Quyđịnh về hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễnthuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 79)

tiêu thụ đặc biệt

2.1.5.1. Quy định về hoàn thuế

Hoàn thuế là việc trả lại cho người nộp thuế một phần hoặc toàn bộ số thuế mà người nộp thuế đã nộp vào NSNN. Việc hoàn thuế TTĐB thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật Thuế TTĐB và được quy định chi tiết tại Điều 6 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đối với hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Thuế TTĐB gồm:

Thứ nhất, Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngồi;

25

http://laodong.com.vn/kinh-doanh/dich-vu-massage-co-the-khong-phai-chiu-thue-tieu- thu-dac-biet-556756.bld

Thứ hai, Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngồi thơng qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng thực tế tái xuất khẩu;

Thứ tư, Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuấtkhẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài;

Thứ năm, Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật và đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế

Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu đã thực hiện tái xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì khơng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất.

Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia cơng hàng xuất khẩu được hồn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.

Thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu của các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đoi hình thức sở hữu, giao, bán, khốn, cho th doanh nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.

Như vậy, các quy định về hoàn thuế khá rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Quy định này là phù hợp với mục tiêu điều chỉnh của Luật thuế TTĐB. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách hồn thuế TTĐB của Nhà nước để trục lợi bất chính. Chẳng hạn như vụ trốn thuế tại công ty Halico mới bị phát hiện đầu năm 201626. Cụ thể, kết quả điều tra cho thấy, từ năm 2006, vợ chồng Hoàng Văn Xưởng, Đinh Thị Minh Hoa làm đại lý bán lẻ rượu trong nước cho Halico, đến năm 2008 thì thành lập Cơng ty Hoàng Lân. Lợi dụng chính sách ưu đãi xuất khẩu bia rượu của Nhà nước (bia rượu xuất khẩukhông bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi tiêu thụ trong nước phải chịu thuế suất có thể lên tới 45%), vợ chồng Xưởng - Hoa đã nảy sinh ý định mua rượu bia xuất khẩu, rồi bán trong nước, trốn thuế kiếm lời. Xưởng đã liên hệ với ông Hồ Văn Hải, khi đó là Giám đốc của Halico để xin cho Cơng ty Hồng Lân làm trung gian xuất khẩu rượu sang Lào. Ông Hải đồng ý và giao cho Nguyễn Thị Quỳnh Trang, phối hợp với Cơng ty Hồng Lân làm thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện. Sau khi mua 5.070 thùng rượu vodka từ Halico, Cơng ty Hồng Lân khơng xuất khẩu lô hàng này, mà đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước để hưởng lợi. Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 11/ 2008 26

http://dantri.com.vn/phap-luat/vu-tron-thue-13-ty-tai-cong-ty-halico-nhan-lai-qua-hang-tram- trieu-van-vo-can-20160426072343171.htm

đến tháng 2/2012, các bị can đã tiêu thụ trong nước 48.330 thùng rượu vodka các loại và 22.255 thùng bia lon Hà Nội để chiếm đoạt 13,2 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Như vậy, cần phải có những quy định của pháp luật cụ thể, chặt chẽ hơn về thủ tục, điều kiện hồn thuế. Có như vậy mới có thể quản lý chặt chẽ hoạt động này, tránh thất thoát tiền thuế cho Nhà nước.

2.I.5.2. Quy định về khấu trừ thuế

Điều 7 Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định về khấu trừ thuế như sau:

Thứ nhất, Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.

Thứ hai, Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu (trừ xăng các loại) được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước, số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệtbán ra. Đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch tốn vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ ba, việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Mặc dù có những quy định cụ thể, rõ ràng về khấu trừ thuế. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn một số kẽ hở. Chẳng hạn như do giá tính thuế đối với hàng hố nhập khẩu thay đoi nên các quy định về khấu trừ thuế bộc lộ nhiều điểm chưa chặt chẽ. Cụ thể là, theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cuả Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế 2016 (có hiệu lực từ 1.7.2016) đối với ơ tơ và điều hịa nhiệt độ nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở trực thuộc cơ sở nhập khẩu hoặc đại lý bán ra. Như vậy, theo cách tính này thì về kỹ thuật, phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở cả khâu nhập khẩu và bán ra trong nước. Tức là, tạm tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu và tính thuế tiêu thụ đặc biệt chính thức khi tiêu thụ trong nước, đồng thời cho khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu. Như vậy, có thể sẽ dẫn đến trường hợp thuế TTĐB sẽ bị âm khi tính thuế ở khâu tiêu thụ trong nước. Để đảm bảo khơng dẫn đến trường hợp này thì cần phải có quy định chặt chẽ hơn về khấu trừ thuế. Theo đó có thể quy định chỉ cho khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt tối đa bằng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng bán ra trong nước.

2.I.5.3. Quy định về miễn thuế, giảm thuế

Luật thuế TTĐB năm 2008 không quy định về miễn thuế TTĐB mà chỉ quy định về giảm thuế. Theo đó, Điều 9 Luật thuế TTĐB năm 2008 quy định: Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Tuy nhiên, trong Luật sửa đối bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Thuế TTĐB, Luật quản lý thuế 2016 thì quy định về miễn thuế lại được đề cập tới. Cụ thể:

Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hằng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống.”

Theo tác giả, các quy định này còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, không cần áp dụng chế độ miễn, giảm đối với thuế TTĐB

Do thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, chủ yếu đánh vào đối tượng chịu thuế là các mặt hàng xa xỉ phẩm, khơng có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng hoặc các hàng hóa, dịch vụ cần điều tiết sản xuất, hơn thế nữa người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu khoản thuế này nên số thuế TTĐB mà doanh nghiệp phải nộp không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy về nguyên tắc, ngay cả khi doanh nghiệp bị lỗ cũng không được miễn giảm thuế TTĐB. Vì vậy, vấn đề miễn giảm thuế TTĐB không cần phải đặt ra.

Thứ hai, căn cứ miễn giảm thuế khơng rõ ràng, gây khó khăn trong q trình áp dụng

Luật thuế TTĐB năm 2008 quy định: Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Tuy nhiên, thế nào là " tai nạn bất ngờ" và trong trường hợp nào được xác định là " bất ngờ" thì khơng được giải thích, quy định cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy, trên thực tế, rất khó để xác định được căn cứ để được giảm thuế TTĐB.

Không những vậy, Luật sửa đối bố sung một số điều Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB, Luật quản lý thuế 2016 lại quy định về căn cứ để miễn giảm thuế: "áp dụng với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quyđịnh tại các văn bản pháp luật về thuế và miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp phải nộp hằng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Như vậy, quy định này lại càng "mù mờ", khó hiểu. Nếu khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể thì rất khó để có thể áp dụng trên thực tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w