Xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 40 - 51)

tương ứng với các loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999; điều kiện thứ hai: trong khoảng thời gian đấy,

người bị kết án không được phạm tội mới mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 1 năm tù; điều kiện thứ ba: trong khoảng thời gian đấy, người bị kết án khơng được cố tình

trốn tránh và đồng thời khơng có lệnh truy nã từ phía các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước.

2.1.2. Xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trách nhiệm hình sự

Việc xác định rõ thời điểm bắt đầu và chấm dứt thời hiệu nói chung (bao gồm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án hình sự) là rất quan trọng vì nó sẽ tạo ra những sự ràng buộc nhất định về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa một bên là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan tư pháp hình sự và một bên là người thực hiện hành vi phạm tội, để cùng hướng tới một mục đích là tìm ra sự thật và cơng bằng. Ví dụ, nếu

như có sự tắc trách trong việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự dẫn đến một kết quả sai lầm trong việc xác định đó, thì kết cục là một người có thể phải chịu án oan, sai; đồng thời cũng thể hiện rằng một bản án kết tội đã khơng có sự tồn tại của cơng lý và khách quan. Do vậy, trước tiên, chúng ta sẽ xem xét thời điểm bắt đầu và chấm dứt của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có ý nghĩa giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương truy tìm, điều tra tội phạm và người phạm tội, đồng thời áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo đảm nguyên tắc mọi tội phạm đều phải được phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Như chúng ta đã biết, sự tồn tại khoản 3 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 là một điểm tiến bộ hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây ở chỗ: thay vì quy định thời hiệu khơng truy cứu trách nhiệm hình sự là sự quy định về khái niệm, nội dung thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Theo khoản 3 Điều 23 của Bộ luật hình sự năm 1999: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện”.

Như vậy, thời điểm bắt đầu của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã được xác định trong Bộ luật, tuy nhiên đây là một thuật ngữ rất chung và khái quát, để hiểu rõ và áp dụng đúng thuật ngữ này địi hỏi chúng ta phải đặt nó trong từng loại tội cụ thể và từng trường hợp cụ thể (có nghĩa là phải xác định đó là loại tội phạm nào và việc thực hiện đó dừng ở giai đoạn nào: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, hay tội phạm đã hoàn thành).

Hiện nay, về mặt lập pháp không phân biệt rõ các loại tội mặc dù có ghi nhận chúng trong Bộ luật hình sự năm 1999; về mặt lý luận và thực tiễn xét xử chúng được chia ra thành hai loại là: đơn tội phạm (tội đơn nhất) và đa tội phạm. Do có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc phân chia các dạng (các hình thức) biểu hiện của chế định đơn tội phạm và đa tội phạm, nhưng trong phạm vi của luận văn, tôi xin phép không đề cập và phân tích cụ thể từng quan điểm mà chỉ nêu ra quan điểm phổ biến hiện nay để làm cơ sở giúp cho việc phân tích đối tượng nghiên cứu của khoá luận này.

Theo quan điểm phổ biến hiện nay, đơn tội phạm bao gồm hai dạng: tội đơn nhất thơng thường và tội đơn nhất phức tạp (trong đó tội đơn nhất phức tạp lại được chia ra làm ba dạng là tội liên tục, tội kéo dài và tội ghép). Trường hợp đa tội phạm được phân ra làm bốn dạng là phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tính chất chun nghiệp và tái phạm (tái phạm nguy hiểm). Chúng ta sẽ đi nghiên cứu bản chất của từng loại tội phạm cụ thể để từ đó xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của loại tội đó ở từng giai đoạn khác nhau của việc thực hiện tội phạm.

Thứ nhất, chế định đơn tội phạm có bốn dạng sau:

Tội đơn nhất thông thường là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã

hội thuộc mặt khách quan của tội phạm xâm hại đến một khách thể được luật hình sự bảo vệ ngay tại thời điểm đó. Đặc điểm của loại tội này là các yếu tố cấu thành tội phạm (mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan, chủ thể) có “cấu tạo” đơn giản và dễ nhận biết. Thời điểm bắt đầu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mà phải chịu trách nhiệm hình sự và kết thúc là sau một khoảng thời gian tương ứng quy định trong khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tội liên tục là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách quan của tội đó được hợp thành bởi nhiều hành vi cùng tính chất, diễn ra kế tiếp nhau về thời gian với một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất, cùng xâm hại một khách thể. Đặc điểm của tội liên tục là chỉ khi có sự kết hợp, tổng hợp nhiều hành động phạm tội này thì mới cấu thành một tội, nếu tách các hành động đó ra thì lúc này chúng chỉ đơn thuần là các hành vi vi phạm mà có thể chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự vì mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể. Như vậy, tội liên tục khác với phạm tội nhiều lần ở đặc

điểm này. Ví dụ: A là kế tốn của một cơng ty có ý định tham ô tiền của Nhà

nước, bằng cách sửa chữa sổ sách, chứng từ, cố tình ghi chép sai nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền chênh lệnh, A đã làm 9 lần như vậy, mỗi lần A lấy của cơng ty ít nhất là 100.000 đồng, nhiều nhất là 450.000 đồng. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, có những tội sau là tội kéo dai: Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999), tội bức tử (Điều 100 Bộ luật hình sự năm 1999), tội hành hạ người khác (Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999),v.v… Tội liên tục bắt đầu từ khi kẻ phạm tội thực hiện hành động thứ nhất và kết thúc từ khi thực hiện xong hành động cuối cùng của cấu thành (hành vi) tội phạm mà kẻ phạm tội định thực hiện. Từ nhận thức chung về bản chất pháp lý loại tội này cho chúng ta thấy: việc xác định các tội liên tục bị phát hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt là rất khó, mà loại tội này thường bị phát hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

Thời điểm bắt đầu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội liên tục bắt đầu tính từ ngày mà hành vi cuối cùng trong một chuỗi các hành vi được thực hiện và thời điểm kết thúc chính là sau một khoảng thời gian nhất định (5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm) được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999. Căn cứ để xác định ngày thực hiện hành vi phạm tội cuối cùng, đó là phải xác định được có dấu hiệu tội phạm trên cơ sở:

“1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án, Bộ đội biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; 5. Người phạm tội tự thú.” (Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).

Tội kéo dài là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài. Đặc điểm của loại tội này là không chấm dứt ngay lúc đó mà sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian. Ví dụ: các tội tàng trữ, tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, tội đào nhiệm, tội không chấp hành bản án, tội không tố giác tội phạm, tội trốn khỏi nơi giam, tội che dấu tội phạm, tội đào ngũ, v.v… Xét về mặt khách quan, có thể hiểu tội phạm kéo dài là hành vi không thực hiện trong một thời gian dài (không bị gián đoạn) nghĩa vụ của người phạm tội mà luật hình sự bắt buộc phải thực hiện. Tội phạm kéo dài bắt đầu từ khi kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị Bộ luật hình sự cấm và kết thúc khi kẻ phạm tội tự nguyện ngừng hoạt động tội phạm hoặc hoạt động đó bị chấm dứt vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội. Từ nhận thức chung về bản chất pháp lý loại tội này cho chúng ta thấy: việc xác định các tội kéo dài bị phát hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt là rất khó, mà loại tội này thường bị phát hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

Đối với các tội kéo dài, thời điểm hoàn thành tội phạm khơng trùng với thời điểm phát sinh những tình tiết biểu hiện sự chấm dứt tội phạm. Sau khi có hành vi phạm tội thì thời điểm hồn thành tội phạm xảy ra sớm hơn thời điểm phát sinh những tình tiết biểu hiện sự chấm dứt hành vi, hoạt động tội phạm. Ví dụ kẻ phạm tội tàng trữ vũ khí đã khơng thực hiện quy định của pháp luật: cấm mọi người không được tàng trữ vũ khí trái phép.

Thời điểm truy cứu trách nhiệm hình sự bắt đầu tính từ ngày hành vi phạm tội bị phát hiện, do có một trong năm căn cứ quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (đã trích dẫn trong phần trên) và thời điểm kết thúc là sau một khoảng thời gian nhất định tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999. Ví dụ, tội đào ngũ: trong trường hợp một

sỹ quan muốn từ bỏ nhiệm vụ cơng tác của mình, anh ta đã chuẩn bị hết các điều kiện để trốn khỏi nơi đóng quân, nhưng do các điều kiện khách quan ngoài ý muốn nên mặc dù sỹ quan này đã cố gắng tiến hành việc đào ngũ, anh ta vẫn không thể thực hiện được ý đồ của mình và bị các anh em cùng đơn vị phát hiện ra hành vi phạm pháp đó. Trong trường hợp này việc thực hiện tội phạm của sỹ quan muốn đào ngũ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Theo như quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999, anh sỹ quan muốn đào ngũ đó phải chịu trách nhiệm về tội phạm chưa đạt; và hiệu lực của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn bắt đầu từ lúc hành vi phạm tội bị phát hiện và kết thúc là sau một khoảng thời gian nhất định tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tội ghép là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách

quan của tội đó được hợp thành bởi nhiều loại hành vi xảy ra cùng thời gian xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau , nhưng vì sự thống nhất bên trong của các hành vi đó nên chỉ cấu thành một tội phạm. Ví dụ: tội cướp tài sản

(Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 1999), v.v…Đặc điểm của loại tội này là khơng có sự kéo dài trong một khoảng thời gian cũng khơng có sự lặp lại các hành vi vi phạm, mà các hành vi diễn ra trong cùng một thời điểm. Do đó thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của loại tội này cũng xác định giống như tội đơn nhất thông thường đã đề cập ở trên.

Thứ hai, chế định đa tội phạm có bốn dạng sau:

Phạm tội nhiều lần là một trong bốn dạng của chế định đa tội phạm, trong Bộ luật hình sự hiện hành chưa nêu lên định nghĩa pháp lý của nó, mà chỉ quy định là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể và là tình tiết tăng nặng chung. Trong Thông tư liên tịch số 01 ngày 02/01/1998

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã đề cập khái niệm phạm tội nhiều lần, mặc dù chỉ dưới khía cạnh đơn lẻ cho một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tình dục, tuy nhiên cũng giúp cho chúng ta hiểu được phần nào khái niệm phạm tội nhiều lần nói chung, đó là: bị cáo đã phạm tội ấy từ hai lần trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1) trong điều luật tương ứng và người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tội ấy cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [40].

Phạm nhiều tội cũng chưa được nhà làm luật nước ta điều chỉnh bằng một quy phạm riêng biệt, mà chỉ được đề cập đến trong tên gọi của Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999: “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội”, và trong một số Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (ví dụ như Thơng tư liên tịch số 01 ngày 07/01/1995, Thông tư liên tịch số 10 ngày 31/12/1996, Thông tư liên tịch số 01 ngày 02/01/1998). Về mặt khoa học hình sự, phạm nhiều tội được hiểu là: phạm từ hai tội trở lên hoặc trong cùng một hành vi có các dấu hiệu của từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này nhưng người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số những tội ấy [3, 13].

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng chỉ được nêu ra trong Bộ

luật hình sự năm 1999 tại Điều 3 quy định nguyên tắc xử lí, Điều 48 quy định các tình tiết tăng nặng chung, và tại các điều như Điều 119 (tội mua bán phụ nữ), Điều 120 (tội mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em), Điều 133( tội cướp tài sản) v.v… với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng của các tội phạm cụ thể này. Về mặt khoa học hình sự, khái niệm phạm tội có tính chất chun nghiệp được hiểu là “phạm tội nhiều lần có tính chất liên tục và nhằm

hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội” [3].

Ba dạng đa tội phạm nói trên đều có một đặc điểm chung là: người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội (có thể khác nhau hoặc giống nhau) quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm cơ bản trong điều luật tương ứng và người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tội ấy cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của các loại tội này được tính như thế nào (?) – vấn đề này đã được các nhà làm luật nước ta đề cập một phần nào tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng môt số quy định của Bộ luật hình sự, khi quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội nhiều lần của người làm, tàng trữ, lưu hành và vận chuyển tiền giả, ngân

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)