- Chánh án TA đã ra quyết định
3.2. Một số tồn tại trong các quy định về chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm
Bên cạnh những quy định tiến bộ của chế định thời hiệu góp phần tích cực, thúc đẩy hiệu quả áp dụng của pháp luật hình sự trong thực tiễn, chế định này cịn mang trong mình một số thiếu xót, khuyết điểm mà chúng ta cần phải nhanh chóng chỉ ra, xem xét và hoàn thiện chúng. Theo quan điểm của chúng tơi, có một số hạn chế vướng mác trong các quy định về chế định thời hiệu sau đây:
Thứ nhất, cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 3 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 là dựa trên loại tội phạm, do vậy các nhà làm luật nên quy định một cách rõ ràng hơn về cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội khác nhau được phân chia theo tiêu chí các tội thuộc chế định đơn tội phạm và các tội thuộc chế định đa tội phạm, ví dụ như tội ghép, tội liên tục, tội kéo dài, phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần, v.v…vì các loại tội trong mỗi chế định đó có bản chất pháp lý khác nhau nên việc xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội đó sẽ khơng hồn tồn giống nhau.
Thứ hai, khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như hết thời hiệu thi hành bản án kết tội, thì người phạm tội cũng như người bị kết án sẽ được hưởng chế định nhân đạo của Nhà nước, đó là họ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa cũng như không phải chấp hành bản án kết tội đã tuyên, nhưng đồng thời điều đó cũng chứng minh rằng ý thức trách nhiệm trong công việc của các cán bộ nhân viên trong các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền là chưa cao. Đặc biệt, nếu sự kéo dài thời gian đó là do hành vi cố ý của các cán bộ, nhân viên này đã dẫn đến kết quả không thể tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội được nữa cũng như không thể thi hành bản án kết tội đối với người bị kết án do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội, thì đó phải được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999, có quy định tại Điều 294 và Điều 305 về tội khơng truy cứu trách nhiệm hình sự và tội khơng thi hành án, tuy nhiên các nhà làm luật lại chưa hề quy định tội có nội dung là: người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp hình sự cố ý kéo dài thời gian nhằm mục đích làm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, hay nhằm mục đích làm hết thời hiệu thi hành
bản án. Vậy, nên chăng chúng ta hãy ghi nhận loại tội phạm này trong Phần các tội phạm (cụ thể là tại Chương XXII: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, việc có bị truy nã hay khơng là một trong các điều kiện để xem xét người phạm tội và người bị kết án có được hưởng chế định nhân đạo liên quan đến thời hiệu hay khơng. Vì vậy, việc hiểu rõ khái niệm, bản chất cũng như việc sử dụng chính xác thuật ngữ này trong khi áp dụng pháp luật là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam chưa hề đưa ra khái niệm pháp lý cũng như đặc điểm của phạm trù truy nã, hơn nữa việc sử dụng thuật ngữ truy nã trong hai Bộ luật này cũng khơng đồng nhất. Minh chứng là: trong Bộ luật hình sự chỉ sử dụng duy nhất thuật ngữ lệnh truy nã tại hai điều là Điều 23 (tại khoản 3) và Điều 55 (tại khoản 3), còn trong Bộ luật tố tụng hình sự thì sử dụng cả hai thuật ngữ quyết định truy nã và lệnh truy nã, trong đó thuật ngữ lệnh truy nã chỉ được sử dụng duy nhất tại Điều 88 khoản 2 điểm a quy định về các trường hợp tạm giam: “Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã”, còn thuật ngữ quyết định truy nã được sử dụng trong tất cả các điều cịn lại mà có liên quan đến vấn đề truy nã, ví dụ như: Điều 34 khoản 2 điểm c, Điều 48 khoản 1, Điều 83 khoản 2, Điều 86 khoản 1, Điều 160 khoản 1, Điều 161, Điều 256 khoản 4, v.v…Như vậy, giá trị pháp lý của lệnh truy nã và quyết định truy nã thực tế là đồng nhất, nhưng để đảm bảo cách hiểu thống nhất và cách áp dụng chuẩn xác, thiết nghĩ các nhà làm luật nên chỉnh sửa lại theo hướng chỉ áp dụng duy nhất một thuật ngữ mà thôi.
Thứ tư, khơng ngồi mục đích áp dụng có hiệu quả các quy định về thời hiệu, có một vấn đề khác mà chúng ta cần phải xem xét, đó là tại khoản 3 Điều 23 quy định rằng: trong trường hợp tính lại thời hiệu đối với những người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì một trong những
thời điểm tính lại là kể từ khi người đó ra tự thú. Có nghĩa là: khi hành vi phạm tội đã bị phát hiện (vì đã có lệnh truy nã), người phạm tội ra trình diện thì được coi là hành vi tự thú. Thêm vào đó, tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 có ghi: “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc …” đã ngầm ám chỉ rằng khi
hành vi phạm tội chưa bị phát hiện, người phạm tội ra trình diện thì cũng được coi là hành vi tự thú. Như vậy, hành vi tự thú đã bao quát toàn bộ cả trước khi hành vi phạm tội bị phát giác lẫn sau khi hành vi phạm tội đã bị phát hiện. Vậy những trường hợp nào được coi là đầu thú (?). Trong Bộ luật hình sự cũng như trong Bộ luật tố tụng hình sự khơng hề đề cập đến định nghĩa pháp lý của hai thuật ngữ này cũng như các trường hợp áp dụng chúng. Mặt khác, trong Bộ luật hình sự chỉ sử dụng duy nhất thuật ngữ tự thú tại: khoản 2 Điều 3, khoản 3 Điều 23, khoản 2 Điều 25, điểm o khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 80; cịn trong Bộ luật tố tụng hình sự thì sử dụng cả hai thuật ngữ, trong đó có thuật ngữ đầu thú được nhắc đến tại hai khoản: khoản 1 Điều 48 và khoản 1 Điều 86, thuật ngữ tự thú không chỉ được nhắc đến tại hai khoản của hai điều trên, mà còn tại khoản 5 Điều 100 và cả Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự. Thiết nghĩ các nhà làm luật nên xem xét và đưa ra quyết định rõ ràng về vấn đề này.
Thứ năm, cần làm rõ thời điểm kết thúc quá trình thi hành án vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc áp dụng chế định nhân đạo cho người bị kết án khi hết thời hiệu thi hành bản án kết tội. Hiện nay, trong khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu tư pháp hình sự chưa có sự thống nhất về quan điểm trong vấn đề này, và trong pháp luật thực định, các nhà làm luật cũng chưa đưa ra kết luận chính thức về thời điểm kết thúc quá trình thi hành án là khi nào. Do vậy, vướng mắc xuất hiện trong khi áp dụng pháp luật liên quan đến nó là điều khó tránh khỏi. Hậu quả tiếp theo là nó ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả thi hành pháp luật hình sự của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước cũng như việc áp dụng nguyên tắc nhân đạo đối với người bị kết án khi hết thời hiệu thi hành bản án kết tội. Vì vậy, cơng việc cần thiết trong lúc này là các nhà lập pháp cần phải đưa ra câu trả lời thích hợp, bởi “Luật pháp là những thể lệ linh hoạt như sự sống của quần chúng, sự
sống ấy thay đổi thì luật pháp mới thay đổi, luật pháp nếu lùi lại hay tiến lên quá xa với mức văn hóa của quần chúng thì chỉ là những thể lệ chết” [21].
Một điểm cuối, đó là Nghị quyết số 01/2007/NQ – HĐTP ngày 02-10- 2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã đưa ra một số giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo về những nội dung quy định tại Điều 55 của Bộ luật hình sự. Qua thực tiễn xét xử, vẫn có một số vướng mắc cần được giải thích cụ thể hơn, đó là:
Các nhà làm luật Việt Nam cần quy định rõ ràng hơn về vấn đề tính lại thời hiệu thi hành bản án hình sự. “ Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 55 của Bộ luật hình sự mà người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới”. Vậy thì ngày phạm tội mới được hiểu như thế nào? Chúng ta có thể hiểu ngày phạm tội mới là ngày mà người bị kết án thực hiện hành vi phạm tội mới hay là ngày mà người bị kết án bị cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước phát hiện ra hành vi phạm tội của mình, hay là ngày mà người bị kết án bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can? Điều căn bản ở đây là chúng ta cần phải làm rõ thuật ngữ “phạm tội”, làm rõ thời điểm người bị kết án bị coi là phạm tội mới.
Thêm vào đó, cần có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án đối với những trường hợp truy nã đối với người cùng một lúc phạm nhiều tội, phải thi hành án nhưng chỉ bị truy nã về một tội, việc truy nã không đúng với tội phạm thực
hiện. Đây là những sai sót thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên thực tế, một người cùng một lúc phạm nhiều tội, nhưng bỏ trốn, thì người này phải bị truy nã về các tội đó và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay thời hiệu thi hành bản án kết tội các tội đó đối với người này được tính kể từ khi người này ra đầu thú hoặc bị bắt giữ, nếu cơ quan tiến hành tố tụng chỉ truy nã người này về một tội thì chỉ duy nhất tội này không áp dụng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay thời hiệu thi hành bản án kết tội. Trường hợp truy nã không đúng với tội phạm thực hiện, mà nó giáp ranh, gần kề với tội phạm thực hiện, thì vẫn coi như việc truy nã này là khơng sai; cịn nếu truy nã mang tính nhầm lẫn thì cần áp dụng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay thời hiệu thi hành bản án kết tội cho người phạm nhiều tội đó.