3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ nhất, cần xem xét đưa ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một số hàng hoá, dịch vụ khơng cịn phù hợp.
Như đã phân tích ở phần thực trạng, hiện nay một số loại hàng hoá, dịch vụ khơng cịn phù hợp với mục tiêu điều chỉnh của Thuế TTĐB, vì vậy, theo tác giả, cần thiết phải đưa một số loại hàng hoá, dịch vụ ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB. Cụ thể:
❖ Một là, mặt hàng xăng
Vai trò của Thuế TTĐB là điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu thơng và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Hiện nay, mặt hàng xăng cũng thuộc đối tượng hàng hóa chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%.Trong lúc kinh tế khó khăn thì q nhiều loại thuế, phí tiếp tục đẩy giá xăng lên cao, trong đó có thuế TTĐB. Giá xăng RON 92 bán lẻ hiện tại (cập nhật đến ngày 07/7/2016) đang ở mức 16.660 đồng/lít ở vùng 1 và 16.990 đồng/lít ở vùng 2.Theo tính tốn, chi phí thuế chiếm tới 58% giá thành bán lẻ mặt hàng xăng với 4 loại thuế khác nhau.Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng ở mức 20%(3.332 đồng); thuế TTĐB 10%(1.666 đồng); thuế bảo vệ môi trường được áp dụng với mức tuyệt đối 3.000đ/lít; thuế giá trị gia tăng 10%(1.6666 đồng). Theo đó, tong tiền thuế, phí tương ứng mỗi lít xăng là 9.664 đồng42.
về nguyên tắc, giá bán lẻ xăng dầu được tính dựa trên cơ sở đảm bảo hài hịa lợi ích ba bên: nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Tuy vậy, thực tế hiện nay là khơng bao giờ chịu lỗ vì vậy nhà nước ln thu đủ các thuế, phí đã định. Do đó, mỗi khi có biến động giá xăng dầu thì mọi thiệt thịi đều đẩy về phía người tiêu dùng. Đây là một gánh nặng thực sự đối với người tiêudùng và các doanh nghiệp vận tải. Vì thế, theo quan điểm cá nhân của người viết, không nên đánh thuế TTĐB vào một mặt hàng thiết yếu như xăng bởi bản chất của thuế TTĐB là thu trên các mặt hàng khơng khuyến khích sử dụng, hàng xa xỉ như rượu bia, thuốc lá hoặc các mặt hàng có hại có sức khỏe người tiêu dùng, cho mơi trường sống của xã hội nói chung ... Trong khi đó, về yếu tố tác động xấu tới môi trường cần điều tiết tiêu dùng, nếu đánh giá ở khía cạnh này thì xăng đã là một đối tượng hàng hóa phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, xăng là loại nhiên liệu thiết yếu nhất phục vụ cho nhu cầu lưu thông, sản xuất, được sử dụng đại trà và quan trọng nhất là mọi sự biến động giá xăng đều tác động dây chuyền đến giá vận tải, giá cả hàng hóa. Theo đó, việc đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng là không hợp lý và không đúng bản chất của loại thuế này. Do đó, cần nhìn nhận lại về mặt hàng xăng và vai trị của nó trong đời sống xã hội cũng như sản xuất kinh tế để áp những loại thuế, phí một cách hợp lý.
Với những phân tích nêu trên, quan điểm cá nhân người viết cho rằng, nên loại bỏ mặt hàng này khỏi nhóm hàng hóa chịu thuế TTĐB đồng thời tăng cường nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với mơi trường để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng.
Hai là, mặt hàng điều hoà nhiệt độ
Trước đây, máy điều hòa nhiệt độ là mặt hàng xa xỉ với đại đa số người
dân, chỉ gia đình có thu nhập cao mới có thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân đã được nâng lên rất nhiều. Ớ đô thị, tuyệt đại đa số người dân đã sử dụng máy điều hịa, gia đình có 2-3 máy điều hịa đã trở nên pho biến. Cịn ở nơng thôn, tỷ lệ người dân sử dụng máy điều hòa nhiệt độ cũng ngày càng tăng. Máy điều hịa đã trở thành hàng hóa bình thường. Vì vậy, vẫn giữ ngun mặt hàng này trong đối tượng chịu thuế TTĐB là khơng phù hợp. Do đó, theo tác giả, nên đưa điều hoà nhiệt độ ra khỏi danh mục chịu thuế TTĐB
Như đã phân tích ở phần thực trạng, rõ ràng việc thực hiện thu thuế đối với mặt hàng này rất khó khăn do thực tế mặt hàng này được sản xuất trongdân chúng, trong hộ gia đình, trong các làng nghề trong khi đó thuế TTĐB đánh ở nơi sản xuất. Hơn nữa, việc không quy định rõ ràng thế nào là vàng mã hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học cũng khiến việc áp dụng rất khó khăn, thậm chí khơng thể thu được thuế. Khi nguồn thu vừa khơng đáng kể lại khó thu thì theo tác giả nên đưa loại hàng hoá này ra khỏi danh mục chịu thuế TTĐB
Bốn là, dịch vụ massage
Hiện nay massage - vật lý trị liệu cũng là một loại hình chăm sóc sức khỏe người dân. Hiện tại có khơng ít cơ sở massage - vật lý trị liệu rất noi tiếng, góp phần khơng nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là người già, người bị mắc một số bệnh cần phục hồi về cơ. Ớ nhiều nơi, cơ sở massage do người mù thực hiện chỉ với mục đích có việc làm, có thu nhập chính đáng và thu nhập của họ cũng thuộc loại thấp trong xã hội, vậy mà phải nộp thuế TTĐB là khơng hợp lý, vì vậy tác giả cũng kiến nghị nên bỏ dịch vụ này ra khỏi đối tượng chịu thuế TTĐB.
Thứ hai cần nghiên cứu bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ vào đối tượng chịu thuế TTĐB
Hiện nay, ở Trung Quốc thuế tiêu thụ ( tương tự thuế TTĐB ở Việt Nam) cũng được đánh vào các mặt hàng như mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, tóc, trang sức và đá quý. Ớ các nước trên thế giới, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB so với nước ta đều khá rộng. Thuế TTĐB của Hungari thu vào 22 loại hàng hoá, Thuỵ Điển thu vào 19 nhóm hàng hoá, Inđonexia thu thuế TTĐB với 37 nhóm hàng hố43. Chính vì thế, mở rộng thêm hàng hoá, 43
dịch vụ trong diện đối tượng chịu thuế TTĐB cũng là phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật thuế của các nước trong khu vực. Do đó, người viết mạnh dạn đề xuất bổ sung một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau đây vào đối tượng chịu thuế TTĐB:
Một là, dịch vụ nhắn tin bình chọn, dự báo kết quả có thưởng:
Trong những năm gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng giá trị gia tăng với đài truyền hình, đài phát thanh và nhà mạng (Vinaphone,Mobiphone, Viettel) tổ chức các cuộc thi, bình chọn (Người mẫu Việt Nam, Thần tượng âm nhạc, Giọng hát Việt, Vận động viên của năm, dự đoán kết quả các trò chơi, thi đấu thể thao, kết quả bóng đá...) để thu tiền của khách hàng tham gia qua hình thức nhắn tin với phí nhắn tin từ 5.000 đồng - 15.000 đồng/1 tin (các tin nhắn bình thường khách hàng chỉ phải trả cước 300-350 đồng/1 tin). Nhà mạng thu tiền từ khách hàng sau đó phân chia doanh thu theo hợp đồng hợp tác cho các đơn vị to chức.
Hiện tại các nhà mạng chỉ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, không phải kê khai nộp thuế TTĐB với các dịch vụ này do quy định hiện hành chưa quy định rõ kinh doanh đặt cược và trị chơi có thưởng có bao gồm dịch vụ nhắn tin có thưởng này. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân người viết, bản chất nội dung tin nhắn dự thưởng này là đặt cược (dự đốn, bình chọn nhân vật hoặc trả giá sản phẩm và dự đoán số người tham gia,...). Hơn nữa, hoạt động này ngày càng nở rộ. Do đó để đảm bảo bình đẳng với các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược khác, theo tác giả cần bổ sung nhóm dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Hai là, trò chơi điện tử trực tuyến và phi trực tuyến
Việc đưa trò chơi điện tử trực tuyến và phi trực tuyến vào diện áp thuế suất thuế TTĐB dựa trên các căn cứ cả về kinh tế và xã hội.
Về kinh tế, đây là dịch vụ kinh doanh có lãi cao, khoảng 50-60% doanh thu. Theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), năm 2010 Việt Nam có khoảng 80 cơng ty kinh doanh trị chơi điện tử trực tuyến với số khách trung bình 20.000 người một công ty. Doanh thu bình quân 01 khách/năm là 50 đô la Mỹ. Tổng doanh số trị chơi điện tử trực tuyến khoảng 80 triệu đơ la Mỹ, tăng 30 triệu về số tuyệt đối và tăng 60% về số tương đối so với năm 2007. Theo báo cáo nghiên cứu của Niko Partners, năm 2015 các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử của Việt Nam có thể tăng gấp đơi doanh số so với năm 2011, đứng đầu 6 nước Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Philipines, Indonexia, Malaysia, Singapore và Việt Nam, có tổng doanh số
khoảng 100 triệu người44
về xã hội, trò chơi điện tử trực tuyến có đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên, là dịch vụ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ ảnh hưởng tới học tập, sinh hoạt và các vấn đề xã hội phức tạp khác. Với hình thức là trị chơi giải trí, về mặt quản lý của Nhà nước ngoài những quy định quản lý về nội dung của các trò chơi, cần có chính sách khác để góp phần định hướng tiêu dùng, tránh để việc chơi điện tử quá nhiều ảnh hưởng tới học tập, sinh hoạt và các vấn đề xã hội khác.
Do đó, tác giả đề xuất bo sung loại hình dịch vụ này vào đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với loại hình dịch vụ trị chơi điện tử có thưởng với mức thuế suất 30%.
Ba là, các mặt hàng cao cấp, dịch vụ làm đẹp đắt tiền
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Do đó hiện nay một bộ phận dân cư nhỏ có thu nhập rất cao có nhu cầu và khả năng sở hữu những loại “siêu hàng hóa”. Trong số đó có thể kể tới như các loại điện thoại, đồng hồ cao cấp, mỹ phẩm, nước hoa, các phụ kiện trang sức làm đẹp ...
Ví dụ cụ thể như, đầu tháng 12 năm 2013, 4 phiên bản điện thoại của Tag 44
http://vneconomy.vn/cuoc-song-so/doanh-thu-game-online-cua- viet-nam-khung-nhat-dong-
Heuer Meridiist thế hệ 2 đã được giới thiệu tại Việt Nam, với giá niêm yết từ 130 đến 480 triệu đồng/chiếc. Ngoài nhãn hiệu Tag Heuer, còn những nhãn hiệu điện thoại khác cũng có giá trị rất cao, như Vertu 45.
Bên cạnh đó, thực tế đã có những mặt hàng phụ kiện xa xỉ như đồng hồ Sarcar dịng Solitaire có giá 5 tỷ đồng hay chiếc Rolex có giá tới tới 1,3 tỷ đồng, những mặt hàng túi xách sang trọng và đắt tiền của các nhãn hiệu Louis Vuitton, Hermes, Chanel, Dior đã được một bộ phận dân cư nhỏ sử dụng.
Do đó, đề xuất bổ sung các loại hàng hóa này vào diện đối tượng chịu thuế TTĐB, với mức thuế suất 10%. Hiện ở Việt Nam, các nhãn hàng xa xỉ như Rolex, Vertu, Tag Heuer, Louis Vuitton, Hermes. đều đã có các đại diện bán
45
hàng chính thức, nên việc xác định giá để tính thuế khơng mấy khó khăn.
Bên cạnh các loại hàng hóa “siêu cao cấp” nêu trên, cịn xuất hiện những dịch vụ làm đẹp đắt tiền khác để phục vụ cho một bộ phận nhỏ “tầng lớp thượng lưu” trong xã hội. Luật thuế TTĐB hiện hành có quy định áp dụng mức thuế suất 30% đối với dịch vụ kinh doanh mát-xa. Tuy nhiên, đối với một dịch vụ khác đang nở rộ trong giai đoạn hiện nay là dịch vụ phẫu thuật tham mỹ, với giá trị của mỗi lần sử dụng dịch vụ không hề nhỏ, do đó cần xem xét để bo sung dịch vụ này vào diện đối tượng chịu thuế TTĐB.
Từ năm 2014, khi Bộ Tài chính đưa dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, nước ngọt có ga đã được liệt vào danh sách những mặt hàng phải bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10%. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Quốc hội thông qua. Theo tác giả, việc tiếp tục đề xuất đưa nước ngọt có gas vào danh mục chịu thuế TTĐB là cần thiết bởi hiện nay nước ngọt có gas đã được các chuyên gia y tế cảnh báo là có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người nếu sử dụng hàng ngày hoặc quá mức như gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút, tăng nguy cơ ung thư... Do đó, việc định hướng thới quen tiêu dùng với sản phẩm này vì thế là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân. Hơn nữa, trên thế giới, một loạt các quốc gia như Anh, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỹ, Hungary, Phần Lan, Iceland; các nước châu Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, các nước châu Mỹ như Peru, Chile, Hoa Kỳ đều đang áp dụng thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng loại nước uống này. Lý do đánh thuế tại những quốc gia này là vì những lo ngại về sức khỏe của người dân khi sử dụng nước ngọt có ga. Thậm chí tại Pháp, đầu năm 2014, trước những cảnh báo về tác hại của nước ngọt có ga đối với sức khỏe con người, Thượng viện Pháp đã đề nghị tăng 4 lần thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với mặt hàng này, từ mức 5,5% lên 20%. Mục đích chính của việc này là làm giá đồ uống có ga đắt hơn, người sử dụng sẽ phải suy tính nhiều hơn khi quyết định mua và nếu có mua thì số lượng cũng ít hơn. Hơn nữa, việc tăng thuế sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách, giảm các chi phí hỗ trợ điều trị bệnh béo phì và bệnh tim mạch...Do đó, theo tác giả, việc đưanước ngọt có gas vào danh mục chịu thuế TTĐB là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ người dân, qua đó giảm các chi phí bảo hiểm y tế đối với các bệnh do nước ngọt có gas gây ra.
3.2.1.2. Hồn thiện các quy định về phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Như đã phân tích ở chương 2, hiện nay pháp luật chưa quy định rõ ràng về giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu nhưng khơng đủ điều kiện áp dụng đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định hàng hóa xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi thỏa mãn các điều kiện nhất định. Nếu không thỏa
mãn những điều kiện đó thì phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt như tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về giá tính thuế cho trường hợp này làm cho việc áp dụng không thống nhất ở các địa phương. Vì thế, theo tác giả cần thiết phải bo sung quy định về giá tính thuế đối với trường hợp này.
Bên cạnh đó, theo tác giả, nên thay đổi cách tính thuế đối với ơ tơ. Hiện nay, chính phủ xác định xe hơi là mặt hàng xa xỉ, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nên đánh thuế theo dung tích. Với quy luật chung, xe càng đắt tiền dung tích càng lớn, và lượng khí thải càng cao. Mục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách từ thuế, kích thích tầng lớp trung lưu có cơ hội mua xe, hạn chế xe đắt tiền và bảo vệ môi trường. Cách đánh thuế này trước đây cũng được các nước sử dụng, nhưng hiện nay những nước châu Âu họ đánh theo mức khí thải46 bởi lẽ, động cơ có thể lớn hơn, nhưng với cơng nghệ hiện đại có thể cho mức độ khí thải thấp hơn so với một động cơ dung tích nhỏ nhưng cơng nghệ cũ. Nếu Việt Nam áp thuế theo dung tích, các hãng xe sang lại được lợi. Bởi