thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
Trong thời gian triển khai thực hiện, cơng tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý, tổ chức thực hiện thuế TTĐB nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên thực tế áp dụng vẫn còn một số hạn chế về các mặt.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ chế kiểm tra, giám sát thuế TTĐB còn chưa hiệu quả dẫn tới hiện tượng gian lận, trốn thuế TTĐB.
Trên thực tế, cơ chế kiểm tra, giám sát thuế TTĐB còn lỏng lẻo, xuất hiện nhiều trường hợp làm giả mạo hồ sơ, kê khai thiếu trung thực, câu kết với cán bộ hải quan, cán bộ thuế nhằm gian lận, trốn thuế TTĐB. Chẳng hạn như vụ án xuất “khống” bia và rượu qua cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh dẫn đến hành vi chiếm đoạt hơn 12,65 tỉ đồng thuế Tiêu thụ đặc biệt được phát hiện từ ngày 12.9.2012. Cụ thể:
Ví dụ 135
Mở rộng điều tra vụ án “bn lậu, làm giả con dấu tài liệu của cơ quan to chức, trốn thuế, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Hà Nội lên quan đến Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) và
Cơng ty TNHH thương mại và dịch vụ Hồng Lân, cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Hồ Văn Hải về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
35
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/591423/bat-giam-nguyen- giam-doc-cong-
Theo tài liệu điều tra ban đầu, ơng Hải có hành vi lợi dụng chức vụ khi chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc hợp thức hóa hồ sơ tạo điều kiện cho Cơng ty Hồng Lân mua rượu dưới danh nghĩa xuất khẩu sang Lào nhưng thực tế tiêu thụ trong nước và trốn thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, từ năm 2008-2012, Halico đã ký 4 hợp đồng mua bán rượu xuất khẩu sang Lào cho Cơng ty Hồng Lân.
Ơng Hải bị tình nghi đã biết rõ việc Cơng ty Hồng Lân khơng bán rượu sang Lào mà tiêu thụ trong nước nhưng vẫn chỉ đạo Nguyễn Thị Quỳnh Trang thực hiện hợp thức hóa hồ sơ các lơ hàng xuất khẩu sang Lào. Vào tháng 4-2010, một số đại lý của Halico phản ánh có rượu xuất khẩu nhưng thực tế bán trong nước nên ông Hải dừng thực hiện hợp đồng với Cơng ty Hồng Lân một thời gian và đến tháng 10-2010 lại tiếp tục cho Cơng ty Hồng Lân mua rượu. Đến tháng 12-2012, các đại lý của Halico tiếp tục có phản ánh, khiếu nại thì Halico mới dừng hẳn việc bán rượu cho Cơng ty Hồng Lân.
Trong thời gian còn mua rượu của Halico, Công ty Hoàng Lân đã sử dụng xe container chở bao bì khơng có hàng hóa xuất khống 2.000 thùng rượu vodka sang Lào qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và bị Hải quan cửa khẩu Cầu Treo phát hiện vào ngày 12-9-2012. Quá trình xác minh bước đầu làm rõ từ năm 2009-2012, Cơng ty Hồng Lân đã mở 26 tờ khai xuất khẩu rượu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội để xuất khẩu sang Lào qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) một số lượng lớn rượu và sử dụng các tờ khai này bàn giao cho Cơng ty Halico để quyết tốn thuế.
Qua xác minh 26 tờ khai, cơ quan chức năng xác định có 7 tờ khai giả. Cơ quan thuế cũng xác định các cá nhân này đã tạo dựng giả hóa đơn chứng từ, tờ khai xuất khẩu hàng hóa để quyết tốn nhằm trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, chiếm hưởng tiền của nhà nước. Số tiền trốn thuế được xác định gần 10 tỉ đồng, trong đó trốn thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 4 tỉ đồng, trốn thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 5,9 tỉ đồng.
Ví dụ 236
Liên quan đến mặt hàng chịu thuế TTĐB là thuốc lá điếu, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết, hiện đang mở rộng điều tra một vụ buôn lậu có tính chất phức tạp với quy mơ lớn và các “chân rết” được cài đặt khơng chỉ ở trong nước mà cịn ở nước ngồi. Đến tháng 4/2014, đã có 9 đối tượng trong “đường dây” đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố. Vụ việc bị phát hiện khi đơn vị đứng tên xuất khẩu là Công ty co phần Thực phẩm Cơng nghệ Sài Gịn (Cơng ty TPCN Sài Gịn) khai trên tờ khai hải quan
là xuất 2 Container (40 feet) thuốc lá điếu, số lượng 3.000 thùng (50 cây/thùng), trị giá lô hàng 23,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thấy có dấu hiệu nghi vấn, cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa trong 2 container này thì phát hiện 20 tấn gạo, trị giá chỉ có 190 triệu đồng. Như vậy, nếu lô hàng này không bị phát hiện kịp thời và được xuất đi trót lọt thì Cơng ty TPCN Sài Gòn sẽ trục lợi được hơn 2,3 tỷ đồng tiền hoàn thuế VAT đồng thời chiếm đoạt tiền thuế TTĐB của Nhà nước khi tiêu thụ mặt hàng thuốc lá ở trong nước.
Không chỉ riêng lô hàng này mà được biết, Công ty TPCN Sài Gịn có hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuốc lá điếu từ tháng 5/2011, nơi nhập hàng là Công ty B.Lue C.T (tại Campuchia). Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành thực nghiệm, xác định 1 container (40 feet) chỉ chất được 1.029 thùng thuốc lá. Từ tháng 5/2011 - 9/2013 (thời điểm bị phát hiện), thì trên tất cả các hồ sơ của Cơng ty TPCN Sài Gịn ghi xuất khẩu 1.500 thùng thuốc lá/container (40 feet) là không đúng thực tế. Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng xác định từ tháng 5/2011 - 11/2012, Công ty TPCN Sài Gòn đã thực hiện 15 hợp đồng ngoại thương, sử dụng 15 bộ tờ khai hải quan để xuất khẩu khống thuốc lá điếu, chiếm đoạt tiền hoàn thuế hơn 80,3 tỷ đồng.
Như vậy, với thủ đoạn xuất khẩu gian lận, hàng hóa thực xuất có giá trị thấp hơn rất nhiều lần so với tờ khai hải quan, thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn xuất cả... container rỗng (khơng chứa hàng hóa). Sở dĩ có tình trạng này là do những mặt hàng chịu thuế TTĐB, nếu tiêu thụ trong nước thì doanh nghiệp sản xuất phải đóng thuế TTĐB và đóng thuế giá trị gia tăng (10%). Nhưng nếu xuất khẩu thì những mặt hàng này doanh nghiệp khơng phải đóng số tiền này mà trái lại cịn được hồn thuế giá trị gia tăng. Hai ví dụ trên đây chỉ là con số rất nhỏ trong các vụ án gian lận, trốn thuế TTĐB của các to chức, cá nhân diễn ra trong thời gian qua. Với đặc thù là thuế suất rất cao, số tiền đóng thuế lớn, do đó lợi dụng sơ hở trong cơ chế giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật thuế TTĐB của các cơ quan chức năng để bằng mọicách chiếm đoạt khoản thu này của Nhà nước với rất nhiều những thủ đoạn tinh vi khác nhau. Với những hành vi gian dối này, các doanh nghiệp này đã trốn thuế với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai, hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý thuế:
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế đã được kiện toàn một bước theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế. Tuy nhiên, các bộ phận trong cơ quan thuế vẫn chưa được tổ chức hợp lý, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp. Chức năng cưỡng chế thu nợ thuế của cơ quan thuế chưa được quy định rõ nên việc xác định và xử lý chưa kịp thời các gian lận lớn về thuế và xử lý nợ đọng gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của Cục Thuế Thanh Hóa, tính đến hết 31/12/2015, tồn tỉnh cịn só số nợ tiền thuế là 750,82 tỷ đồng, bằng 97,3% so với nợ thuế thời điểm 31/12/2014. Trong đó, phân theo loại hình: DNNN Trung ương: Chiếm tỷ trọng 9%; DN ngoài quốc doanh: Chiếm tỷ trọng 83%; DN ĐP, đầu tư NN và hộ cá thể: Chiếm tỷ trọng 8%. Phân theo nhóm nợ: Nợ khó thu, nợ chờ điều chỉnh: Chiếm tỷ trọng 26%; nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày: Chiếm tỷ trọng 74%37. Như vậy, hạn chế trong tổ chức bộ máy
quản lý thuế cũng là một nguyên nhân khiến việc thực thi pháp luật thuế TTĐB còn chưa hiệu quả.
Thứ ba, hạn chế về đội ngũ cán bộ thuế38:
http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/r/m/page1/ttthttth1_chitiet?dDocName=MO
F157452&_afrLoop=23591325734175112#!%40%40%3F_afrLoop%3D23591325734175112%26 dDocName%3DMOF157452%26_adf.ctrl-state%3D1r4xiwhca_4
38
Đội ngũ cán bộ thuế hiện nay chưa có kỹ năng chuyên sâu, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế chưa phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận cán bộ quản lý thuế chưa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và quy trình biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế hiện hành. Thái độ vàphong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan, văn minh, lịch sự, chưa coi đối tượng nộp thuế là khách hàng quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ, chưa trở thành người bạn đồng hành của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế, thậm chí có nhiều biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm. Đặc biệt, rất nhiều cán bộ thuế còn " bắt tay" với các doanh nghiệp để thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu cho ngân sách cả chục tỷ đồng. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố kết quả khảo sát mức độ hài lòng của DN đối với cơ quan thuế. Có 32% DN cho biết họ phải trả chi phí khơng chính thức cho cán bộ thuế. 40% DN cho rằng sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chi trả "phí" này. Đáng báo động là hiện tượng nhũng nhiễu, thỏa thuận ngầm giữa cán bộ ngành Thuế với các hộ kinh doanh diễn ra khá pho biến. Điều này không chỉ gây thất thu ngân sách, giảm lòng tin vào ngành Thuế mà ảnh hưởng cả môi trường cạnh tranh. Không chỉ “đánh quả lẻ”, mà các cán bộ thuế cùng “đồng lòng” nhận hối lộ. Chẳng hạn như vụ việc: cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam 8 cán bộ Cục Thuế tỉnh An Giang và Cục Hải quan tỉnh An Giang về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ”. Trước đó, cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố điều tra hai vụ án của Phạm Thanh Dũng và Lê Thị Chi và đồng phạm (lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ) xảy ra tại An Giang. Theo kết quả xác minh, 8 cán bộ thuế, hải quan đã cố ý làm trái công vụ, tạo điều kiện cho bị can Dũng, Chi và các đồng phạm trong hai vụ án trên làm thủ tục hoàn thuế, chiếm đoạt một lượng tiền lớn từ NSNN...
Đối với từng mặt hàng riêng biệt, con số gian lận thuế cũng khiến khơng ít người giật mình vì số tiền “khủng” bị thất thu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong những năm qua đã có 500 ơtơ nhập vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất và nhập trở lại. Nghĩa là còn 400 chiếc lưu hành trong nội địa gây thất thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước. Ngoài ra, với hành vi cách khai sai chủng loại hàng hoá,cũng như khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%... Hoặc là đối với mặt hàng thuốc lá: Điều tra của Oxford Economics 2014 cho thấy, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia và vùng lãnh tho châu Á được khảo sát. Thuốc lá lậu gây thất thu NSNN hơn 9.000 tỷ đồng mỗi năm, làm sụt giảm mạnh sản lượng nguyên liệu 18.000 tấn/năm (tương đương diện tích trồng là 10.000ha). Thuốc lá lậu đã khiến khoảng 5 triệu nông dân và 600.000 công nhân lao động trong ngành thuốc lá bị ảnh hưởng, thậm chí mất việc làm. Hay như vấn nạn bia giả, theo số liệu tính toán, chỉ riêng vấn nạn này, khơng nói đến hậu quả khôn lường cho sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, thì hằng năm cũng đã khiến cho ngân sách thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. Như vậy, hạn chế về đội ngũ cán bộ thuế khiến cho hoạt động thực thi pháp luật thuế nói chung và thuế TTĐB chưa hiệu quả, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh.
Thứ tư, hạn chế về công nghệ quản lý thuế:
Mặc dù hiện nay, cải cách thủ tục hành chính quản lý thuế đã thực hiện quyết liệt nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, cơng nghệ quản lý thuế nói chung và thuế TTĐB vẫn cịn nhiều bất cập. Theo VCCI, phần mềm của ngành hải quan vẫn có những vấn đề như thơng báo sai tình trạng nợ tờ khai, nợ thuế, lệ phí...“Khi doanh nghiệp báo gặp lỗi, hải quan yêu cầu hỏi công ty cung cấp phần mềm - Công ty Thái Sơn. Tuy nhiên, khi hỏi Thái Sơn, doanh nghiệp này trả lời là họ chỉ cung cấp phần mềm đầu cuối, không cung cấp phần mềm hệ thống quản lý hải quan. Tình trạng này đã
gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp” - VCCI cho biết39.
Ngay phần mềm kê khai thuế, VCCI cho biết cũng bị lỗi. Cụ thể, mã vạch khi nộp tờ khai thuế thường xuyên không quét được, phần mềm lại không cập
39
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151202/doanh-nghiep-gap-kho-tu-can-bo-nhung- nhieu/1013263.html
nhật các biểu mẫu theo hướng dẫn trong thơng tư của Bộ Tài chính.
Điều này dẫn đến tình trạng kê khai sai, doanh nghiệp lại phải... kê bản giấy mà sửa lại thì dễ bị chậm. Mặc dù khơng có lỗi nhưng nhiều doanh nghiệp phản ảnh đã bị phạt vì tình huống này40. Như vậy, thơng tin và dữ liệu trong chương trình quản lý thuế chưa đảm bảo phản ánh đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng phải nộp thuế TTĐB. Việc lưu trữ thơng tin tồn ngành thuế đang được triển khai chưa phát huy hết tác dụng. Chính những điều này đã dẫn đến việc thực thi pháp luật thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ năm, hạn chế về thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế:
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp. Cơng tác phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chưa sâu nên cịn bỏ sót nhiều hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay từ khâu kiểm tra thuế tại bàn. Công tác phối hợp để trao đoi thông tin giữa bộ phận thanh tra và kiểm tra đặc biệt là với các chi cục thuế còn nhiều hạn chế. Thời gian tiến hành thu thập hồ sơ, phân tích tại trụ sở cơ quan thuế 40
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151202/doanh-nghiep-gap-kho-tu-can-bo-nhung- nhieu/1013263.html
kéo dài. Các bộ phận thanh, kiểm tra chưa đề xuất kịp thời với lãnh đạo Cục trong triển khai các biện pháp ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Chính vì thế, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy kiểm tra thuế vẫn là “gánh nặng” với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp phản ảnh trước đây trung bình hai năm mới bị kiểm tra một lần, nay mỗi năm bị kiểm tra một lần. Trong khi đó, “hiện có quá nhiều cơ quan có quyền thanh tra các vấn đề về thuế”. Hoặc có tình trạng nhiều đồn thanh tra khơng tìm hiểu trước về DN nên không xác định được vấn đề nào là trọng tâm trọng điểm, đến DN mới giở từng tờ hóa đơn kiểm tra, vừa mất thời gian vừa gây phiền hà cho cả hai phía.41