thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam
2.1.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam
2.1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhiệm hình sự
2.1.1.1. Khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong lần pháp điển hoá lần thứ hai luật hình sự Việt Nam vừa qua, nhà làm luật nước ta, lần đầu tiên, đã đưa ra khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999). Từ khái niệm trên cho ta thấy: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là một khoảng thời gian (thời hạn) mà các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền được quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, khi thời hạn ấy đã hết thì cũng là lúc các cơ quan này phải chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đó. Quy phạm này chính là một điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 (trong Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây không đưa ra khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự) và nó có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung.
Việc luật hình sự có quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay khơng, hoặc quy định cụ thể như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trách
nhiệm hình sự của người phạm tội. Vì vậy, các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xây dung theo yêu cầu của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự.
2.1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Xuất phát từ các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự thực định, kết hợp với việc phân tích khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ở phần trên, chúng ta có thể đưa ra ba đặc điểm cơ bản của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là:
Thứ nhất, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền chỉ được quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong một khoảng thời hạn xác định được quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuỳ theo từng loại tội khác nhau mà khoảng thời hạn ấy quy định tương ứng khác nhau, cụ thể là: Đối với các tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm, đối với các tội phạm nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm, đối với các tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm, đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm.
TS. Cao Thị Oanh cho rằng: “Cơ sở chủ yếu để xây dựng các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là việc truy cứu trách nhiệm hình sự khơng cịn cần thiết nữa. Vì vậy, thời hạn cụ thể mà luật quy định để không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội nữa phải được xây dựng trên cơ sở tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nói cách khác, căn cứ để tiến hành phân hố trách nhiệm hình sự trong các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và yêu
cầu đặt ra là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì các thời hạn được quy định cụ thể phải càng dài và ngược lại. Ví dụ: Bộ luật hình sự của Liên bang Nga năm 1996 lại quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trên cơ sở loại tội phạm được thực hiện. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 79 Bộ luật này quy định: “Khơng truy cứu trách nhiệm hình sự nếu kể từ ngày phạm tội đã qua các thời hạn sau đây:
a) 2 năm sau khi phạm tội ít nghiêm trọng; b) 6 năm sau khi phạm tội nghiêm trọng; c) 10 năm sau khi phạm tội rất nghiêm trọng;
d) 15 năm sau khi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” [26].
Việc xác định tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm ít nghiêm trọng nói chung chỉ căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có một số trường hợp ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, chưa có căn cứ để xác định tội đó là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hay tội phạm ít nghiêm trọng. Ví dụ: Đối với những tội
cố ý gây thương tích mà người bị hại phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị, sau khi ra viện, cơ quan điều tra mới trưng cầu giám định thương tật cho người bị hại. Căn cứ vào kết quả giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa, cơ quan điều tra mới xác định được tỷ lệ thương tật của người bị hại là bao nhiêu phần trăm, qua đó mà xác định người cố ý gây thương tích đó phạm tội theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 hay khoản 4 Điều 104 của Bộ luật hình sự, v.v… Đối với những trường hợp như vậy thì việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải tiến hành một cách thận trọng và phải tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ luật hình sự.
Qua thực tiễn xét xử, chúng ta còn thấy những trường hợp rất phức tạp khi xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Ví dụ như: Ngày 02-7-2000, Nguyễn Văn T, Nguyễn Văn H và Nguyễn Văn
C có hành vi dùng gậy đuổi đánh một số thanh niên làng bên, trong đó có anh Lê Văn A, anh A chạy vào một ngõ xóm thì bị một số người khác chặn đánh vì họ nghi anh A là bọn cướp, làm cho anh A bị thương. Do trời tối, nên anh A không xác định được những ai là người đánh anh. Anh A được đưa vào bệnh viện cấp cứu, Hội đồng giám định y khoa xác định anh A bị tổn hại 52% sức khoẻ tạm thời. Ngày 03-7-2000 Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự vì xác định thấy có đủ dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 của Bộ luật hình sự và khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn C và Nguyễn Văn H về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự, cịn Nguyễn Văn T bỏ trốn nên cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do bị can chính trong vụ án bỏ trốn, đồng thời ra lệnh truy nã đối với Nguyễn Văn T. Ngày 04-7-2005 Nguyễn Văn T bị bắt theo lệnh truy nã và ngày 07-7-2005 cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra vụ án. Trong q trình điều tra, do khơng xác định được ai là người gây thương tích cho anh Lê Văn A, nên ngày 10-5-2006 Viện kiểm sát chỉ truy tố ba bị can C, H và T về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 của Bộ luật hình sự. Như vậy, Viện kiểm sát truy tố Nguyễn Văn T thì khơng có vấn đề cần xem xét về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vì T bỏ trốn và có lệnh truy nã, nhưng đối với Nguyễn Văn H và Nguyễn Văn C thì có vấn đề cần phải bàn đến, đó là: theo quan điểm truy tố H và C cho rằng, các bị can bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm, nên sau khi bắt được T, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H và C vẫn còn, việc cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra nên thời gian tạm đình chỉ
điều tra khơng được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự của các bị can trong vụ án có đồng phạm phải căn cứ vào thời hạn đối với bị can bỏ trốn.
Quan điểm không cho H và C được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như trên là khơng có cơ sở khoa học và trái với quy định của pháp luật, bởi lẽ: (1) Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự nước ta là trách nhiệm cá nhân. Trong một vụ án có đồng phạm thì trách nhiệm hình sự bao giờ cũng là trách nhiệm đối với cá nhân, việc Nguyễn Văn T bỏ trốn không thể bắt H và C không được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người khơng trốn tránh và khơng có lệnh truy nã thì khi hết thời hiệu đó, các cơ quan tiến hành tố tụng không được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ nữa; (2) Không thể căn cứ vào tội danh do cơ quan điều tra khởi tố để làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà phải căn cứ vào tội danh thật (tội danh thực tế họ đã phạm phải theo quy định của Bộ luật hình sự) để làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Ngay cả trong trường hợp tội danh mà bản án có hiệu lực pháp luật đã kết án đối với người phạm tội mà bản án đó bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì tội danh làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là tội danh mà Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm kết án người phạm tội.
Như vậy, trong trường hợp trên, tội danh làm căn cứ xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H và C là tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 Điều 245 của Bộ luật hình sự. Như vậy, tính đến ngày cơ quan điều tra phục hồi điều tra thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H
và C đã hết, nên H và C không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này nữa.
Theo quan điểm của tác giả Hoàng Ngọc Hoài nêu trong bài viết “Hoàn thiện chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn”, thì việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 là chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng của luật hình sự. Sự lý giải mà tác giả đưa ra, đó là:
Theo quy định của Bộ luật hình sự nước ta hiện nay thì một hành vi phạm tội được chia ra làm 3 giai đoạn là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Trong đó, chuẩn bị phạm tội là trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Nó mới là giai đoạn chuẩn bị các cơng cụ, phương tiện cho việc thực hiện một tội phạm theo dự định của kẻ phạm tội. Về hành vi khách quan thì chưa thực hiện hành vi phạm tội mà người phạm tội định phạm, chưa gây ra một hậu quả gì đối với tội mà người phạm tội định phạm; chính vì vậy mà tính chất nguy hiểm cho xã hội của chuẩn bị phạm tội được xem là thấp đối với một tội phạm cụ thể. Song theo quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự hiện hành thì việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khơng có sự phân biệt giữa tội phạm chấm dứt ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tội phạm chưa đạt hay tội phạm hoàn thành. Tác giả kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự phải tỷ lệ thuận với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng giai đoạn cụ thể. Như vậy, cần bổ sung tại khoản 2 Điều 23 của Bộ luật hình sự hiện hành một ý như sau: Đối với các tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a -10 năm đối với các tội rất nghiêm trọng.
b -15 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng. [14]
Thứ hai, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự mà Nhà nước trao cho các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền khơng tồn tại khi đã qua một thời hạn xác định do pháp luật hình sự quy định. Nghĩa là bất kỳ người nào mặc dù đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng sẽ khơng bị các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó của mình. Ví dụ (1), Tại quận Gị Vấp,
thành phố Hồ Chí Minh, do sự tắc trách của Kiểm sát viên Nguyễn Pha Lê mà có tới gần 40 bị can của 23 vụ án hình sự phạm các tội về cố ý gây thương tích, cướp giật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, v.v… đã thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật bởi vì tất cả các hành vi phạm tội của họ đến nay đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt 21 trong số 23 hồ sơ vụ án đó đã bị Kiểm sát viên này “ngâm” hơn 10 năm [18]. Đây cũng chính là tiếng chng báo động cảnh tỉnh chúng ta về công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của các cán bộ tư pháp. Ví dụ (2), Ngô Xuân Thuân – người yêu của chị Nguyễn Thị Hiền đã
không bị cơ quan công an tỉnh Nghệ An khởi tố về vụ án có liên quan đến cái chết của chị Nguyễn Thị Hiền do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tính từ khi xảy ra vụ án (cuối năm 1990) đến khi cơ quan chức năng phát hiện ra (năm 2004), và cơ quan công an tỉnh Nghệ An chỉ buộc Ngô Xuân Thuân bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân [19].
Đồng thời việc hết thời hạn của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là một căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc cho việc người phạm tội sẽ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ phía các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Thứ ba, ngồi căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc, người phạm tội cịn phải thoả mãn ba điều kiện cần và đủ mà luật định là: điều kiện thứ