CHƯƠNG II: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚ
2.2. Tình yêu thiên nhiên say đắm nồng nàn.
Trong mạch nguồn thơ ca của thế giới, dòng thơ viết về tình yêu thiên nhiên luôn chảy dạt dào như một dòng sông văn học bồi đắp phù sa cho tâm hồn người đọc.
Trên bước đường gió bụi, thiên nhiên là người bạn thân thiết nhất luôn kề vai sát cánh cùng nhà thơ thiên nhiên và thơ là mối tâm giao gắn bó tha thiết
với nhau để thi nhân lắng nghe những giao động của thiên nhiên bằng mọi
giác quan.
Với nhà thơ thiên nhiên và hiện thân của cái đẹp. Đó là cái đẹp của núi
sông, hoa cỏ, trăng... thấm sâu vào lòng người bằng tình cảm thân thương
nhất. Một trong những đề tài và cảm hứng lớn nhất của thơ mới là thiên nhiên.
Thiên nhiên trong thơ mới cũng chính là hình ảnh quê hương đất nước Việt
Không một nhà thơ nào lại không có những hình ảnh thiên nhiên trong
thơ mình từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Bà Huyện Thanh
Quan...rồi các nhà thơ đương đại. Nhưng các nhà thơ mới là những người
thành công nhất với đề tài này. Họ là những người cảm nhận sâu sắc nhất về
vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mà khó có ai có thể sánh kịp.
Cảnh sắc thiên nhiên bình dị quen thuộc của quê hương đất nước được
cảm nhận một cách tinh tế của tâm hồn của các nhà thơ mới. Một tâm hồn
nhạy cảm, dễ rung động trước thiên nhiên tươi đẹp thấm đẫm chất trữ tình của đất nước.
Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn
Văn Cừ... trước hết thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn. Bằng
cảm hứng lãng mạn các nhà thơ mới đã họa lên trong thơ mình những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và đường nét độc đáo. Quê hương Việt Nam
hiện lên trong thơ họ thật là mĩ lệ.
Một địa danh thôn Vĩ đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong
Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo, nắng hàng cau, cái huyền ảo của bến sông trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô.
Nếu không có tình yêu thiên nhiên tha thiết, không có những tâm hồn
nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời thì làm sao các nhà thơ trong
phong trào Thơ mới có thể viết lên những vần thơ về thiên nhiên lung linh
đến vậy.
Thiên nhiên trong cảm nhận của thi nhân thì muôn hình, muôn vẻ. Đó là hình ảnh của xứ Huế mộng mơ trong thơ Hàn Mặc Tử với người tược xanh mơn mởn, với hình bóng cô gái Huế e ấp sau khóm trúc:
Sao anh không về chơi thôn vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Vĩ Dạ là một làng quê sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là
hàng cau thẳng tắp đang tắm mình trước ánh nắng mai trong lành. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” cảnh sắc thiên nhiên tươi tốt, tràn đầy sự sống. Hàn Mặc Tử đã họa lên một bức thanh thiên nhiên đẹp, tràn đầy sự sống, màu sắc và mơn mởn non tơ.
Gió theo lối gió, may đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Quê hương Việt Nam qua bức tranh thôn Vĩ của xứ Huế sao mà đẹp mà
thơ mộng và trữ tình đến thế. Những bến sông trăng với những con thuyền
chở đầy trăng gợi lên chất thơ nhưng cũng rất thực. Phải chăng vẻ đẹp của
bức tranh thiên nhiên là tiếng lòng của một người tha thiết yêu quê hương, yêu thiên nhiên đất nước.
Và có lẽ Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới là người
có những cảm nhận tinh tế và sâu sắc nhất về thiên nhiên. Quê hương thân
yêu hiện ra với vẻ đẹp thiên nhiên tràn trề sự sống trong thơ Xuân Diệu. Trước cặp mắt của thi sĩ Xuân Diệu, vẻ đẹp thiên nhiên phơi bày mời gọi như
một Thiên đường giữa trần gian.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Những câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng, hình ảnh tươi sáng đã vẽ nên một
khung cảnh thiên nhiên đậm sắc, hương, thanh, vạn vật đang ở độ đương thì
tươi ngon nhất, đẹp đẽ nhất. Chim chóc, hoa lá, ong bướm như vực dậy để tận hưởng cảnh xuân tươi tắn, mượt mà. Cảnh vật không tỉnh lặng mà náo động
linh hoạt với hình ảnh liên tưởng độc đáo của thi nhân.”Tuần tháng mật” của đôi vợ chồng trẻ trở thành mùa của ong bướm dập dìu rất lãng mạn. Tiếng hót
của chim yến anh trở thành “khúc tình si” hút hồn biết bao con người yêu cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Và ánh nắng được nhân hóa như một nàng tiên e thẹn với những ánh mi dài cuốn hút vạn vật. Tất cả như chan hòa làm nên một
mảnh vườn đẹp nên thơ. Từ đó cái đẹp của mùa xuân thiên nhiên còn ẩn dụ như cái đẹp của con người đang ở độ sắc xuân. Thi sĩ đã chọn thời điểm rạo
rực nhất “tháng giêng” tươi mới nhất “mỗi buồn sớm” để miêu tả khiến bức
tranh thiên nhiên mùa xuân càng tinh khôi.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi sáng sớm thần vui bằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
(Vội vàng) Xuân Diệu hăng hái vói mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng rung động với bướm chim, chất trời trong tim mây trời thanh sắc. Thiên nhiên
trong thơ Xuân Diệu đầy thanh sắc được cảm nhận bằng nhiều góc độ, quan
sát tinh tế.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng soi
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
Tác giả đã huy động mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp, sự quyến rũ đắm
say hồn người của cảnh sắc mùa xuân. Nhà thơ như muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp của nó.
Cùng với mùa xuân mùa thu là một cảm hứng vô tận của các thi sĩ .Đó là thiên nhiên với gió, với mây, với sắc màu cây lá, với những gợn rợn, se se
không gian chiều thu trong Thơ duyên khiến ta cảm thấy sắc thái hòa nhập, quấn quýt trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nho nhỏ, sắc nắng trở
chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân.
Ta ngỡ rằng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc
thái mùa thu ở “Đây mùa thu tới”, một rạng liễu, một sắc “áo mơ phai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ” những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới)
Chỉ với 4 câu thơ đã làm sống dậy cả một cảnh thu của đất nước, một sắc
thu Việt Nam với những vẻ đẹp vừa thân quen vừa mới lạ của một hồn thơ
nhạy cảm và tinh tế.
Thu của Xuân Diệu buồn nhưng không bi đát. Ngay cả khi liễu chịu tang, đìu hiu rơi lệ thì đó chỉ là một phút thoáng qua để trả lại cho không khí thu vẻ
tinh khiết, đẹp trong sáng của nó.
Nhắc đến mùa thu không thể không nhắc đến một tuyệt bút của Lưu
Trọng Lư, bài thơ Tiếng thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô
Người ta vẫn bình luận rằng đây là một bản nhạc bằng ngôn ngữ Việt
Nam, tất cả đều run rẩy, những âm thanh khẽ khàng của lá rơi, của bước chân
êm khẽ của chú nai dẫm lên những thảm xác lá vàng. Ở đây Lưu Trọng Lư
không nhìn thiên nhiên bằng con mắt thường. Bức tranh thiên nhiên được vẽ
bằng hồn bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ, các câu hỏi từ sự lắng nghe để mở ra hình ảnh đẹp đến nao lòng của mùa thu qua bước chân của con
nai vàng trên lá vàng khô.
Các nhà thơ lãng mạn gửi gắm vào trong thơ một tấm lòng tha thiết yêu
thiên nhiên đất nước. Thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường mênh mông rợn
ngợp hoặc xa vắng quạnh hiu. Tràng giang của Huy Cận bắt nguồn từ cảm xúc trước cảnh sông nước Hồng Hà mênh mông:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Bài thơ đã vẽ lên một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc, nhiều đường nét
hùng vĩ. Bức tranh thiên nhiên được dựng lên trong một không gian bao la
một hệ thống từ láy toàn phần và thi liệu Đường thi nhưng cũng có những
hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gắn bó với tâm hồn Việt) . Thiên nhiên trong
thơ Huy Cận nói riêng và thơ ca thời Thơ mới nói chung là đẹp nhưng buồn. Đó là một không gian bao la, khoáng đạt, hũng vĩ, thanh bình yên ả, nhưng không gian đó lại gợi nỗi sầu chia li, nỗi buồn trống trải.
Thi sĩ của đồng quê Việt Nam- Nguyễn Bính cũng dành một vị trí rất
quan trọng cho thiên nhiên, khung cảnh thôn que nơi ông sinh ra và lớn lên.
Qua bao năm tháng bôn ba Nguyễn Bính vẫn luôn hướng về quê hương,
về ngôi nhà thân thuộc với tình yêu trìu mến
Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván có ao cấy cần Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng,lứa cần năm năm
(Nhà tôi)
Phải có một tình yêu tha tha thiết đến nhường nào thì những vần thơ
Nguyễn Bính mới trong trẻo đến nhường ấy,lay động lòng người đến vậy. Thăm thẳm trời xanh lộng đáy
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru Lá thấp cành cao gió đuổi nhau Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tựa thưở nào Luá trổ đòng tơ ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín Điểm nhạt da trời những chấm son
Khung cảnh thiên nhiên đẹp bởi con người hồn hậu chất phát
Cảnh quê trong thơ Nguyễn Bính tràn ngập trong hương đồng gió nội.
Miền quê ấy thật sinh động dưới những làn mưa xuân.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
(Mưa xuân) Mưa phơi phới bay mang cả sức sống, cả linh hồn của đất trời tưới mát
cho cuộc sống. Cỏ cây hoa lá của cuộc đời thấm đẫm bụi mưa xuân, bừng dậy
một sức sống mãnh liệt.Với những hình ảnh đó tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy sắc xuân,hơi thở mùa xuân của làng quê Việt Nam. Chỉ với hai câu thơ được khơi mạnh nguồn tiềm tàng của hồn dân tộc.
Làng quê là những vườn cải đầy hoa vàng ,gió sớm và những chú bướm
vàng lung linh “khát nhụy”
Anh trồng cả thảy hai vườn cải
Tháng chạp hoa non nở cành vàng Lũ bướm láng giềng đang khát nhụy
Mách cùng gió sớm rủ rê sang
(Hết bướm vàng) Là bến đò với những cánh buồm nâu “có chiếc thuyền nằm trên cát mịn, có đàn trâu trắng lội ngang sông”(Không đề).Hay là làng quê mộc mạc với
dậu hoa râm bụt.
Chòm hoa râm bụt bên bờ giếng
Nở đỏ như muôn mảnh lụa đều
(Nhặt nắng)
Cảnh quê hương trong thơ nguyễn Bính thật bình dị mộc mạc thân thương.
Kín đáo, e ấp trong sáng, non tơ, tinh khôi, mới mẻ đều là những biểu
hiện vẻ đẹp trinh nguyên rất trần thế mà thi nhân lãng mạn đã gửi qua những
Quê hương đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ với mưa phùn và
quán vắng :
Mưa để bụi êm đềm bên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm vắng lặng
Bến chàm xoan hoa tím rụng tơi bời
(Chiều xuân)
Bốn mùa đã được nữ tác giả kết tinh trong những vần thơ thật đáng yêu. Cảnh chiều xuân với ánh trăng dịu nhẹ cùng sự thức dậy của một số loài hoa.
Và nhè nhẹ trong tơ trăng phơ phất
Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát
Nhưng hương hồng hương lý dậy miên man
(Đêm trăng xuân)
Một cảnh sớm hè điểm nhẹ tiếng chim kêu trên mặt nước trong.
Gió man mác bờ tre rung tiếng sẻ
Trời hồng đáy nước láy son mây
Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ Vươn mình lên như giấc mơ say
(Sáng hè)
Hay đó là cảnh sắc một chiều thu được tác giả họa lên trong một đôi nét vẻ giản dị.
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ năng ngẩn ngơ bay
(Sang thu)
Đó là bến đò ngày mưa gợi không khí mùa đông:
Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa
Anh Thơ cùng Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ đã tạo nên một đội ngũ hùng hậu những thi sỹ đồng quê của phong trào thơ ca lãng mạn thời
tiền chiến nhờ họ mà hồn dân tộc ẩn hiện ngàn đời sau lũy tre, bến nước, cánh
cò mới thêm rõ nét ngập tràn sự trong sáng, bình yên. Trong thơ họ thể hiện
niềm tự hào về vẻ đẹp của chốn làng quê. Niềm tự hào đó là tình cảm sâu
nặng với Tổ quốc.
Thiên nhiên Việt Nam vốn dĩ đã đẹp, thiên nhiên đó lại được lọc qua tâm
hồn nghệ sĩ của các nhà thơ lãng mạn vốn rất tinh tế và nhạy cảm nên càng lung linh rực rỡ hơn. Mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau đã tạo nên một bức tranh mang đậm hồn dân tộc, một bức tranh rất Việt Nam.
Lòng thơ xưa có ngón tay tiên Mơn trớn: tai nghe tiếng dịu hiền
Của gió vờn hoa trăng giỡn lá Đa tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên
Thiên nhiên luôn tạo cảm hứng cho con người viết nên những vần thơ đẹp. Chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta khi đứng trước vẻ đẹp của
thiên nhiên lại có những cảm xúc khác nhau.Tạo hóa đã cho chúng ta cả một thiên nhiên giàu đẹp.Có lẽ không có bài thơ nào lại không có hình ảnh thiên nhiên làm cho những vần thơ căng tràn sức sống. Đồng thời thiên nhiên qua con mắt của các nhà thơ trở nên lấp lánh, ấm áp và gần gũi hơn, cho ta thêm
yêu những rặng tre, bờ đê, con kênh, bến nước.