Quyđịnh về thuếsuất

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 71)

Thực hiện các cam kết quốc tế theo lộ trình hội nhập, trong khoảng một thập kỷ gần đây, thuế suất thuế TTĐB đã được sửa đổi theo hướng giảm dần và từng bước xoá bỏ phân biệt thuế suất áp dụng đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Luật thuế TTĐB hiện hành đã hạ mức thuế suất tối đa trong biểu thuế suất xuống 75% và mở rộng hơn diện các mặt hàng được

hưởng thuế suất thấp (10%).

Theo biểu thuế suất thuế TTĐB, có thể thấy rằng mặc dù mức thuế suất nhìn chung là cao so với thuế giá trị gia tăng song các nhóm hàng hóa khác nhau được áp dụng các mức thuế suất khác nhau theo mục đích quản lý của Nhà nước. Biểu thuế suất hiện hành có 11 mức thuế suất khác nhau từ 10% đến 75% được áp dụng cho các loại hàng hoá và dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB, theo nguyên tắc:

- Các thuế suất (từ 60% - 75%) được áp dụng cho mặt hàng khơng khuyến khích tiêu dùng, những mặt hàng khơng có lợi cho sức khoẻ và quốc kế dân sinh, nhằm hướng dẫn tiêu dùng và điều tiết đáng kể thu nhập của người tiêu dùng. Thuộc loại này chủ yếu là các mặt hàng: thuốc lá, vàng mã, hàng mã, rượu trên 40 độ, bia chai, bia hộp. Các mức thuế suất này được xây dựng căn cứ trên thống kê tình hình tiêu thụ, dự báo nhu cầu, mục tiêu hạn chế, mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, ... để xác định mức thuế suất phù hợp với mục tiêu hạn chế tiêu dùng trên nguyên tắc là hướng tới giảm dần các sản phẩm có hại cho sức khỏe người dân.

- Các thuế suất thấp hơn (từ 30% - 50%) được áp dụng cho các hàng hố, dịch vụ khơng khuyến khích tiêu dùng khác, do yếu tố cần hạn chế thấp hơn do khơng có tác động xấu và rõ ràng đến sức khỏe người dân hoặc nhằm mục đích điều tiết hợp lý một phần thu nhập của người tiêu dùng. Thuộc loại này chủ yếu là các mặt hàng: rượu nhẹ dưới 200 (thuế suất: 30%); bia các loại (55-65%); tàu bay, du thuyền (30%); kinh doanh mát xa, karaoke, casino, đặt cược, trị chơi có thưởng (30%-35%) ...

- Các thuế suất (10% - 20%) được áp dụng cho các mặt hàng được coi là cần thiết đối với một số ngành sản xuất và là thói quen tiêu dùng của người dân nhằm điều tiết thu nhập ở mức thuế suất thấp hơn. Thuộc loại này chủ yếu là các mặt hàng: xăng các loại (10%); ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ (10%) ; điều hồ nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống (10%); kinh doanh sân gôn (20%); kinh doanh xổ số (15%)...

Như vậy, thuế suất thuế TTĐB được quy định khá rõ ràng và có lộ trình cụ thể đối với từng loại mặt hàng. Đặc biệt đối với nhóm hàng hoá gây hại cho sức khoẻ như rượu, bia, thuốc lá... thì thuế suất có lộ trình ngày càng tăng. Quy định này là hợp lý bởi đây là những mặt hàng ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người. Trước khi ban hành Luật thuế TTĐB sửa đoi, bo sung năm 2014, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới đã khuyến nghị rằng: mức thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia của Việt Nam đang ở mức thấp, cần thiết phải tăng thuế suất đối với những mặt hàng này như Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011 - 2020 đã đề ra. Đồng thời sử dụng các loại hàng hoá này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người. Theo số liệu của các tổ chức phi chính phủ cơng bố, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ rượu, bia đứng thứ nhất ở ASEAN và thứ 3 tại châu Á. Sử dụng rượu, bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong, 4,7% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật của Việt Nam và tỷ lệ tiền chi từ túi hộ gia đình trên tổng số chi y tế lên tới 49% năm vào năm 2010. Còn sử dụng thuốc lá gây ra 25 căn bệnh trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư miệng, dạ dày, bàng quang, tụy22...Tại Việt Nam có khoảng hơn 40.000 người chết 22

http://vov.vn/kinh-te/thi-truong/tang-thue-ruou-bia-thuoc-la-lieu-co-giam-duoc-nguoi- dung-498439.vov

mỗi năm và hơn 10% dân số của nước ta có nguy cơ tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy: việc tăng thuế rất có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc. Khi tăng thuế thuốc lá sao cho giá thuốc lá tăng thêm 10%, sẽ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước có thu nhập cao và khoảng 8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình23. Kết quả này đã được chứng minh ở các quốc gia áp dụng việc tăng thuế TTĐB với mặt hàng này. Cụ thể, năm 2010, ước tính ở 22 quốc gia thu nhập thấp nhất, khi tăng 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lásẽ giúp ngân sách các quốc gia này có thêm hơn 1,4 tỷ USD mỗi năm từ khoản thu thuế thuốc lá. Nếu dành phần tăng thêm này cho y tế thì nguồn chi cho y tế của chính phủ ở các nước này có thể tăng lên đến 50%.

Như vậy, có thể thấy rằng đánh thuế cao là biện pháp tốt nhất lúc này để vừa thu ngân sách vừa để giảm nhu cầu với những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng này. Dự kiến số thu ngân sách đối với nước ngọt tăng khoảng 1.500 tỷ đồng vào năm 2016 và đến năm 2018 vào khoảng 1.900 tỷ đồng. Đối với mặt hàng thuốc lá, Bộ Tài chính ước tính số thu từ sắc thuế này sẽ đóng góp cho 23

ngân sách năm 2016 khoảng 2.930 tỷ đồng, năm 2017: 3.300 tỷ đồng, năm 2018: 7.700 tỷ đồng

Mặc dù, mỗi năm thuế TTĐB nộp vào ngân sách khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ các mặt hàng bia rượu, thuốc lá. Riêng mặt hàng bia đang phải chịu ba loại thuế gồm thuế TTĐB (50%), thuế nhập khẩu (50%) và thuế giá trị gia tăng (10%). Tuy nhiên, việc tăng thuế suất thuế TTĐB đối với các mặt hàng này cũng còn rất nhiều vướng mắc. Phía các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước cho rằng, mức thuế như trên là tương đối cao. Chưa kể đối với các mặt hàng này, mức thuế còn phải thực hiện theo cam kết WTO. Nếu Thuế TTĐB quá cao sẽ cản trở đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các DN. Ông Hồ Văn Hải - Giám đốc Công ty CP Cồn, Rượu Hà Nội (Halico) lo ngại và cho rằng, nếu thuế TTĐB cao, cơng ty cũng khó có thể cạnh tranh được với rượu do người dân tự nấu và hàng nhập lậu24. Rõ ràng, thuế TTĐB là thuế nội địa, việc tăng hay giảm là phụ thuộc vào thẩm quyền của Quốc hội, còn thuế nhập khẩu liên quan đến cam kết quốc tế. Do đó, nếu muốn tăng thuế mặt hàng bia, rượu, thuốc lá chỉ có thể tăng thuế tiêu thụ nội địa. Về nguyên tắc, nếu muốn hạn chế mặt hàng nào đó thì Nhà nước sẽ tăng thuế, nhưng khi tăng thuế phải kiểm sốt được bn lậu, trốn thuế. Trong khi đó, ước tính của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho thấy, thuốc lá nhập lậu ngày càng tăng mạnh, năm 2013 chiếm tới 22,2% thị phần,khiến

24

Nhà nước thất thu khoảng 7.000 tỷ đồng tiền thuế. Nguyên nhân do giá thành thuốc lá ở Việt Nam cao vì thuế cao25. Tương tự, ở bất cứ đâu, người tiêu dùng đều có thể mua được rượu "xách tay", nhập lậu với đủ mọi chất lượng, từ cao cấp tới... độc hại. Vì vậy, việc tăng thuế là cần thiết nhưng nếu tăng thuế TTĐB không hợp lý chắc chắn sẽ khiến cuộc chiến chống thuốc lá, rượu lậu sẽ cam go hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w