Tình yêu Tiếng Việt

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG II: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚ

2.5. Tình yêu Tiếng Việt

Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy trong phong trào thơ mới là các thi nhân tha thiết yêu tiếng Việt. Họ làm thơ bằng tiếng Việt, sáng tạo những

hình ảnh độc đáo nhưng vẫn trong sáng.

Tình yêu tiếng Việt tha thiết làm cho họ luôn có ý thức giữ gìn tiếng nói dân

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Sơ sinh hồn mẹ đưa nôi,

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con. Tháng ngày con mẹ lớn khôn

Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha Đời bao tâm sự thiết tha,

Nói trong tiếng nói lòng ta thưở nào

( Huy Cận )

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa nhằm

xóa bỏ tiếng Việt nhưng không thể làm mất được tiếng nói của dân tộc Việt.

Vì tiếng Việt là tiếng nói của tâm hồn Việt và sức sống của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt để tạo nên những tác phẩm văn học bất hủ,

các nghệ sĩ chúng ta luôn đến với tiếng nói dân tộc như một nguồn cảm hứng

không bao giờ vơi cạn.

Một đặc điểm nổi bật của thơ mới là đặc điểm góp phần hiện đại hóa

tiếng Việt. Các nhà thơ đã gửi gắm tấm lòng trân trọng và yêu quý tiếng Việt qua thơ. Họ luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thơ của thi

nhân lãng mạn gần gũi với tiếng nói của dân tộc.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

( Nguyễn Bính ) Đến thời kì thơ mới ngôn ngữ Việt Nam chuyển mới trong sự giàu có, trong sáng, tinh tế. “ Tâm hồn con người đất nước ta thời điểm ấy sáng tạo cũng như làm tươi tốt rực rỡ tiếng nói và nỗi niềm ý nghĩa nhân bản hé mới của quê hương” ( Nguyễn Xuân Sanh ).[1;17].

Nhà phê bình Hoài Thanh đã dùng hình ảnh “ tấm lụa” và “ tấm hồn bạch” để nói lên tình cảm yêu quý và trân trọng tiếng Việt của các nhà thơ mới: “ Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong

mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ buồn vui với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn mạch chung để gửi gắm những niềm băn khoăn riêng”.

Các thi sĩ thơ mới đã gửi gắm vào trong thơ tình yêu tha thiết và sự nâng niu đối với tiếng Việt lúc bấy giờ bị xem như tiếng mẹ ghẻ. Tiếng nói trong thơ mới là tiếng nói yêu thương. Họ luôn tôn vinh tiếng Việt và cội

nguồn dân tộc. Tư tưởng dân tộc của các nhà thơ mới gửi gắm vào lòng yêu tiếng Việt.

Thơ mới đã trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển

và hiện đại, mượt mà, chứa đựng nhiều năng lượng trữ tình cho các thế hệ nhà

thơ ra đời sau cách mạng tháng tám để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của

mình. Sau này nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng có một bài thơ nói về tình yêu tiếng Việt rất cảm động:

Ta như chim trong tiếng Việt như rừng Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

...

Tiếng Việt rung rinh như nhịp đập trái tim

Lòng yêu tiếng Việt là một biểu hiện của lòng yêu nước, bên cạnh tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Tất cả đều chứng tỏ thơ mới luôn ấp ủ tinh

thần dân tộc, một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước. Tiếng Việt có

một sức mạnh kì diệu, là dòng sông chảy muôn đời lưu giữ truyền thống yêu

KẾT LUẬN

“Thời gian cùng một tay vẽ nên những vết nhăn trên trán người đời, lại đem khăn lau xóa hết những sự xấu xa ô uế trên mặt họ” ( Nguyên Công Hoan).

Đó là quy luật của tạo hóa, những gì không có giá trị sẽ nhanh chóng bị

xóa nhòa cùng năm tháng. Chỉ còn lại những gì là tinh túy, là cao cả, đẹp đẽ

sẽ sống mãi cùng với thời gian. Đã gần 80 năm trôi qua, cũng có khi số phận

của phong trào Thơ mới nhiều khi được ví như thân phận nàng Kiều của

Nguyễn Du, cũng ba chìm bảy nổi. Nhưng cho đến tận bây giờ thì Thơ mới

vẫn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình. Thời gian không thể nào bào mòn được những tinh hoa của Thơ mới. Có thể nói rằng tập thể các nhà

Thơ mới như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Tế Hanh...đã cùng nhau chung tay xây nên một tượng đài thơ sống mãi với thời

gian.

Cũng như những nhà thơ của các thời đại khác, trong Thơ mới luôn ấp ủ

một tình yêu quê hương đất nước. Đã có lúc người ta cho rằng đọc Thơ mới

không thấy tinh thần đấu tranh cách mạng vì thế Thơ mới không có tinh thần yêu nước. Dù không có tinh thần cách mạng nhưng thơ họ vẫn là những tâm

sự yêu nước kín đáo.

Tổ quốc hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên trong lòng mỗi người, gợi lên một niềm yêu thương bao hàm tất cả những gì thân yêu và quý báu nhất. Tình yêu Tổ quốc là một tình yêu cao cả, nó cũng vận động không ngừng cùng với

lịch sử. Ở mỗi thời kì tinh thần yêu nước lại mang những dấu ấn riêng biệt.

trong những tình cảm yêu nước kín đáo. Nhưng vần thơ đó đem lại những

cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Lòng yêu nước là một tình cảm đẹp của các nhà Thơ mới. Yêu nước, yêu cái đẹp nhưng không đủ sức để bảo vệ nó, cái đẹp của tâm hồn thi nhân ẩn sâu trong tiếng thở dài chống chế độ.

Dù biểu hiện theo cách này hay cách khác thì trong tâm của các nhà Thơ

mới quê hương đất nước vẫn chiếm vị trí trung tâm. Quê hương đã ăn sâu vào

máu thịt, vào trái tim thi nhân lãng mạn và đi vào thơ họ như vào một dòng chảy tự nhiên. Tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới như những đợt

sóng ngầm trong lòng đại dương. Tình yêu quê hương đất nước như mạch nước ngầm nuôi dưỡng tâm hồn các thi sĩ Thơ mới.

Năm tháng sẽ trôi đi nhưng những giá trị chân chính của Thơ mới sẽ còn lại mãi với dân tộc. Thơ mới sẽ sống mãi và bước tiếp trên cuộc hành trình dài của nền văn học Việt Nam và phong trào Thơ mới đúng như tên gọi của nó

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)