Mối liên quan giữa phạm vi của thời hiệu thi hành bản án kết tội và phạm vi của quá trình thi hành bản án kết tộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 84 - 96)

- Hiệu lực pháp luật ngay;

2.2.3. Mối liên quan giữa phạm vi của thời hiệu thi hành bản án kết tội và phạm vi của quá trình thi hành bản án kết tộ

tội và phạm vi của quá trình thi hành bản án kết tội

Thời hiệu thi hành bản án kết tội là một phạm trù có mối liên quan mật thiết với phạm trù quá trình thi hành bản án kết tội, mà việc xác định rõ mối liên quan này đóng vai trị rất quan trọng trong nhận thức cũng như trong thực tiễn áp dụng vấn đề này.

Trước hết, chúng ta phải đi tìm hiểu khái niệm thi hành bản án kết tội ( ở đây thuật ngữ bản án kết tội được hiểu là bao gồm cả quyết định hình sự kết tội nữa). Như chúng ta đã biết, thi hành bản án kết tội là quyền đồng thời là nghĩa vụ của các cơ quan thi hành án có thẩm quyền trong một vụ án hình sự. Trong các văn bản chính thức của nước ta trong lĩnh vực tư pháp hình sự chưa hề đề cập đến khái niệm cũng như nội dung của vấn đề này, mà nó chỉ được nhắc đến thuần tuý chỉ là một cái tên gọi. Trong các sách báo, cơng trình nghiên cứu khoa học cũng khơng có nhiều bài viết nghiên cứu và làm rõ vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể; thêm vào đó, các quan điểm mà các nhà khoa học đưa ra vẫn chưa có sự thống nhất; Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng: „ Thi hành bản án và quyết định của Toà án là thực hiện bản án và quyết định của Toà án của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế” [20],

quan điểm khác lại cho rằng: “Thi hành bản án hình sự là giai đoạn cuối cùng cuối cùng của tố tụng hình sự, là việc thi hành trên thực tế một bản án hoặc quyết địh cụ thể của tồ án đã có hiệu lực pháp luật” [25]

, v.v...

Thực chất, thi hành bản án kết tội là phạm trù “liên ngành” của hai ngành luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự – luật hình sự và luật tố tụng hình sự rất phức tạp, địi hỏi cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đồng thời phạm

trù này quan trọng và cần thiết vì có mối liên quan mật thiết đến phạm trù thời hiệu thi hành bản án kết tội.

Nắm được tầm quan trọng của phạm trù thi hành án hình sự, TS. Trần Quang Tiệp đã đưa ra định nghĩa pháp luật thi hành án hình sự là “hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật” [42], đồng thời dựa vào việc nghiên cứu các quy

định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự có liên quan đến phạm trù quá trình thi hành bản án kết tội, dựa vào việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định này, theo quan điểm của chúng tơi, có thể nêu ra bản chất pháp lý của quá trình thi hành bản án kết tội là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bởi các cơ quan thi hành bản án có thẩm quyền bằng việc cưỡng chế người bị kết án phải chấp hành các quyết định về hình phạt và các biện pháp tư pháp (nếu có) mà Tồ án đã tun đối với họ nhằm đạt được các mục đích mà luật hình sự hướng tới, đó là khơng chỉ trừng trị người phạm tội mà mục đích căn bản, cốt lõi là giáo dục, cải tạo họ quay trở lại con đường lương thiện, phòng ngừa tội phạm mới xảy ra.

Từ đây, chúng ta có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản nhất của phạm trù quá trình thi hành bản án kết tội là:

Thứ nhất, quá trình thi hành bản án kết tội là một phạm trù có liên quan

đến cả hai ngành luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Khi Tồ án tun mức hình phạt và loại hình phạt nhất định đối với người bị kết án trong bản án kết tội có nghĩa là chúng ta đã giải quyết về mặt nội dung – luật hình sự, cịn khi chúng ta xem xét quá trình thi hành án, các giai đoạn thực hiện việc thi hành

án của các cơ quan thi hành án theo những bước nào nghĩa là chúng ta đang giải quyết về mặt hình thức – luật tố tụng hình sự.

Thứ hai, quá trình thi hành bản án kết tội này bắt đầu từ khi các cơ quan thi hành án bắt đầu thi hành bản án kết tội áp dụng đối với người bị kết án và kết thúc khi: hoặc là người bị kết án chấp hành xong bản án kết tội, hoặc là người bị kết án được xoá án tích (hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự đang tồn tại về cơ bản hai quan điểm về thời điểm kết thúc quá trình thi hành án mà chúng ta sẽ phân tích cụ thể dưới đây). Từ đặc điểm thứ hai này cho thấy phạm vi của quá trình thi hành bản án kết tội có sự khác biệt với phạm vi của thời hiệu thi hành bản án kết tội. Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm sau:

• Thứ nhất, về thời điểm bắt đầu: theo quy định của pháp luật, các cơ quan thi hành án có thẩm quyền được quyền thi hành bản án kết tội đối với người bị kết án bắt đầu từ lúc bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, tức là cùng thời điểm bắt đầu với thời hiệu thi hành bản án kết tội. Căn cứ vào Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bao gồm: (1) Những bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; (2) Những bản án và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; (3) Những quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của người bị kết án cũng như thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam, tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định một số trường hợp bản án, quyết định được thi hành ngay sau thời điểm Toà án tuyên tại phiên tồ, mặc dù vẫn có thể có trường hợp bị kháng nghị, kháng cáo, đó là các trường hợp xuất phát từ hai lý do chính: là người bị xét xử tại phiên tồ khơng

bị coi là có tội nên khơng có trách nhiệm hình sự (và bản án ở đây là bản án tuyên vô tội), và người bị xét xử tại phiên tồ bị coi là có tội, nhưng tuỳ từng trường hợp mà người đó khơng phải hoặc có phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hình sự khác nhau (và bản án ở đây là bản án kết tội), cụ thể là: bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định (1) đình chỉ vụ án, (2) không kết tội, (3) miễn trách nhiệm hình sự, (4) miễn hình phạt cho bị cáo, (5) hình phạt khơng phải là tù giam, (6) hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, (7) hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam.

Việc xác định thời điểm bắt đầu của quá trình thi hành bản án kết tội theo phân tích trên đây là dựa vào pháp luật hình sự thực định: pháp lụât cho phép các cơ quan thi hành án được quyền thi hành bản án kết tội đối với người bị kết án kể từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, nếu nhìn nhận vấn đề này trong thực tế, thì quá trình thi hành bản án kết tội sẽ bắt đầu ở thời điểm nào(?) – cùng thời điểm hay muộn hơn thời điểm mà pháp luật cho phép các cơ quan thi hành án có thẩm quyền được quyền bắt đầu quá trình thi hành án. Sự so sánh này cũng chính là so sánh giữa thời điểm bắt đầu của quá trình thi hành án và của thời hiệu thi hành bản án kết tội.

Vấn đề này phụ thuộc vào tình huống có hay khơng có xảy ra một trong hai (hoặc cả hai) nguyên nhân: chủ quan và khách quan trong quá trình thi hành án. Nguyên nhân chủ quan có thể kể đến là: các cơ quan thi hành án có thẩm quyền vô ý quên đi nghĩa vụ cần phải thực hiện mà Nhà nước giao phó cho mình đó là thi hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã được tuyên đối với người bị kết án; hay cố ý tạo ra các lý do giả tạo ( như bị mất trộm, bị kẻ gian lấy mất và đem đi đốt, hồ sơ bị thất lạc, v.v…) làm cho bản án không thể thi hành được; v.v…Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là: do thiên tai, hoả hoạn, do virus nên các dữ liệu trong máy tính bị mất hết trong khi chưa kịp in ra, v.v…

Xét trường hợp thứ nhất, nếu từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, các cơ quan thi hành án có thẩm quyền đã tiến hành thực hiện cơng việc của mình một cách có trách nhiệm và không nhằm chuộc lợi phi pháp đồng thời không gặp trở ngại khách quan nào thì thời điểm bắt đầu của quá trình thi hành án sẽ trùng với thời điểm bắt đầu của thời hiệu thi hành bản án kết tội.

Xét trường hợp thứ hai: nếu từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, các cơ quan thi hành án có thẩm quyền đã tiến hành thực hiện cơng việc của mình, nhưng do xảy ra một trong hai (hoặc cả hai) nguyên nhân: chủ quan và khách quan trong quá trình thi hành án đã đề cập ở trên, thì sẽ dẫn đến kết quả là thời điểm bắt đầu của quá trình thi hành án sẽ muộn hơn thời điểm bắt đầu của thời hiệu thi hành bản án kết tội.

Việc xác định giữa hai thời điểm này có sự trùng khớp với nhau hay không cũng là minh chứng cho việc các cơ quan thi hành án có thẩm quyền của Nhà nước có trách nhiệm đến đâu trong khi thực hiện công việc Nhà nước đã giao phó cho mình. Nếu khoảng cách “hiệu số” giữa hai thời điểm này (thời điểm bắt đầu thời hiệu thi hành bản án kết tội trừ đi thời điểm bắt đầu của quá trình thi hành bản án kết tội) ngày càng giảm đi và tiến dần tới bằng “khơng” thì chứng tỏ rằng cơng tác thi hành án đối với người bị kết án của các cơ quan thi hành án có thẩm quyền ngày càng đạt kết quả tiến bộ. Còn nếu như khoảng cách hiệu số giữa hai thời điểm này (thời điểm kết thúc thời hiệu thi hành bản án kết tội trừ đi thời điểm kết thúc của quá trình thi hành bản án kết tội ) có nguy cơ ngày càng tăng lên thì đó là dấu hiệu cảnh báo phần nào sự thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công việc của các cơ quan thi hành án có thẩm quyền của Nhà nước.

• Thứ hai, về thời điểm kết thúc: Quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc vào thời điểm nào (?) là một câu hỏi mà hiện nay các nhà làm luật chưa

có sự trả lời chính thức trong các văn bản lập pháp, cịn trong khoa học chưa có sự thống nhất về quan điểm đối với vấn đề này, mà tựu chung lại có hai quan điểm chính như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án kết tội mà Toà án đã tuyên đối với họ bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án kết tội. Quan điểm thứ hai cho rằng quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc khi người bị kết án được xố án tích theo qui định tại các Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật hình sự năm 1999. Chúng ta sẽ phân tích từng quan điểm để có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về vấn đề này.

Theo quan điểm thứ nhất, quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án kết tội mà Toà án đã tuyên đối với họ. Như chúng ta đã biết: hoạt động tư pháp hình sự bao gồm các giai đoạn: điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Nếu theo quan điểm thứ nhất, cho rằng khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án, thì quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc, nghĩa là kết thúc hoạt động tư pháp hình sự. Vậy thì khoảng thời gian sau đó mà người bị kết án phải thoả mãn những điều kiện nhất định (quy định tại Điều 64, Điều 65, Điều 66 Bộ luật hình sự năm 1999) để mục đích cuối cùng là được xố án tích sẽ khơng nằm trong hoạt động tư pháp hình sự. Vậy thì giai đoạn này thuộc vào lĩnh vực hoạt động nào (dân sự hay hành chính, v.v…) trong khi: (1) xố án tích là một đặc thù chỉ có trong lĩnh vực tư pháp hình sự vì nó chỉ dành cho những người bị Toà án kết tội sau khi chấp hành xong bản án kết tội đó, nếu thoả mãn những điều kiện nhất định (quy định tại Điều 64, Điều 65, Điều 66 Bộ luật hình sự năm 1999) sẽ được xố án tích, (2) đối với những người khơng thuộc diện đương nhiên được xố án tích thì người có thẩm quyền quyết định việc xố án tích đối với những người đã bị kết án chỉ duy nhất là cơ quan Tồ án, (3) thêm vào đó, vấn đề

xố án tích lại được quy định chỉ trong các văn bản tư pháp hình sự. Từ ba lí do trên, chúng ta thấy rằng quan điểm cho rằng quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án kết tội mà toà án đã tuyên đối với họ cần phải được cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng hơn.

Theo quan điểm thứ hai, quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc khi người bị kết án được xố án tích theo quy định tại Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật hình sự năm 1999. Như vậy quan điểm này đã thể hiện rõ: xố án tích là một bộ phận của q trình thi hành bản án kết tội, tức là nó nằm trong hoạt động tư pháp hình sự. Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề hết thời hiệu thi hành bản án kết tội theo quan điểm này sẽ có một số điểm mà chúng ta cần quan tâm và bàn luận sau đây:

Như chúng ta đã biết thời hiệu thi hành bản án kết tội là thời hạn trong đó các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của nhà nước có quyền thi hành bản án kết tội đối với người bị kết án, và người bị kết án có nghĩa vụ phải chấp hành bản án kết tội đó. Như vậy, trong khoảng thời gian này, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền phải thực thi tồn bộ những cơng việc nằm trong quá trình thi hành án, và nếu hiểu theo quan điểm thứ hai này thì xố án tích cũng là một cơng việc của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền trong q trình thi hành án, và theo lơgic đó nếu hết thời hiệu thi hành bản án theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Bộ luật hình sự năm 1999 thì cũng có nghĩa là người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt đồng thời đương nhiên được xố án tích.

Nhưng theo như chúng tơi đã đề cập ở trên, quan điểm phổ biến hiện nay về bản chất pháp lí của phạm trù hết thời hiệu thi hành bản án kết tội là người bị kết án khơng phải chấp hành hình phạt mà Tồ án đã tun đối với người đó, hay nói cách khác người đó được miễn chấp hành hình phạt và hậu

quả pháp lí là người bị kết án vẫn phải chịu án tích theo quy định tại Điều 63, Điều 64. Điều 65, Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật hình sự năm 1999. Điều này mâu thuẫn với kết luận lơgic ở bên trên khi phân tích theo chiều hướng của quan điểm thứ hai (quan điểm cho rằng quá trình thi hành bản án kết tội kết thúc khi người bị kết án được xố án tích theo quy định tại Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật hình sự năm 1999).

Tóm lại, vấn đề chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận và xem xét ở đây

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)