Quyđịnh về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 55)

BIỆT Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. Thực trạng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam

2.1.1. Quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuếtiêu thụ đặc biệt tiêu thụ đặc biệt

2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Hiện nay, đối tượng chịu thuế TTĐB được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật thuế TTĐB năm 2008 và Luật sửa đoi, bo sung một số điều của Luật thuế TTĐB năm 2014. Cụ thể, đối tượng chịu thuế TTĐB bao gồm các loại hàng hố, dịch vụ sau:

"1. Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b) Rượu; c) Bia;

d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

đ) Xe mô tô hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; e) Tàu bay, du thuyền;

g) Xăng các loại

h) Điều hồ nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống; i) Bài lá;

k) Vàng mã, hàng mã. 2. Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường;

b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ơ-kê (karaoke);

chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược;

đ) Kinh doanh gôn (golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; e) Kinh doanh xổ số"

Như vậy, đối tượng chịu thuế TTĐB hiện nay gồm 11 loại hàng hố và 6 loại dịch vụ. Nhìn chung, các quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB có nhiều điểm tích cực. Cụ thể:

Thứ nhất, việc quy định đoi tượng chịu thuế TTĐB phù hợp với mục tiêu điều chỉnh của Luật thuế TTĐB

Mục tiêu của thuế TTĐB là điều chỉnh những loại hàng hố, dịch vụ đặc biệt có các tính chất như: giá bán cao; cầu của hàng hố thường kém co giãn so với giá cả; Hàng hố có thể có hại cho sức khoẻ, ảnh hưởng khơng tốt đến mơi trường. Thực hiện đúng các nguyên tắc trong việc xây dựng đối tượng chịu thuế, hiện nay, các hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB đều là những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng do có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống ( như thuốc lá, rượu, bia...) hay có tính chất mê tín, dị đoan ( vàng mã, hàng mã) hoặc các hàng hóa, dịch vụ khơng khuyến khích tiêu dùng do có tác động xấu đến đời sống của người dân nên yêu cầu hạn chế thấp hơn (như kinh doanh đặt cược, casino) hoặc những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ cần điều tiết thu nhập (ô tô, du thuyền, tàu bay...).Như vậy, các quy định này là phù hợp với mục tiêu điều chỉnh của Luật thuế TTĐB.

Thứ hai, các loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB liên tục được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

Chẳng hạn như Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 quy định: Xăng các loại, nap-ta (naptha) chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Mục đích thu thuế TTĐB là thu thuế đối với xăng nhiên liệu dùng để chạy động cơ, không thu thuế đối với nguyên liệu là đầu vào của sản xuất.

Tuy nhiên, quy định này đã gặp nhiều vướng mắc do có trường hợpdoanh nghiệp mua con-đen-sát thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB sản xuất ra xăng hoặc thuê doanh nghiệp khác gia công từ con-đen-sát thành nap-ta sau đó mới sản xuất ra xăng. Xăng thuộc mặt hàng chịu thuế TTĐB, khi tính số thuế TTĐB phải nộp đối với xăng thì được trừ số thuế TTĐB phải nộp đối với nap-ta, con-đen-sát và chế phẩm tái hợp (nguyên liệu đầu vào sản xuất xăng). Như vậy, việc thu thuế TTĐB đối với nap-ta, con-đen-sát và chế phẩm tái hợp không làm tăng số thu về thuế TTĐB nhưng doanh nghiệp vừa phải ứng vốn để nộp thuế và làm thủ tục để được kê khai, khấu trừ thuế TTĐB, trong khi đó cơ quan thuế phải quản lý khấu trừ đối với nguyên liệu chịu thuế TTĐB dùng để sản xuất ra xăng, làm tăng khối lượng cơng việc và chi phí quản lý.

Vì vậy, Luật thuế TTĐB số 70/2014/QH13 đã quy định không thu thuế TTĐB đối với nap-ta, con-đen-sát, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng, chỉ thu thuế TTĐB đối với xăng vừa để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa giảm các thủ tục hành chính trong việc kê khai, khấu trừ. Do đó, việc sửa đoi quy định này là hồn tồn phù hợp với thực tiễn.

Thứ ba, các quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB của Việt Nam thống nhất với thông lệ của các nước trên thế giới.

Phạm vi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở các nước trên thế giới cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đánh thuế TTĐB vào các nhóm hàng hố dịch vụ phổ biến sau:

- Thuế đánh vào đồ uống có cồn và thuốc lá: nhìn chung các nước đều

đánh thuế đối với hai nhóm hàng hóa này ở mức cao nhằm chống lại sự nguy hiểm mà việc hút thuốc lá mang lại và khả năng gây nghiện của đồ uống có cồn nhằm thực hiện mục tiêu xã hội. Ví dụ, Liên minh Châu Âu, thuế đối với thuốc lá điếu có thể thay đổi từ 5 - 55% của giá bán lẻ và tối thiểu 70 EURO cho 2000 điếu thuốc. Ớ Trung Quốc, thuế áp dụng cho thuốc lá điếu từ 25 - 30%. Ớ Hàn Quốc, thuế suất 72% được áp dụng cho rượu và đồ uống có cồn được chưng cất nói chung và thuế suất 100% đối với bia. Ớ Indonesia, thuế suất 75% cho các loại bia, rượu [3][36].

- Thuế đánh vào xe có động cơ (chủ yếu là ôtô): Hầu hết các nước đánh thuế TTĐB đối với ôtô.Việc đánh thuế TTĐB đối với xe ơtơ cũng ln tính đến mục tiêu bảo vệ mơi trường như vấn đề tắc đường, ơ nhiễm khí thải. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại nhiều nước, bên cạnh việc sử dụng tiêu chí số chỗ ngồi, họ cịn kết hợp với một số tiêu chí khác để định ra mức thuế TTĐB như dung tích xi lanh (hoặc cơng suất động cơ), kích thước xe liên quan đến diện tích chiếm chỗ,... Để khuyến khích người tiêu dùng trong nước sử dụng năng lượng tiết kiệm, nhìn chung các nước đều áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB thấp hơn đối với các loại xe có dung tích xi lanh nhỏ, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, xe sử dụng nhiên liệu sạch.

- Thuế TTĐB đối với nhiên liệu: Thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng, dầu được áp dụng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới do đây là loại hàng hóa cần hạn chế để bảo vệ mơi trường, ngoài ra đây là loại năng lượng tiêu hao, khơng có khả năng tái tạo do đó cần điều tiết để người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên.

Mỗi nước có các loại thuế, phí áp dụng đối với xăng dầu khác nhau, ngoài các sắc thuế chung hầu như các nước đều áp dụng các sắc thuế như: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,... một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam cịn áp dụng thêm các loại thuế, phí đặc thù khác đối với xăng dầu, như: Trung Quốc có thêm thuế giáo dục, thuế kiến thiết; Lào có thêm phí cầu đường, phí rủi ro doanh nghiệp và chi phí hao phí; Campuchia có thêm phụ thu.

Thuế TTĐB chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá bán xăng dầu ở hầu hết các nước (chủ yếu trong khoảng từ 20 - 40%), trong đó có nhiều quốc gia có tỷ trọng thuế TTĐB trong giá bán chiếm hơn 40% như trường hợp của Croatia, Pháp, Ý, Hà Lan hay ở Anh. Đối với các nước đang phát triển, tỷ trọng thuế TTĐB trong giá bán đối với mặt hàng xăng dầu trong giá bán nhìn chung thấp hơn so với các nước phát triển[34].

Hiện nay hầu hết các nước đều áp dụng thuế TTĐB đối với các hoạt động này. Xét trên khía cạnh khả năng mang lại thu nhập từ thuế TTĐB đối với hoạt động này thì hiện nay các hoạt động này chưa nhiều bởi pháp luật Việt Nam cịn cơng nhận hạn chế các hoạt động trên. Tuy nhiên trong tương lai thì số thuế thu từ các hoạt động trên là rất đáng kể. Tuy nhiên việc quản lý thuế TTĐB đối với các hoạt động này khá phức tạp trong việc xác định đối tượng nộp thuế, cách tính thuế và quản lý sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

Ớ nhiều nước, dịch vụ kinh doanh casino đều phải nộp thuế tương tự như thuế TTĐB ở Việt Nam, tuy nhiên tên gọi ở mỗi nước khác nhau. Ớ Singapore, Anh, Áo, Séc, Đan Mạch, Phần Lan ... là thuế casino; tại Mỹ được gọi là thuế cá cược; thuế trò chơi đặc biệt tại Úc; thuế đặc biệt tại Macao ... Cơ sở tính thuế đối với loại thuế này tại các nước rất khác nhau: có nước xác định trên lợi nhuận rịng, có nước lại xác định trên tong doanh thu trò chơi ...Như vậy, nguyên tắc xây dựng đối tượng chịu thuế trong Luật thuế TTĐB hiện hành của Việt Nam tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các khu vực, diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì các quy định pháp luật về đối tượng chịu thuế TTĐB vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội khiến cho quá trình áp dụng luật nảy sinh rất nhiều bất cập. Cụ thể:

Thứ nhất, quy định về đối tượng chịu thuế chưa rõ ràng, khiến cho việc áp dụng gặp khó khăn.

Chẳng hạn như Trong Điều 2 Luật thuế TTĐB năm 2008 quy định hàng mã, vàng mã nằm trong nhóm đối tượng chịu thuế TTĐB. Đồng thời Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định rằng vàng mã hàng mã theo quy định tại Điều 2 không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó phân biệt hàng mã là đồ chơi trẻ em, trang trí, dạy học với hàng mã thờ cúng. Việc khơng giải thích rõ ràng các loại hình trênkhiến cho việc áp dụng rất khó khăn bởi không biết loại nào nằm trong đối tượng chịu thuế, do đó, việc quản lý và thu thuế có nhiều bất cập.

Thứ hai, nhiều đối tượng thuộc diện chịu thuế khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn

Cho đến nay, danh mục hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế vẫn được giữ nguyên như khi xây dựng Luật này từ năm 1998, cho nên nhiều quy định đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn như năm 1998 khi xây dựng Luật Thuế TTĐB, máy điều hòa nhiệt độ đúng là mặt hàng xa xỉ với đại đa số người dân, chỉ gia đình có thu nhập cao mới có thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Và ngày đó, Nhà nước cũng khơng khuyến khích gia đình, cá nhân sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, do tình hình cung ứng điện không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và đời sống của người dân, vì vậy đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ là phù hợp. Tuy nhiên, gần 20 năm đã trôi qua, nhờ sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân đã được nâng lên rất nhiều, hiện nay ở đô thị, tuyệt đại đa số người dân đã sử dụng máy điều hịa, gia đình có 2-3 máy điều hịa đã trở nên pho biến. Cịn ở nơng thôn, tỷ lệ người dân sử dụng máy điều hòa nhiệt độ cũng ngày càng tăng. Máy điều hòa đã trở thành hàng hóa bình thường. Vì vậy, vẫn giữ nguyên mặt hàng này trong đối tượng chịu thuế TTĐB là không phù hợp bởi mục tiêu của thuế TTĐB không chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập, mà cịn góp phần định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng. Do đó, loại hàng hóa, dịch vụ nào không cần hạn chế tiêu dùng thì khơng nên đánh thuế.

Hoặc là đối với mặt hàng vàng mã, hàng mã. Thực tế người dân đốt vàng mã, hàng mã quá nhiều, đặc biệt vào những dịp lễ, tết, cúng giỗ hay đi đền chùa... rất lãng phí và góp phần gây ô nhiễm môi trường, nên Luật Thuế TTĐB đánh thuế đối với mặt hàng này là hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét tới một vấn đề, đó là thuế TTĐB đánh ở nơi sản xuất, trong khi mặt hàng "cõi âm" này được sản xuất trong dân chúng, trong hộ gia đình, trongcác làng nghề nên không thể thu được thuế TTĐB. Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, việc không quy định rõ ràng thế nào là vàng mã hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học đã khiến việc áp dụng rất khó khăn, thậm chí khơng thể thu được thuế. Do đó, cũng cần phải xem lại có tiếp tục để vàng mã, hàng mã thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB hay không.

Dịch vụ massage nằm trong đối tượng thuộc diện chịu thuế TTĐB cũng không phù hợp. Bởi massage - vật lý trị liệu cũng là một loại hình chăm sóc sức khỏe người dân. Hiện tại có khơng ít cơ sở massage - vật lý trị liệu rất noi tiếng, góp phần khơng nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là người già, người bị mắc một số bệnh cần phục hồi về cơ. Ớ nhiều nơi, cơ sở massage do người mù thực hiện chỉ với mục đích có việc làm, có thu nhập chính đáng và thu nhập của họ cũng thuộc loại thấp trong xã hội, vậy mà phải nộp thuế TTĐB là không hợp lý, vì vậy cũng nghiên cứu bỏ dịch vụ này ra khỏi đối tượng chịu thuế.

Thứ ba, nhiều hàng hoá, dịch vụ thoả mãn các nguyên tắc điều chỉnh của Luật thuế TTĐB nhưng không được bổ sung vào danh mục đối tượng thuộc diện chịu thuế.

Hiện nay, Luật thuế TTĐB áp dụng đối với 11 loại hàng hoá và 6 loại dịch vụ là vẫn còn hẹp. Dựa trên tình hình kinh tế - xã hội hiện tại, đã phát sinh một số loại hàng hố, dịch vụ khác có thể xếp vào những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xa xỉ, dành cho đối tượng thu nhập cao trong xã hội để bổ sung vào đối tượng chịu thuế, nhằm gia tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước tuy nhiên Luật thuế TTĐB vẫn chưa điều chỉnh tới. Chẳng hạn như mặt hàng mỹ phẩm, nước hoa, máy móc, thiết bị làm đẹp cho phụ nữ; điện thoại di động loại đặc biệt đắt tiền, túi xách cao cấp, đồng hồ cao cấp...Hoặc như các loại hình kinh doanh khơng được khuyến khích, ảnh hưởng đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội như kinh doanh cầm đồ, kinh doanh trò chơi điện tử... các loại dịch vụ như dịch vụ spa, làm đẹp đang nở rộ khắp nơi và chỉ có những người có điều kiện kinh tế khá giả mới sử dụng dịch vụ này, nhưngcũng chưa được bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Điều này đã gây bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh đồng thời không tận dụng được nguồn thu cho NSNN.

2.1.1.2. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế

Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và Luật sửa đoi, bo sung luật thuế TTĐB năm 2014 quy định hàng hóa khơng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

"1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

khơng phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w