần thơ thương cảm về số phận của người lao động:
Những toán người đời quên
Cúi đầu đi trong nắng
Đoàn Văn Cừ không chỉ được biết đến với những bài thơ về lễ hội lễ tết
mà ông còn có một loạt các bài thơ mang nỗi đau trước bao tai ương, khốn
khổ của người dân quê. Ông thực sự tri âm với những kẻ cùng khổ, cả đời chỉ
sống với một chuỗi lo toan không có điểm dừng. Đồng thời ông cũng nhận
thấy rằng người dân đói khổ không đơn thuần chỉ là do thiên tai mà còn do chế đọ sưu thuế bất công lúc bấy giờ .
Đêm thuế đèn dây thắp sáng choang Đình ra tiếng vọt tiếng kêu oan Trát về truyền lan hai ngày nữa
Trống mổ canh khuya rợn xóm làng
Đằng sau những câu thơ kết tội chế độ sưu thuế dã man gây ra bao thảm cảnh điêu đứng cho người dân là tấm lòng xót thương vô hạn của người làm thơ.
Bên cạnh tạo được những hình ảnh chân tình về người nông dân nghèo khổ bất hạnh là hình ảnh một Ông đồ vất vả kiếm sống bằng ngòi bút, những người con gái giang hồ đau đớn với thân phận. Thi nhân đã thương tiếc quá
khứ và xót xa cho số phận Ông đồ bị rơi vào lãng quên. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Nhà thơ xót xa cho số phận những nhà Nho, trí thức phong kiến bị rơi
vào lãng quên trong thời kỳ Nho học suy tàn, tiếc nuối về những giá trị văn
hóa bị mai một dần.
Các nhà thơ cảm thông với những cảnh đời éo le. Thi sĩ đã khóc cho thân phận kỹ nữ vì họ là những con người có sắc có tài, đặc biệt là có một tâm
hồn đa sầu, đa cảm nhưng lại bị xã hội vùi dập, bị biến thành hàng hóa của khách làng chơi. Các nhà Thơ mới đã nói lên được tâm trạng đau khổ của người phụ nữ khi họ bị rơi vào bi kịch.
Hãy bằng lòng mình em Hồn em tha cho nó
(Bi Xuân Nương - Phan Văn Dật)
Bị rơi vào cảnh lầu xanh là một điều không ai muốn. Càng đau khổ hơn
khi ý thức được tình cảnh đáng thương của mình. Một người con gái luôn bị
dày vò sống trong đau khổ để bảo vệ sự thanh sạch của tâm hồn.
Thân em thật đã bùn than lấm
Lòng tuyết em còn giữ tuyết trinh
(Cảnh đoạn trường - Thái Can) Xuân Diệu với tấm lòng bao dung, ưu ái với thân phận của người phụ
nữ đã diễn tả nỗi lòng cô đơn của người kỹ nữ.
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em
Trong sâu thẳm tâm hồn của người kỹ nữ vẫn cháy lên khát vọng yêu
đương, ước mơ có một tình yêu chân thành .Xuân Diệu đã hóa thân mượn lời
kỹ nữ để phát ngôn cho cảm quan của lòng mình về con người về thân kiếp tưởng như rơi vào đọa lạc mà vẫn khát vọng đến cháy bỏng sự gặp gỡ và tình
yêu thương thành thật.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử dường như đồng cảm với sự cô đơn trống vắng
của người cung nữ sống trong lãnh cung:
Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa?
Trời ở trong đây chẳng có mùa Không có niềm trăng và ý nhạc Có người cung nữ nhớ thương vua
Lòng thương người, thương đời ấy còn thể hiện trong sự cảm thông,
nâng niu trân trọng những khát khao yêu đương, khát vọng hạnh phúc lứa đôi
âm thầm mà mãnh liệt của những chàng trai, cô gái ở chốn thôn quê thi nhân lãng mạn còn đồng cảm với những rung động tình yêu đầu đời, nỗi tương tư
da diết, nỗi đau bởi duyên phận lỡ là của những cô gái quê. Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
(Mưa xuân - Nguyễn Bính
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay Rượu hồng em uống cho say
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng
(Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính)
“Cuộc sống giống như một tấm vải cũ sờn đi theo năm tháng những vẫn ánh lên những màu sắc tươi nguyên nhờ những khoảnh khắc của tình yêu thương” (V.Hugo). Dù cuộc đời đầy rẫy những bất công nhưng lòng người sẽ ấm lại nhờ tình yêu thương. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã nói như
sau: “cái đẹp trong thiên nhiên có thể nuôi dưỡng cái đẹp trong lòng người.
Cái đẹp trong lòng người có thể nâng đỡ cái đẹp trong cuộc đời. Nhưng nói cho cùng sẽ không có cái đẹp nào nảy sinh và tồn tại khi lòng người vẩn đục, thiếu phong phú, nhạy cảm và không có sẵn từ tâm”. Hầu như các nhà thơ
mới đều hội tụ đủ các yếu tố đó. Họ rất yêu đời, yêu cuộc sống của bản thân và đồng cảm với bao nỗi đau khổ của người. Có lẽ đó là điểm chung của các nhà thơ Việt Nam từ cổ chí kim. Với những biểu hiện đó các nhà thơ mới dường như muốn vươn tới cái đẹp. Một vẻ đẹp mang màu sắc của chủ nghĩa
lãng mạn đó là yêu thương tất thảy mọi người, mong muốn cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn.