- Chánh án TA đã ra quyết định
3.3.1. Những giải pháp nâng cao tính hiệu quả của chế định thời hiệu.
hiệu thi hành bản án kết tội các tội đó đối với người này được tính kể từ khi người này ra đầu thú hoặc bị bắt giữ, nếu cơ quan tiến hành tố tụng chỉ truy nã người này về một tội thì chỉ duy nhất tội này không áp dụng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay thời hiệu thi hành bản án kết tội. Trường hợp truy nã không đúng với tội phạm thực hiện, mà nó giáp ranh, gần kề với tội phạm thực hiện, thì vẫn coi như việc truy nã này là khơng sai; cịn nếu truy nã mang tính nhầm lẫn thì cần áp dụng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay thời hiệu thi hành bản án kết tội cho người phạm nhiều tội đó.
3.3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả và mơ hình lý luận về chế định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam. định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3.3.1. Những giải pháp nâng cao tính hiệu quả của chế định thời hiệu. hiệu.
Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật hoàn thiện và đồng bộ về chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam. Đó là u cầu rất quan trọng và thiết yếu. Sự hồn thiện của nó là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng có hiệu quả chế định này trong thực tiễn, đồng thời là cơ sở để người dân tin vào pháp luật, tin vào tính nhân đạo của chế định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường biên chế cho ngành Toà án đi đơi với việc kiện tồn đội ngũ thẩm phán. Có như vậy mới nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, trình độ của Thẩm phán. Thẩm phán là người có trách nhiệm cầm cân nẩy mực, đem lại sự công bằng, công lý cho xã hội. Đội
ngũ thẩm phán xét xử có hiệu quả khi họ vừa giỏi chun mơn lại có phẩm chất đạo đức tốt.
Thứ ba, trong Toà án cần xây dựng đội ngũ hội thẩm nhân dân chuyên trách. Chúng ta cần đào tạo và trang bị kiến thức pháp lý và lập trường giai cấp cho đội ngũ hội thẩm nhân dân, đảm bảo cho đội ngũ này có đủ trình độ pháp luật và ý thức trách nhiệm để đảm đương cơng việc của mình.
Thứ tư, hệ thống các văn bản của luật và dưới luật nên quy định cụ thể về mối quan hệ giữa cơ quan Cơng an - Viện kiểm sát - Tồ án - Cơ quan thi hành án và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc giải quyết vụ án và thi hành bản án hình sự có hiệu lực pháp luật. Có như vậy mới tạo ra sự đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả trong việc giải quyết vụ án và thi hành bản án hình sự có hiệu lực pháp luật.
Thứ năm, các bản án quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật cần phải được thi hành một các nghiêm minh. Muốn vậy cần phải có những quy định về trách nhiệm của cơ quan Toà án trong việc quản lý, theo dõi, đôn đốc trong việc thi hành bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ sáu, chú trọng và đề cao công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung, để người dân hiểu rõ quyền vã nghĩa vụ của mình xung quanh vấn đề thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội. Xét về mặt tâm lý và truyền thống văn hố thì người dân Việt Nam ngại “đụng chạm” đến Tồ án. Bởi trong chế độ phong kiến và sau này là thực dân, Toà án thường đối lập với người dân lao động, nó chủ yếu bảo vệ lợi ích của các giai cấp bóc lột, vì thế Tồ án là nơi xa lạ đối với người dân. Do vậy, để chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam phát huy được tính nhân đạo của mình trong thực tiễn, thì cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền để người dân thay đổi tâm lý ngại đến Toà án. Làm sao cho
người dân thực sự thấy Tồ án đích thực là “người trọng tài” cơng minh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Thứ bảy, cần củng cố và tăng cường các hình thức trợ giúp pháp lý cho những địa phương những khu vực hẻo lánh xa xôi, xa khu trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được hưởng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu và thoả mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta. Các tổ chức hỗ trợ tư pháp cần được kiện toàn về tổ chức và cơ sở vật chất để cơ quan này có đủ điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chúng ta cần kiện tồn và củng có các tổ chức bổ trợ tư pháp cần thiết, tổ chức hành nghề luật sư để các tổ chức này có những luật sư giỏi, có bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp để họ có thể đáp ứng tốt ý nguyện của nhân dân.
Thứ tám, cần xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp tiếp tục được đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, bảo đảm cho ngành Tồ án thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định thời hiệu. Thiết nghĩ, ngoài những vấn đề đã nêu, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục thảo luận để sửa đổi, bổ sung tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật nói chung và chế định thời hiệu nói riêng.