Quyđịnh về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 65)

Điều 5 Luật thuế TTĐB năm 2008 quy định: Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Phương pháp tính thuế được xác định: Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể như sau:

2.Ì.3.Ì. Giá tính thuế

Theo quy định hiện hành, Luật thuế TTĐB có sự phân biệt về giá tính thuế giữa hàng hoá sản xuất trong nước ( bao gồm cả hàng gia cơng, hàng hố sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh, hàng hố bán theo phương thức trả góp, trả chậm và hàng dùng đề trao đoi, biếu, tặng cho khuyến mại) với hàng nhập khẩu. Cụ thể:

- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ mơi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế khơng bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

- Đối với hàng hóa gia cơng là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng;

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó khơng bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Hơn nữa, Điều 6 Luật thuế TTĐB năm 2008 quy định giá tính thuế TTĐB đối với hàng hố, dịch vụ cịn bao gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Nhìn chung các quy định về giá tính thuế đối với từng mặt hàng hoá, dịch vụ được Luật thuế TTĐB quy định rất đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và tương đối phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Việc quy định giá tính thuế chặt chẽ và khả thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo phịng chống tránh thuế hoặc trốn thuế. Chính vì thế, các quy định về giá tính thuế ln ln được sửa đoi, bo sung cho hồn thiện để đáp ứng với yêu cầu điều chỉnh của thực tiễn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hồn thiện về gía tính thuế đối với hàng nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB là giá bán của người nộp thuế là cơ sở sản xuất, bao gồm giá thành sản xuất (hay giá vốn) cộng (+) với chi phí bán hàng trong nước (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành,... nếu có), cộng (+) với lãi của người nộp thuế (nếu có).

Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB bao gồm giá tính thuế nhập khẩu (là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên hay còn gọi là giá CIF) cộng (+) với thuế nhập khẩu.

Như vậy, so với hàng hóa chịu thuế TTĐB trong nước thì quy định về giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu chưa có chi phí bán hàng trong nước và lãi của nhà nhập khẩu (nếu có).

Trước bối cảnh thuế nhập khẩu được cắt giảm mạnh, cơ bản về 0% vào năm 201819 (98% dòng thuế) theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và sau đó theo các hiệp định khác, nếu tiếp tục duy trì quy định hiện hành với khác biệt về chi phí bán hàng trong nước, lãi của người nộp thuế (nếu có) trong giá tính thuế TTĐB giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu như trình bày ở trên thì các mặt hàng chịu thuế TTĐB như ô tô chở người dưới 24 chỗ, điều hịa nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống,xe máy dung tích xi lanh trên 125 cm3, rượu, bia,... nhập khẩu sẽ càng có lợi thế cạnh tranh về giá so với những sản phẩm sản xuất trong nước.

Qua tong hợp kinh nghiệm quốc tế đối với những nước có quy định mặt hàng áp dụng thuế TTĐB theo tỷ lệ % như Việt Nam thì có 02 (hai) nhóm nước quy định giá tính thuế TTĐB khác nhau như sau:

Nhóm 1: Giá tính thuế TTĐB là giá bán bn (Wholesale Price) hoặc giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng (Retail Selling Price) đối với cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước: Hàn Quốc, I-xra-en, Mê-hi-cô, Ơ- xtơ-rây-li-a áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán bn; Phần Lan, Áo, Chi- lê áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng. Cũng có nước như Phi-lip-pin quy định giá tính thuế TTĐB áp dụng chung 19

cho cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu và tùy mặt hàng mà giá tính thuế là giá bán buôn (ô tô, nước hoa các loại, đồ trang sức, du thuyền và dụng cụ thể thao) hoặc giá bán lẻ (rượu các loại).

Theo nhóm này, giá tính thuế TTĐB sẽ bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của người nộp thuế không phân biệt cơ sở sản xuất hay cơ sở nhập khẩu và có nhiều trường hợp thu trên cả chi phí khâu lưu thơng thương mại đến người tiêu dùng cuối cùng.

Nhóm 2: Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu; đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán tại kho nhà máy (Ex-factory price: chưa bao gồm các loại chi phí bán hàng, vận chuyển từ kho của nhà sản xuất đến người tiêu dùng). Nhóm này gồm một số nước như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi- a. Tuy nhiên, Thái Lan đang dự kiến quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đối với cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu do khái niệm giá bán tại kho nhà máy khó xác định, khơng rõ ràng tạo kẽ hở để lợi dụng giảm thuế do phân bổ giữa cơng ty mẹ, con20.

20

Do đó, để đảm bảo công bằng trong việc xác định giá tính thuế TTĐB giữa hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước,phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế sửa đoi, bo sung năm 2016 ( có hiệu lực từ 1.7.2016) đã sửa đoi quy định về giá tính thuế. Theo đó, đối với hàng hoá nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở trực thuộc cơ sở nhập khẩu hoặc đại lý bán ra. Như vậy, hàng hố nhập khẩu sẽ tạm tính thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu theo giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Giá tính thuế chính thức là giá do cơ sở trực thuộc hoặc đại lý bán ra. Quy định như vậy là hợp lý và khả thi xuất phát từ 3 lý do:

Một là, về nguyên tắc, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt càng sát với giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng thì càng đúng với bản chất của sắc thuế này, đảm bảo công bằng đối với cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, bởi do đây là thuế tiêu dùng và nó do người tiêu dùng chịu.

Hai là, hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là ô tô và điều hòa nhiệt độ là những mặt hàng có chuỗi cung ứng đặc thù với ít khâu trung gian và trong điều kiện quy định pháp luật về quản lý kinh doanh cũng như trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam hồn tồn có thể kiểm soát tốt khâu bán lẻ mặt hàng này để tính thuế.

Ba là, quy định như vậy sẽ ngăn ngừa có hiệu quả hành vi tránh thuế thông qua chuyển giá của các doanh nghiệp nhập khẩu, góp phần chống thất thu ngân sách.

Thứ hai, hồn thiện về giá tính thuế khi bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế TTĐB thì đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất bán ra. Đồng thời, theo khoản 9 Điều 4 Nghị định hiện hành thì “Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc

quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền

hay chưa thu được tiền”. Nghĩa là kể từ thời điểm bán (phát sinh doanh thu), người nộp thuế khơng cịn đủ 03 quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu”). Thực tế, nhiều người nộp thuế bao gồm cả cơ sở sản xuất có vốn đầu tư trong nước và có vốn đầu tư nước ngồi, đều thành lập cơ sở thương mại là công ty con (100% vốn hoặc chiếm đại đa số co phần chi phối). Những công ty con này mua toàn bộ sản phẩm của các nhà máy sản xuất cũng là công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở thương mại. Sau đó cơng ty con tiếp tục bán hàng cho các nhà phân phối hoặc đại lý bán buôn độc lập để phân phối ra thị trường. Trên cơ sở đó, các cơ sở sản xuất đã khai giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của cơ sở sản xuất.

Đối chiếu với thực tế hệ thống sản xuất, kinh doanh phân phối của nhiều công ty tổ chức theo mơ hình cơng ty mẹ - con thì hàng hóa dù được nhiều công ty con sản xuất dưới mọi hình thức (gia cơng, hợp tác, đặt hàng), sau đó giao lại cho công ty mẹ hay một công ty con thương mại trong quan hệ liên kết này mà có dấu hiệu chuyển giá để giảm nghĩa vụ thuế TTĐB thì chưa phải là bán ra để tính thuế vì quyền sở hữu, quyền định đoạt vẫn thuộc về công ty mẹ.

Do đó, để khắc phục lỗ hổng pháp lý này, Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung năm 2016 ( có hiệu lực từ 1.7.2016) đã quy định cụ thể về trường hợp này như sau: " Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ cơng ty mẹ, cơng ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt khơng được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ". Quy định như vậy là hợp lý, rõ ràng và phù hợp.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực đạt được, các quy định về giá tính thuế đã bộc lộ những điểm bất cập, hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện. Chẳng hạn như: về giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện áp dụng đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định hàng hóa xuất khẩu thuộcdiện khơng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi thỏa mãn các điều kiện nhất định. Nếu không thỏa mãn những điều kiện đó thì phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt như tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về giá tính thuế cho trường hợp này làm cho việc áp dụng khơng thống nhất ở các địa phương. Vì thế, cần thiết phải bo sung quy định về giá tính thuế đối với trường hợp này.

Bên cạnh đó, cách tính thuế theo dung tích xi lanh đối với ơ tơ hiện nay bắt đầu bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Chính phủ xác định xe hơi là mặt hàng xa xỉ, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nên đánh thuế theo dung tích. Với quy luật chung, xe càng đắt tiền dung tích càng lớn, và lượng khí thải càng cao. Mục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách từ thuế, kích thích tầng lớp trung lưu có cơ hội mua xe, hạn chế xe đắt tiền và bảo vệ môi trường. Cách đánh thuế này trước đây cũng được các nước sử dụng, nhưng hiện nay những nước châu Âu họ đánh theo mức khí thải21 bởi lẽ, động cơ có thể lớn hơn, nhưng 21

http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/danh-thue-xe-hoi-theo-dung-tich-xi-lanh-la-lac-

với cơng nghệ hiện đại có thể cho mức độ khí thải thấp hơn so với một động cơ dung tích nhỏ nhưng cơng nghệ cũ. Nếu Việt Nam áp thuế theo dung tích, các hãng xe sang lại được lợi. Bởi lẽ, nhiều dòng xe sang chỉ dùng động cơ 1,8 thậm chí 1,5 lít, đi cùng tăng áp, phun nhiên liệu trực tiếp và nhiều ưu điểm khác. Như vậy, những xe này nghiễm nhiên được giảm thuế, trong khi mức giá "tiền tỷ" chỉ có giới nhà giàu mới mua được. Từ đó, chính phủ đánh mất mục tiêu thu ngân sách. Ngồi ra, những xe khơng sang nhưng lắp động cơ từ 2 lít như CR-V lại bị đánh thuế cao hơn, khiến tầng lớp trung lưu càng khó tiếp cận. Do đó, cần phải xem xét lại cách tính thuế này cho phù hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w