hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động thực thi pháp luật thuếtiêu thụ đặc biệt tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Tong kết hơn 20 năm thực hiện Luật Thuế TTĐB và các Luật sửa đoi, bo sung thuế TTĐB, có thể thấy việc thực thi pháp luật thuế TTĐB trên thực tế đã thu được những thành tựu sau:
Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt đã góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội.
Kể từ khi áp dụng đến nay, Luật thuế TTĐB đã phát huy vai trò quan trọng trong việc góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Luật Thuế TTĐB với đối tượng chịu thuế hẹp, nhưng với mức thuế suất cao đánh vào các nhóm hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà Nhà nước cần phải điều tiết thu nhập của người tiêu dùng (ví dụ như ơ tơ dưới 9 chỗ ngồi chịu mức thuế suất cao theo dung tích xi lanh từ 45-60%; du thuyền, tàu bay với mức thuế 30%; dịch vụ vũ trường 40% ...); nhóm hàng hóa có hại cho sức khỏe (thuốc lá điếu, xì gà với mức thuế suất 70%; rượu, bia các loại với mức thuế suất từ 35 - 65%; nhóm hàng hóa dịch vụ mà việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao mà Nhà nước cần phải điều tiết thu nhập như dịch vụ mát-xa, karaoke: 30%, casino, trò chơi điện tử có thưởng với mức thuế suất 35%... Đối với mặt hàng ơ tơ, ngồi việc điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao thì thuế TTĐB cũng có tác dụng trong việc góp phần hạn chế sử dụng xe du lịch, cá nhân trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thốnggiao thông vận tải nước ta vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thơng. Ngồi ra, việc áp mức thuế suất thấp hơn đối với các loại xe sử dụng năng lượng điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, cùng với công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường sống, đã tạo tiền đề khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các loại xe trên và đưa vào tiêu dùng ngày càng pho biến.
Do đó ta có thể thấy rằng, một trong những kết quả quan trọng mà thuế TTĐB đã đạt được đó là góp phần tích cực và hiệu quả trong việc hình thành một xu thế tiêu dùng lành mạnh, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn.
Thứ hai, thực thi thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần tăng cường hội nhập kinh tế, quốc tế.
Trong xu thế tồn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay, đất nước ta cũng gia nhập rất nhiều tổ chức thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Theo cam kết với WTO, đối với thương mại, chính sách thuế cần bảo đảm nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, không trợ giá hàng xuất khẩu; đối với đầu tư: không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước trong việc thành lập, hoạt động. Để thực hiện các cam kết này, pháp luật đã quy định lộ trình từng bước tăng thuế đối với một số mặt hàng như ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, thuốc lá, bia hơi, rượu ... trong Luật thuế TTĐB 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về thế năm 2014. Đồng thời, các quy định này đã được triển khai thực hiện hiệu quả trên thực tế. Điều đó đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam. Cụ thể:
Việc sửa đổi mức thuế suất trong pháp luật thuế TTĐB hiện hành vừa nhằm mục tiêu khắc phục những tồn tại, bất cập của Luật Thuế TTĐB trướcđây, vừa đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta trong Hiệp định gia nhập To chức Thương mại thế giới (WTO), cụ thể như sau:
Đối với mặt hàng ôtô du lịch, trong nhiều năm, Luật Thuế TTĐB quy định mức thuế suất áp dụng đối với ôtô chở người được phân biệt theo tiêu chí số chỗ ngồi. Theo đó, ơtơ từ 5 chỗ ngồi trở xuống áp thuế suất 50%; ôtô từ 6 đến 15 chỗ áp thuế suất 30%; ôtô từ 16 đến dưới 24 chỗ áp thuế suất 15%. Quy định như vậy trong thực tế thực hiện đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Đối với loại xe từ 6 đến 9 chỗ ngồi được sử dụng chủ yếu làm phương tiện đi lại cho cá nhân, song chỉ chịu mức thuế suất bằng 60% so với mức thuế suất áp dụng cho xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại nhiều nước, bên cạnh việc sử dụng tiêu chí số chỗ ngồi, họ còn kết hợp với một số tiêu chí khác để định ra mức thuế TTĐB như dung tích xi lanh (hoặc cơng suất động cơ), kích thước xe liên quan đến diện tích chiếm chỗ,... Trong pháp luật thuế TTĐB hiện hành đã có sự lựa chọn kết hợp nhiều tiêu chí phân loại để sắp xếp, cơ cấu lại thuế suất giữa các nhóm xe, có tính đến diện tích chiếm chỗ ảnh hưởng đến giao thơng, nguồn năng lượng sử dụng. Đối với chủng loại xe từ 6 đến 9 chỗ ngồi sẽ được xếp vào cùng nhóm với các chủng loại xe 5 chỗ ngồi trở xuống để áp dụng một mức thuế suất phân biệt theo dung tích xi lanh với nguyên tắc: dung tích xi lanh lớn hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn; Đối với loại xe có dung tích từ 2.000 cc trở xuống áp dụng mức thuế suất là 45%, dung tích trên 2.000 cc đến 3.000 cc mức thuế suất áp dụng là 50%, dung tích trên 3.000 cc sẽ áp mức thuế 60% là mức thuế suất cao nhất.
Như vậy, các mức thuế suất mới được áp dụng sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước. Với cơ cấu hiện tại, các chủng loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống phần lớn có dung tích xi lanh dưới 2000 cc nên sẽ có lợi hơn (thuế suất giảm từ 50% xuống cịn 45%); Trong khi đó, xe sản xuất trong nước loại dung tích xi lanh trên 3.000 cc (chịu mức thuế suất tăng từ 50% lên 60%) chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 3% số lượng xe sản xuất và tiêu thụ thuộc diện chịu thuếTTĐB). Đối với loại xe từ 6 đến 9 chỗ ngồi sẽ chịu tác động của việc điều chỉnh cách tính thuế do mức thuế suất được điều chỉnh tăng từ 30% lên 45%, 50% và 60% tuỳ theo dung tích xi lanh. Tuy nhiên, trong từng doanh nghiệp sản xuất xe ơtơ hiện nay đều có sản xuất cả loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống và xe từ 6 đến 9 chỗ, do đó về cơ bản sẽ khơng ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, loại xe từ 6 đến dưới 9 chỗ có dung tích trên 3.000cc với mức tăng thuế cao nhất (từ 30% lên 60%), hiện trong nước sản xuất không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 0,8% tong số xe sản xuất trong nước thuộc diện chịu thuế TTĐB.
Hai là, đối với mặt hàng đồ uống có cồn: rượu, bia
Thuế suất đối với mặt hàng này được các nước đối tác dành sự quan tâm đặc biệt. Do đó, quy định của Luật thuế TTĐB 2008, bên cạnh việc khắc phục những tồn tại trong quy định của Luật và thực tế thi hành về thuế suất còn đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đối với mặt hàng rượu, Viêt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO (tức là từ năm 2010), tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Luật Thuế TTĐB trước đây quy định thuế suất đối với mặt hàng rượu được phân biệt theo nồng độ cồn, trong đó rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc áp thuế suất 20%; rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ cồn áp thuế suất 30%; rượu từ 40 độ cồn trở lên áp thuế suất 65%. Hiện nay, rượu sản xuất trong nước chủ yếu là các loại rượu có nồng độ cồn dưới 40 độ, trong đó rượu có nồng độ cồn từ 20 độ đến dưới 40 độ chiếm tỷ trọng lớn về sản lượng (95%) và số thu thuế TTĐB là 93,7%. Rượu từ 40 độ trở lên chiếm tỷ trọng nhỏ về sản lượng (5%) và số thu thuế TTĐB (6,3%). Để thực hiện đúng cam kết WTO, Luật Thuế TTĐB năm 2008 quy định mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở xuống là 25% thay cho mức thuế suất 20%. Từ năm 2016 trở đi thuế suất là 30%-35% (Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều về thuế TTĐB năm 2014). Các loại rượu có nồng độ cồn từ 20 độ trở lên trong 3 năm đầu được áp dụng mức thuếsuất là 45%, từ năm 2013 trở đi sẽ áp dụng mức thuế suất là 50%, từ năm 2016 là 55%-65%.
Đối với mặt hàng bia, theo cam kết thì trong vịng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải quy định một mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng chung đối với các loại bia, khơng phân biệt hình thức đóng gói bao bì. Luật trước đây quy định bia chai, bia lon áp thuế suất 75%; bia hơi, bia tươi áp thuế suất là 40% (năm 2006-2007 là 30%). Luật Thuế TTĐB sửa đoi quy định mức thuế suất áp dụng, đối với mặt hàng bia là 50% nhưng có lộ trình áp dụng vì đây là cam kết bắt buộc khi Việt Nam gia nhập WTO nhưng chúng ta cũng phải tính đến quyền lợi và thực trạng của sản xuất kinh doanh trong nước. Việc áp dụng thuế suất đối với mặt hàng bia hơi theo hướng tăng từ mức 40% lên 50% là có lộ trình đã được xác định trước và công bố công khai nhiều năm qua. Mức 50% sẽ được áp dụng từ năm 2013. Trong 3 năm đầu kể từ khi Luật thuế TTĐB số 27/2008 có hiệu lực, mức thuế suất áp dụng chung với tất cả các chủng loại bia, khơng phân biệt bao bì sẽ là
45% (với bia hơi có tăng 5% so với trước). Mức tăng này sẽ không ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp bia hơi và với lộ trình 3 năm cũng sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bia hơi có thời gian sắp xếp lại sản xuất, thay đổi cơ cấu mặt hàng (bia hơi, bia chai, bia lon) để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.Sau thời gian ổn định thì hiện nay, bia được áp dụng chung một mức tăng theo lộ trình với thuế suất từ 55%-65% áp dụng từ 1.1.2016. Như vậy, các quy định về thuế TTĐB đã phù hợp với các cam kết quốc tế. Việc áp dụng các quy định này sẽ đảm bảo tạo "sân chơi" công bằng cho các thành viên, tăng cường hội nhập kinh tế, quốc tế.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Cùng với các sắc thuế khác, thuế TTĐB góp phần ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí ln ổn định trong những năm qua (tổng thu nội địa từ thuế TTĐB chiếm tỷ trọng khoảng 11-12% tổng thungân sách nội địa).27 Đặc biệt trong bốn tháng đầu năm 2016, Cục Thuế TP.HCM cho biết thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng đến 24,14% và là loại thu có tỉ lệ tăng cao nhất trong ba loại thuế chính của khu vực kinh tế. (Thuế GTGT tăng 18,02%, thuế TNCN tăng 16,59% so với cùng kỳ)28. Mỗi năm thuế TTĐB 27
www.gdt.gov.vn
28
nộp vào ngân sách khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng29, trong đó chủ yếu là các mặt hàng ơ tơ, thuốc lá và rượu, bia chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể như sau:
Một là ngành công nghiệp ô tô:
Sau hơn 20 năm xây dựng, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 18 doanh nghiệp (DN) FDI và 38 DN trong nước tham gia sản xuất với năng lực khoảng 460 nghìn xe/năm, bao gồm đầy đủ các chủng loại xe con, xe tải, xe khách... đồng thời bình quân mỗi năm đóng góp hơn 1 tỷ USD cho ngân sách Nhà nước (chỉ tính riêng các khoản thuế), trong đó thuế TTĐB chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của ngành công nghiệp ô tô30. Không những
29
http://vietnamfinance.vn/tai-chinh/kien-nghi-tang-thue-ruou-bia-thuoc-la-de-giam-ganh-nang- benh-tat-20160405111828303.htm
vậy, ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam cũng đã quy tụ được một số tập đồn ơ-tơ lớn trên thế giới như Ford, Mercedes, Toyota. Trong năm 2014, sản lượng tiêu thụ xe chịu thuế TTĐB khoảng 126.135 xe (nhập khẩu 43.770 xe; sản xuất trong nước 82.365 xe)31. Bốn tháng đầu năm 2016 một số doanh nghiệp cũng có số thuế TTĐB tăng hẳn so với cùng kỳ32, chẳng hạn như Công ty TNHH Mercedes - Benz Việt Nam...
Hai là, ngành rượu, bia:
http://www.ipsi.org.vn/TinTucChiTiet.aspx?nId=993&nCate=3
31
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ngan-sach-hut-1-200-ty-dong-neu-giam- thue-tieu-thu-dac-biet-xe-con-3272991 .html
Hiện nay, thuế TTĐB đóng góp khoảng 7% tổng thu ngân sách trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt của mặt hàng rượu bia và thuốc lá chiếm tới 60% thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện thị trường Việt có mặt hơn 30 thương hiệu bia trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sức hút với nhàđầu tư cho ngành này chưa dừng lại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê được Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam(VBA) công bố thì riêng trong năm 2013 sản lượng bia sản xuất đạt 2.902 triệu lít, tăng 2,47% so với năm 2013, lượng bia tiêu thụ đạt tới 3,42 triệu lít, tăng 11,85%. Nước giải khát các loại sản xuất được 4.479 triệu lít, tăng 5,95%; tiêu thụ đạt 4.468 triệu lít, tăng 3,05%33 .Rượu sản xuất công nghiệp đạt 66,8 triệu lít, tăng 4,4% và
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160513/thu-thue-tieu-thu-dac-biet-tang-2414/1100542.html
33
http://laodong.com.vn/doanh-nghiep/nganh-biaruounuoc-giai- khat-tao-viec-lam-cho-hang-
tiêu thụ được 67,9 triệu lít, tăng 6,9%. Với kết quả sản xuất kinh doanh nêu trên, các doanh nghiệp hội viên của VBA đã đóng góp và nộp cho ngân sách Nhà nước năm 2013 số tiền lên tới 20.817 tỉ đồng, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm một tỷ trọng lớn do thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng này là rất cao. Đặc biệt, trong bốn tháng đầu năm 2016, một số doanh nghiệp có thuế tiêu thụ
đặc biệt tăng so với cùng kỳ như Công ty TNHH Nhà máy bia VN nộp 2.228 tỉ đồng (tăng 35,24%), Tong công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn nộp 999 tỉ đồng (tăng 11,51%)...
Ba là, Ngành thuốc lá
Việt Nam đã triển khai có hiệu quả những giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, hàng năm ngành thuốc lá đóng góp gần 20.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động trong ngành. Cây thuốc lá chiếm hàng chục nghìn hecta đất trồng trọt.
Thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá là 70%, do đó trong tổng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước của ngành thuốc lá Việt Nam, mức thu từ thuế TTĐB chiếm một tỷ trọng chủ yếu34.
34
http://baocongthuong.com.vn/quan-ly-thi-truong/57596/chong-buon- lau-thuoc-la-nhiem-vu-