Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chất lượng dịch vụ tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an (Trang 86 - 87)

4.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Yhọc cổ

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Trong công tác khám chữa bệnh yếu tố quyết

định đến chất lượng của dịch vụ quan trọng nhất là trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế trong Bệnh viện. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an vấn đề nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế được lãnh đạo hết sức quan tâm, nhưng với mục tiêu phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I thì đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện cần phải tiếp tục được nâng cao trình độ để đáp ứng được những địi hỏi mới khi Bệnh viên trở thành bệnh viện loại I trong tương lai.

- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chun sâu

đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và tiêu chuẩn của Bệnh viện loại I.

- Nội dung của giải pháp: Tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục chính

trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Không ngừng rèn luyện trau dồi đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia đình người bệnh.

Quan tâm tạo điều kiện, động viên khích lệ cán bộ chiến sĩ tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn tiếp thu và ứng dụng được công nghệ kỹ thuật cao nhất là các chuyên khoa sâu trong KCB, ngoại ngữ, tin học, quản lý mang kiến thức về phục vụ hoạt động ở đơn vị.

Bệnh viện phải thay đổi chính mình để đáp ứng địi hỏi nâng cao chất lượng KCB, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân. Để làm được điều này bệnh viện cần thay đổi bộ mặt của mình như khoa khám bệnh phải thuận tiện, thống mát có đủ ghế ngồi chờ cho người bệnh và người nhà người bệnh đồng thời phải công khai minh bạch giá dịch vụ y tế mới. Làm sao để bộ phận đón tiếp, hướng dẫn bệnh nhân đến các khoa, khám bệnh, xét nghiệm siêu âm… thuận tiện và khoa học.

Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả trong đơn vị.

Muốn tăng chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện cần có

kế hoạch đào tạo theo kíp gồm bác sĩ và kỹ thuật viên theo chuyên khoa sâu (ngắn hạn, dài hạn). Quan tâm đội ngũ thầy thuốc trẻ có trình độ, cán bộ có kinh nghiệm nhiệt tình trong cơng tác mang lại hiệu quả cho đơn vị. Đồng thời cử cán bộ đi thăm quan học tập kỹ thuật mới và cao.

Cần tập trung xây dựng cơ chế trong cơng tác thi đua khen thưởng khích lệ động viên kịp thời những cán bộ có trình độ cao, tích cực làm việc với tinh thần trách nhiệm mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động của khoa phịng, bệnh viện.

Bệnh viện có biện pháp tích cực can thiệp vào các hiện tượng tiêu cực, biểu hiện lơ là, thất trách của nhân viên y tế; Động viên khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt.

Đối với đội ngũ cán bộ viên chức, trước hết phải có lịng say mê nghề nghiệp, tinh thần tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện thái độ quan tâm đến người bệnh, chủ động trong cơng việc được giao. Tích cực học tập, tự học nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên mơn, quản lý bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực cán bộ có trình độ chun sâu để đảm bảo định mức biên chế do Bộ Y tế quy định.

- Kết quả dự kiến: Nguồn nhân lực mới chất lượng cao sẽ là yếu tố đảm bảo

uy tín và tạo dựng được niềm tin của người bệnh đối với Bệnh viện. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Bệnh viện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chất lượng dịch vụ tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w